2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.4. Dân tộc - tôn giáo - phong tục tập quán
Huyện Ea Kar là địa bàn cư trú của nhiều thành phần dân tộc, gồm nhóm dân tộc tại chổ có Ê Đê, M Nông, Sê Đăng, Vân Kiều, Gia Rai. Nhóm dân tộc di cư đến có Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái … đã hình thành nên các cụm dân cư rải rác trên khắp địa bàn.
Cộng đồng dân tộc với những truyền thống riêng đã hình thành nên những nền văn hóa đa dạng, độc đáo. Hiện tại trên địa bàn huyện vẫn còn duy trì được một số lễ hội truyền thống và các di sản văn hóa như Cồng, Chiêng.
Dân tộc Ê ĐÊ
Trên địa bàn huyện Ea Kar hiện nay dân tộc Ê Đê có số lượng đông đảo nhất so với các dân tộc thiểu số khác với khoảng 39307 người đang sinh sống. Người Eâđê có các ngành là: Rađê, Đê, Kpa, Adham, Krung, Ktal, Dlierueâ, Bloâ, Epan, Mdhur, Bích.
Phong tục tập quán: Thờ miếu thần linh. Ơû nhà sàn và nhà dài. Một nửõa
chính (Gah) để tiếp khách, nửa còn lại dành cho sinh hoạt gia đình (Ôk). Đầu nhà có sân sàn.
Sân sàn ở cửa chính gọi là sân khách. Người Ê Đê duy trì chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ. Con trai không đượ thừa kế. Đàn ông ở nhà vợ, nếu vợ chết chị em nhà vợ không còn ai thay thế thì về ở với chị hoặc em gái. (H×nh 2.2)
30
Ngôn ngữ của người Ê Đê thuộc hệ Mã Lai – đa đảo
Văn húa: Nhạc cụ cú chiờng, cồứng, khốn, đàn, trống, sỏo. Đinh Năm là nhạc cụ phổ biến và được dân làng yêu thích nhất. Kho tàng văn học truyền miệng rất phong phú và đa dạng: thần thoại, cổ tích, ca dao, đặc biệt là sử thi (Khan).
Người Ê Đê sống chủ yếu bằng nghề trồng rẫy, trồng trọt, chăn nuôi, đan lát và dệt. Nhóm Bích làm ruộng nước theo lối cổ xưa.
Dân tộc Thái
Dân tộc Thái có các ngành: Tày, Táy Đăm, Táy Khào, Tày Mười, Tày Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thờ Đà Bắc.
Người Thái ngoài thờ cúng tổ tiên họ còn thờ cúng trời đất, cúng bản mường và còn có nhiều nghi lễ cầu mưa. Trong hôn nhân có tục ở rể, khi hai vợ chồng có con trai người chồng mới được đưa cô dâu về nhà mình. Họ quan niệm đám ma là lễ tiễn người chết về “mường trời” có nghĩa là người chết sẽ về sống tại một nơi mới ở đó gọi là trời. Người Thái Đen làm nhà có hình mai rùa và trang trớ theo phong tuùc xửa.
Ngôn ngữ: thuộc hệ ngôn ngừ Tày – Thái.
Người dân tộc Thái sinh sống bằng nghề làm ruộng, cấy lúa, làm nương, trồng hoa màu và nhiều loại cây khác. Chăn nuôi gia súc gia cầm, đan lát, dệt vải. Đặc biệt thổ cẩm là sản phẩm nổi tiếng của người dân tộc Thái.
Dân tộc M’NÔNG
Ngươi dân tộc M’Nông có các ngành là: Bru dang, Preh, Ger, Nong, Prêng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu No, nhóm M’Nông Bru Dâng.
Phong tục tập quán: người M’Nông thờ rất nhiều thần linh, họ rất đề cao thần lúa- vị thần mang đến cho dân làng sự ấm no hạnh phúc. Người M’Nông không sống rải rác như người Ê Đê mà sống thành làng, trong mỗi làng có vài
31
chục nóc nhà. Người đứng đầu láng đươc gọi là trưởng làng. Dân trong làng sinh sống trên nhà sàn hoặc nhà trệt. Họ cũng như người Ê Đê duy trì chế độ mẫu hệ, con sinh ra không mang họ bố mà mang họ mẹ chính vì thế người vợ cũng là người chủ gia đình. Đặc biệt người M’Nông rất thích sinh nhiều con gái, con cái sinh ra họ không đặt tên ngay mà để đúng một năm sau mới đặt tên.
Ngôn ngữ người M’Nông sử dụng thuộc nhóm Môn – Khmer.
Người dân sinh sống bằng nghề làm rẫy, làm ruộng, nghề thủ công: dệt vại vaứ ủan laựt. Ngoaứi ra ngửụứi M’Nođng coứn noơi tieẫng veă ngheă saớn vaứ thuaăn dưỡng voi đặc biệt là tại khu vườn quốc gia Buôn Đôn - nơi họ sống tập trung.
Dân tộc GIA RAI
(H×nh 2.3)
Dân tộc Gia Rai có các ngành là: Giơ Rai, Tơ Buăn, Hơ Bau, Hdrung.
Phong tục tập quán: người Gia Rai có tục lệ thờ thần (Giàng) và có
nhiều nghi lễ liên quan đến thần trong sản xuất. Họ duy trì chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ và được chia tài sản khi lấy chồng. Hôn nhân của người Gia Rai rất tự do, con gái được chủ động trong việc hôn nhân. Con trai thì phải ở rể và không được thừa kế tài sản.
