Đặc điểm địa tầng

Một phần của tài liệu Đặc điểm chất lượng và tiềm năng đá granit ốp lát khu vực krông lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 21 - 25)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN KHU VỰC KRÔNG BÔNG- LẮK

1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN KHU VỰC KRÔNG BÔNG- LẮK

1.2.1. Đặc điểm địa tầng

Địa tầng khu vực nghiên cứu tương đối đơn giản, bao gồm các thành tạo có tuổi từ Mezozoi tới Kainozoi như sau:

Giới Mezozoi Hệ tầng La Ngà (J2ln)

Các thành tạo hệ tầng La Ngà phân bố với diện tích lớn ở phía đông vùng nghiên cứu, khu vực thuộc huyện Krông Bông. Ở khu vực huyện Lắk, các diện lộ

Hình 1.3, Sơ đồ địa chất khu vực Krông Bông – Lắk

lớn phân bố ở phía đông (giáp với huyện Krông Bông) và phía Tây Bắc huyện, xung quanh hồ Lắk. Ngoài ra còn lộ rải rác dưới dạng ô cửa sổ ở những nơi tầng phủ bazan bị bóc mòn. Trầm tích của hệ tầng tạo thành các nếp uốn hẹp kéo dài theo phương gần vĩ tuyến. Chúng bị đá xâm nhập granitoit các phức hệ Định Quán, Cà Ná xuyên cắt, gây biến chất tiếp xúc với mức độ khác nhau. Ở những nơi gần khối xâm nhập kích thước lớn thường gặp biến chất cao tướng sừng hornblend, xa hơn thường gặp các đá biến chất thấp sericit hoá, sừng hoá.

Thành phần hệ tầng từ dưới lên trên gồm 3 tập:

Tập 1: Đá phiến sét và bột kết màu đen phân lớp mỏng xen kẽ dạng dải, mặt lớp thường láng Bông, có lớp chứa nhiều tinh thể pyrit lớn, tự hình. Chiều dày 200- 500m.

Tập 2: Cát bột kết, cát kết màu xám và bột kết, sét kết màu xám sẫm, xám đen xen kẽ nhau dạng nhịp mỏng đến trung bình. Trong các đá này có nhiều dấu vết thực vật cà Cúc đá bảo tồn xấu. Chiều dày 600÷700m.

Tập 3:Cát bột kết màu xám, phân lớp trung bình, dễ tách theo mặt lớp, có nhiều vảy mica trắng, xen cát kết màu xám vàng, xám phớt lục với thành phần hạt chủ yếu là thạch anh (80%), hạt tròn cạnh, xi măng gắn kết dạng lấp đầy. Chiều dày 350÷400m.

Hệ tầng La Ngà được định tuổi Jura trung. Chiều dày hệ tầng từ 1.150÷1.300m.

Giới Kainozoi Hệ tầng Xuân Lộc (βQnxl)

Phun trào Bazan hệ tầng Xuân Lộc phân bố với diện nhỏ, thuộc phía tây bắc huyện Lắk. Bề mặt của bazan xuân lộc là vòm phủ của nhiều đợt dung nham phun trào chảy tràn xen với các tướng phun nổ tạo nên địa hình dạng cao nguyên có các miệng núi lửa dương dạng hình chóp nón nhô cao lên trên bề mặt địa hình. Độ dàyphân bố trung bình của các thành tạo bazan Xuân Lộc từ 22÷90m, thoải dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên bề mặt địa hình bazan chảy tràn, các thành tạo này thường bị phong hóa tạo lớp đất đỏ bazan với chiều dày lên tới 10÷15m. Trên các

bề mặt địa hình miệng núi lửa, bazan phong hóa thành đất đen, phổ biến là các đới bán phong hóa và phong hóa chưa triệt để.

