3.4. Phương án kỹ thuật và kết cấu công trình
3.4.7. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường
1. Phạm vi chịu tác động
Phạm vi khu vực nghiờn cứu là hệ thống kênh và công trình trên kênh - Hồ chứa EaRớt nên khu vực bị ảnh hưởng tác động môi trường bao gồm 2 xã trong khu tưới là: Ea Ô và Cư ELang. Phạm vi về thời gian tác động của dự án có thể kể từ khi chọn tuyến, khảo sát, thi công đến quản lý vận hành.
2. Những hoạt động và tác động môi trường khi sử dụng hệ thống tưới
Khi tiến hành xây dựng, một số hoạt động tạm thời sẽ diễn ra, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đó là các vấn đề nảy sinh khi chọn vị trí tuyến công trình, các vấn đề môi trường liên quan tới thiết kế công trình, khi thi công và khai thác vận hành:
- Trong quá trình khảo sát thiết kế cũng ảnh hưởng một phần đến môi trường khu vực nghiên cứu như: do tăng dân số cơ học, vệ sinh môi trường, trật tự an ninh,...
- Trong quá trình thi công sẽ nảy sinh một số vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường như:
+ Tăng dân số cơ học.
71
+ ăn ở, rác thải, vệ sinh y tế và an toàn lao động cho công nhân.
+ Chất thải dầu mỡ, máy móc.
+ Lượng đất đá xi măng khi thi công sẽ bị dòng chảy trong sông kéo xuống và lắng đọng hoặc hoà tan vào trong nước làm ảnh hưởng tới chất lượng nước.
+ Việc khai thác đất đắp và tận dụng vật liệu tại địa phương nếu không được khai thác gọn gàng và có trách nhiệm sẽ gây xói mòn khu vực đào đất khi mưa lũ.
+ Lượng công nhân tập trung đông tại khu vực công trình nếu không có biện pháp giữ vệ sinh phòng bệnh thì một số bệnh dịch sẵn có tại địa phương như tả lị, thương hàn, sốt rét sẽ phát triển.
3. Tác động môi trường sau khi sử dụng hệ thống tưới
Khi công trình được đưa vào vận hành thì toàn bộ khu tưới thuộc 2 xã: Cư Ea Lang và Ea Ô có ảnh hưởng tích cực đến môi trường như: đường giao thông nông thôn hoàn chỉnh hơn, tăng diện tích mặt nước, môi trường không khí được cải thiện,...
Để thực hiện được các mục tiêu về môi trường ngoài ra cần có giả pháp tổng hợp:
Ngoài việc duy tu bảo dưỡng của cơ quan quản lý còn rất cần giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng. Chỉ khi nào người dân địa phương nhận thức được rằng công trình vừa đem lại lợi ích chung cho xã hội, vừa thiết thực đối với mảnh đất thổ cư của họ và bảo vệ công trình như là công việc nhà của chính mình thì họ mới có trách nhiệm bảo vệ và không vi phạm các quy định chung.
4. Các biện pháp hạn chế tác động môi trường khi sử dụng hệ thống tưới
Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy mặt tích cực của công trình:
- Khi có tình trạng đặc biệt do sự cố xẩy ra phải xử lý ngay. Phối hợp với các cơ quan bảo vệ môi trường để phổ biến và kiểm tra việc thực hiện công tác phòng chống ô nhiễm.
- Không được vứt rác thải và dầu mỡ thừa tại nơi thi công. Toàn bộ chất thải và rác thải phải được thu gom đúng nơi quy định. Ván khuôn và dàn giáo sau khi thi công phải được thu gom, sắp đặt thành từng nhóm và làm vệ sinh sạch sẽ, không để bừa bãi ngoài hiện trường.
72
- Khi thi công vận chuyển vật tư, vật liệu phải đảm bảo giao thông thông suốt
để tránh các xe thải khí độc vào một khu vực cụ thể trong thời gian ách tắc giao thông. Các xe chở vật liệu phải được phủ bạt, đường vận chuyển qua khu dân cư
phải được tưới nước trong mùa khô để tránh bụi.
- Có kế hoạch về bố trí mặt bằng thi công, tập kết nguyên vật liệu nhằm giữ
vệ sinh môi trường. Không gây tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
Đôn đốc thường xuyên việc thu dọn hiện trường.
- Vệ sinh, y tế và an toàn lao động trong khi thi công. Cần có các dịch vụ thích hợp tương ứng.
73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Hệ thống tưới được thiết kế của đề tài sẽ đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho việc tưới cho 2150 ha đất nông nghiệp, đặc biệt tưới cho 780 ha lúa nước, nõng cao hiệu quả kinh tế, tạo ổn định và gia tăng sản lượng về nông nghiệp cho các loại cây trồng đang canh tác, nâng cao đời sống cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, thúc
đẩy các mặt khác như cuộc sống văn minh, văn hóa và đời sống tinh thần cũng sẽ
được nâng cao cho khu vực nghiờn cứu.
Giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân (đây cũng đang là vấn
đề bức xúc của địa phương), giải quyết được vấn đề nước sạch nông thôn, môi trường được cải thiện, giao thông được thuận lợi
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng cao nguyên, hệ thống sông ngòi thưa thớt, không đảm bảo cấp nước tưới cho phát triển nông nghiệp và sinh hoạt. Do vây việc thiết kế, xõy dựng hệ thống tưới cho khu vực nghiờn cứu là rất cần thiết và cần được triÓn khai sím.
Phương pháp bản đồ đem lại hiêụ quả cao trong thiết hệ thống tưới. Bản đồ được thiết kế, đo vẽ thành lập của đề tài đảm bảo độ tin cậy cho thiết kế hệ thống tưới khu vực nghiên cứu. Hệ thống tưới được thiết kế trên cơ sở phương pháp bản đồ của đề tài đảm bảo tưới hiệu quả cho khu vực nghiên cứu.
Đề tài đã thiết kế, đo đạc xây dựng được bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10 000 và khảo sát địa chất phục vụ thiết kế hệ thống tưới cho khu vực nghiên cứu.
Để thiết kế hệ thống tưới một cách tối ưu, đề tài đã xây dựng một số phương án kỹ thuật, kết cấu. Sau khi phân tích, so sánh cho thấy phương án mặt cắt chữ nhật đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế mà vẫn đảm bảo kỹ thuật.
II. KIẾN NGHỊ
Hệ thống tưới được thiết kế của đề tài có giá trị mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và nõng cao cuộc sống cho người dõn địa phương, do vậy đề nghị Chính phủ, Bộ NN & PTNT xem xột để cú thể đưa vào thực tiễn.
74