32
Dân làng sống thành buôn, làng, họ sinh hoạt gia đình trong nhà sàn. Mỗi làng có một nhà rông, nhà rông này là nơi giao lưu sinh hoạt của thanh niên và các bô lão trong làng. Mỗi làng đều có một già làng- người có quyền hạn và vị trí cao nhất trong làng.
Ngô ngữ thuộc hệ Mã Lai – đa đảo.
Văn hóa: Nhạc cụ có Cồng, Chiêng, đàn T’rưng, đàn Klông Pút. Dân
làng có truyền thống múa hát, kho tàng văn học có nhiều trường ca, truyện cổ noồi tieỏng.
Sinh sống bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa, chăn nuôi, đặc biệt họ nuôi voi rất giỏi. Ngoài ra họ cũng giỏi trong các nghề thủ công nhủ: đan lát, dệt vải, bên cạnh đó họ còn làm thêm các nghề phụ như săn bắt, hái lượm, đánh cá.
Dân tộc VÂN KIỀU
Dân tộc Bru – Vân Kiều có các ngành là: Trì, Khùa, Ma –Coong.
Phong tục tập quán: cũng giống người kinh họ có tập tục thờ cúng tổ
tiên và tục thờ cúng những vật thiêng như thanh kiếm, mảnh bát … Đặc biệt là tục thờ lửa và thờ bếp lửa. Họ sống tập trung thành làng, trưởng làng có vai trò quan trọng và có uy tín hơn đối với dân làng. Mọi sinh hoạt được thự hiện trong nhà sàn nhỏ. Nếu ở gần bờ sông, suối thì các nhà tập trung thành một khu trải dọc theo dòng chảy. Nếu ở chổ phẳng, rộng rãi thì họ sống quây quần thành hình tròn hay hình bầu dục, ở giũa là nhà cộng đồng.
Nam nữ được tự do yêu nhau, trong họ hàng cha, mẹ không có quyền quyết định đối với hôn sự, làm nhà, cúng lễ của các con, cháu mà quyền hạn đó thuộc về ông cậu.
Ngôn ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ môn – Khmer.
33
Văn hóa: người Bru – Vân Kiều có vốn văn nghệ cổ truyền quý báu.
Nhạc cụ có nhiều loại độc đáo như trống, thanh la, chiêng núm, kén, đàn Achung, pơ-kua … ngoài ra còn có nhiều làn điệu dân ca: Chà Chấp là lối vừa hát vừa kể, Sim (Hát đối Nam Nữ), ca dao, tục ngữ …
Trang phục của họ không khác những dân tộc Tây nguyên khác.
Người dân Vân Kiều sinh sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, làm ruộng, chăn nuôi, hái lượm, săn bắn và đánh cá. Bên cạnh đó họ cũng thành thạo đan chiếu lá, gùi …
Dân tộc TÀY
(H×nh 2.4)
Ngoài cách gọi là dân tộc Tày, nhóm dân tộc này có các ngành là: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí. Với số lượng khoảng 6741 người nhiều thứ ba so với các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn huyện Ea Kar.
Phong tục tập quán: Nơi người Tày thờ cúng tổ tiên là nơi tôn nghiêm
nhất trong nhà, trước bàn thờ họ thường đặt một chiếc giường nhưng để không, khách lạ không được ngồi, nằm trên đó và người mới sinh không được đến chổ thờ cúng tổ tiên. Vì họ quan niệm chiếc giường đó là nơi nghỉ ngơi của người đã khuất và là nơi tôn nhiêm.
Ngôn ngữ thuộc hệ Tày - Thái
Nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền phát triển với đủ loại cây trồng như luùa, ngoâ, khoai ...
34
Dân tộc NÙNG
Người Nùng có các ngành là: Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Phần Sĩnh, Nùng Cháo, Nùng Inh, Qúy Rịn, Nùng Dín, Khen Lài.
Phong tục tập quán: Ngoài thờ tổ tiên người Nùng còn thờ thánh thần,
thờ Khổng Tử và Quan âm bồ tát. Họ sinh sống trên các sườn đồi thành từng bản, trước bản là ruộng nước, sau là nương và các vườn cây ăn quả.
Ngôn ngữ thuộc hệ Tầy – Thái, tiếng Nùng có văn tự Nôm Nùng xuất hiện từ thế kỷ XVII.
Cây trồng chính là lúa và ngô, ngoài ra họ còn trồng nhiều loại cây công nghiệp như cây hồi, và các loại cây ăn quả như quýt, hồng …
Dân tộc DAO
Dân tộc Dao có các ngành: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Giang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn và Sơn Đầu.
Người Dao có tục thờ tổ tiên là Bàn Hồ, người Dao xây dựng dònh họ và thứ bậc qua tên đệm. Ma chay được tổ chức theo lục lệ xa xa. Vài vùng có tục hỏa tán cho người chết từ 12 tuổi trở lên và người con trai Dao khi lấy vợ phải ở rể suốt đời.
Tục “Mừng ngày sinh nhật”: người dân tộc Dao vẫn có tục tổ chức ngày
sinh nhật để … mừng, chủ yếu là mừng người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Trong tiếng Dao gọi ngày này là Sèng nhật.
Người Dao sống nhà sàn hoặùc nhà nửa sàn, nửa đất hoặc nhà trệt.
Ngôn ngữ thuộc nhóm Mông – Dao. Chữ viết là chữ Hán được Dao hóa gọi là Nôm Dao.
(
(H×nh 2.5)
35