Căn cứ vào thành phần các phun trào bazan Xuân Lộc, tại khu vực nghiên cứu có thể chia ra thành các nhóm đá chính là: bazan olivin, bazan olivine kiềm, tro và tuf núi lửa. Các nhóm đá chính có đặc điểm thạch học- khoáng vật sau:

- Bazan olivin: thường có cấu tạo đặc xít, giùa khoáng vật màu vì vậy đá có màu xám sẫm tới xám đen, kiến trức porphyr, đôi nơi có dạng dăm thể hiện tính phun nổ rõ

Ban tinh là olivin 4÷5%, pyroxen 1 xiên 1÷2% dạng đẳng thước đến dạng mảnh sắc cạnh, cỡ hạt từ 1,0mm đến 3mm.

Nền có kiến trúc vi tinh đên nửa thủy tinh. Vi tinh chủ yếu là pyroxen, olivin, đôi nơi có plagioclas vi tinh nhỏ dưới 0,1mm. vi tinh olivin có dạng đẳng thương, vi tinh pyroxen có dạng que, vi tinh plagioclas có dạng lăng trụ tới dạng hạt tha hình hơn pyroxen và bao lấy chúng.

- Bazan olivin kiềm: đá cấu tạo đặc xít tới dạng bọt, đôi nơi có cấu tạo hạnh nhân. Độ kết tinh thay đổi từ dạng gần như hoàn tinh (dolerit-olivin) tới thủy tinh (hialobazan). Ban tinh là olivin, pyroxen 1 xiên dạng tỉnh thể hoàn chỉnh, cỡ hạt từ dưới 1mm đến 2÷3mm

Nền có kiến trúc từ dolerit với các ci tinh plagioclas hình que và các vi tinh pyroxen tự hình xen giữa tới kiến trúc gian phiến- thủy tinh lấp đầy giữa các que plagioclas. Ở phần trên các dòng dung nham đá có kiến trức thủy tinh và cấu tạo bọt.

Tuổi của hệ tầng được giả định dựa trên cơ sở so sánh với bazan ở núi Chai (trên tờ Đà Lạt) có tuổi tuyệt đối theo phương pháp K/Ar là 0,92±0,43 triệu năm và bazan ở Xuân Lộc (tờ Gia Ray) có tuổi tuyệt đối khoảng 0,65-0,7 triệu năm (Faurre, 1969).

Giới Kainozoi

Các thành tạo bở rời hệ Đệ tứ

Trầm tích sông - đầm lầy (abQIV2-3), Holocen giữa-trên: phân bố ở phía Tây Bắc huyện Krông Bông , phía Tây Bắc huyện Lắk và dọc thung lũng của các suối lớn, suối nhánh trong vùng. Thành phần là cát, bột, sét, đôi chỗ có than bùn, sét than; chiều dày 1÷3m.

Trầm tích sông (aQIV3), Holocen thượng: phân bố rải rác ở phía Tây Bắc khu vực nghiên cứu, thường tạo nên các bãi cát ven lòng hoặc bãi bồi, phát triển dọc theo các suối trong vùng. Với thành phần khá đa dạng gồm: cát, cuội, sỏi, bột, sét, cuội, chiều dày từ 1-3 m.

Đệ tứ không phân chia, trầm tích sông (aQ),: Chúng thường tồn tại dưới dạng vạt gấu sườn, gối lên chân các khối nhô đá gốc. Do diện lộ nhỏ hẹp nên chúng được gộp chung vào một phân vị là “Đệ tứ không phân chia”. Hệ tầng bao gồm cuội, cát, sạn của các đá thạch anh, granit, ít đá phiến sét kết, bột kết; chuyển lên trên chủ yếu là cát thạch anh lẫn ít bột sét và mùn thực vật màu xám nâu, xám sẫm.

Bề dày tổng cộng dao động từ 2-10m. Các trầm tích này thường phủ lên nhau hoặc phủ lên trên bề mặt bào mòn của đá gốc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm chất lượng và tiềm năng đá granit ốp lát khu vực krông lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)