Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG ĐÁ GRANIT ĐÁ ỐP LÁT KHU VỰC KRÔNG BÔNG –LẮK
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁ ỐP LÁT
Đá ốp lát, trang trí là loại đá khối hoặc đá tấm mà sau quá trình gia công, chế tác nhận được các sản phẩm có phẩm chất tô điểm và độ bền cơ học cao, đáp ứng yêu cầu về sử dụng làm nguyên liệu ốp lát, trang trí trong các công trình xây dựng kiến trúc và nghệ thuật.
Giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế của đá ốp lát tuỳ thuộc vào đặc điểm thành phần vật chất (thành phần thạch học, khoáng vật, hoá học, cấu tạo, kiến trúc, tính chất cơ lý, năng tính phóng xạ...), đặc tính mỹ thuật (màu sắc, vân hoa, độ bóng...) và độ nguyên khối của đá cũng như khả năng thu hồi từ các khối đá tự nhiên. Do đó, để đánh giá đúng giá trị của đá ốp lát cần phải tiến hành nghiên cứu và xem xét hết sức chi tiết từng đặc tính của chúng.
2.1.2. Phân loại đá ốp lát
Trong tự nhiên các nguyên liệu được sử dụng làm đá ốp lát hết sức đa dạng, dựa vào đặc điểm địa chất và phạm vi sử dụng có thể phân loại đá ốp lát như sau:
- Phân loại theo nguồn gốc thành tạo: Căn cứ vào nguồn gốc thành tạo của đá, có thể phân chia thành 3 nhóm chính là: đá magma, đá trầm tích và đá biến chất.
Đá magma được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát bao gồm cả đá xâm nhập và phun trào. Đá xâm nhập gồm các loại đá chính sau: granit, sienit, điorit, gabro, labradorit, peridotit... Đá phun trào gồm các loại đá: bazan, andezit, ryolit và các loại tuf núi lửa...
Đá trầm tích thường được sử dụng làm nguyên liệu đá ốp lát gồm một số loại chính: đá vôi, đolomit, cát kết, cuội kết, dăm kết...
Đá biến chất bao gồm các loại đá: quăczit, đá hoa, gneis, đá phiến, amphibolit...
- Phân loại theo công nghệ gia công sản phẩm: Theo cách phân loại này người ta chia đá ốp lát ra làm các nhóm sau:
+ Nhóm đá granit: Thuật ngữ đá granit được dùng trong thương mại và công nghiệp xây dựng để chỉ các loại đá ốp lát nguồn gốc magma xâm nhập, có thành phần từ axit, trung tính, kiềm, bazơ đến siêu bazơ. Các loại đá nhóm granit có màu sắc rất đa dạng, vân hoa đẹp, độ bền cao...nên ngày càng được sử dụng rộng rãi.
+ Nhóm đá marble: Là tên gọi để chỉ các loại đá ốp lát được sản xuất từ các loại đá hoa thực thụ là trầm tích cacbonat bị biến chất, đá vôi thông thường và travectin. Thành phần đá marble chủ yếu là cacbonat canxi và cacbonat manhe, có độ cứng thấp (3-5 theo thang Mohs). Đây là loại đá có nhiều màu sắc đẹp, mềm dễ gia công và là loại đá được sử dụng lâu đời nhất.
+ Nhóm đá phiến (slate): Bao gồm các đá trầm tích dạng phân lớp mỏng 5- 30mm như bột kết, sét kết, cát bột kết bị biến chất thấp, thường là đến tướng đá phiến lục. Loại có bề dày 4-7mm, màu đen thường được dùng để cắt thành ngói lợp các công trình. Loại có bề dày 10-30mm, thường được chẻ và cắt thành gạch lát nền, loại này thường có màu xám, xám đen hoặc xám vàng.
+ Đá cát kết: Đá cát kết thường được dùng làm gạch xây và lát là chính, ít được dùng để ốp các công trình xây dựng, chỉ một số loại màu đỏ, tím, vàng nhạt mới được sử dụng ít nhiều làm nguyên liệu ốp lát.
2.1.3. Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật
Đá sử dụng làm nguyên liệu ốp lát và trang trí phải thoả mãn hai yêu cầu cơ bản nhất là độ bền lâu và phẩm chất tô điểm cao. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, điều kiện sử dụng và môi trường tác động mà yêu cầu của từng loại cũng khác nhau: Đá dùng để ốp mặt ngoài các toà nhà thì yêu cầu phải chịu đựng được sự biến động của thời tiết, trong khu công nghiệp phải chống được sự ăn mòn của khí quyển, trang trí các công trình thuỷ kỹ thuật phải chịu được sự va đập... Để đánh giá khả năng sử dụng của các loại đá làm nguyên liệu ốp lát cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:
- Độ nguyên khối của đá dùng làm nguyên liệu ôp lát là một tiêu chuẩn quan trọng có tính bắt buộc. Độ nguyên khối và độ thu hồi sản phẩm phụ thuộc rất lớn
vào độ nứt nẻ của đá. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5642-1992), căn cứ vào thể tích khối đá có thể phân chia ra theo 5 nhóm (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Bảng phân chia các nhóm đá khối theo thể tích
Nhóm I II III IV V
Thể tích đá khối (m3)
>4,5 đến 8,0
> 2,0 đến 4,5
>1,0 đến 2,0
> 0,5 đến 1,0
Từ 0,1 đến 0,5
- Sức tô điểm của nguyên liệu đá ốp lát là một yếu tố rất quan trọng, quyết định đến giá trị của đá ốp lát. Sức tô điểm phụ thuộc nhiều vào mầu sắc, độ thoát sáng (độ phản gương), cấu tạo tinh thể và độ hạt của đá (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Bảng đánh giá sức tô điểm của đá ốp lát
Dạng đá ốp lát Sức tô điểm cao Sức tô điểm vừa Granit và các đá magma
khác có chỉ tiêu cơ lý giống nhau.
Loại có màu, có cấu tạo tinh thể lớn, loại tựa pocfia.
Loại có màu, hạt nhỏ, sắc thái không mạnh, loại xám sẫm, có vân nốt hoặc vân sọc.
Labradorit Loại xám hoặc đen với nhiều tinh thể plagioclas quầng sắc
Màu xám hoặc đen, có lác đác tinh thể quầng sắc.
Gabro Màu đen mạnh, sắc thái
đều
Màu đen hoặc xám, sắc thái lỏi
Tuf núi lửa Màu đỏ, lục vàng, có vân gỗ.
Màu tím hồng, sắc thái phớt xám, xốp.
Đá cacbonat Đá hoa trắng, đá hoa óc ngựa, đen tuyền, xanh lục lơ, màu sặc sỡ
Đá hoa trắng rõ vân, đá hoa xám thuần màu
- Thể trọng và tỷ trọng là những chỉ tiêu quan trọng, định ra cấu kiện xây dựng và từ đó thiết kế một sức đỡ tải thích hợp cho cơ chế xây lắp. Qua thể trọng còn có thể xác định sức chịu đánh bóng của đá ốp lát.
- Giới hạn bền nén (cường độ kháng nén) được xác định cho mẫu đá trong trạng thái khô hay bão hoà nước. Ở mỗi lĩnh vực sử dụng khác nhau đòi hỏi về giới hạn bền nén khác nhau. Yêu cầu về cường độ kháng nén đối với đá magma làm nguyên liệu ốp lát thì không được nhỏ hơn 700 kG/cm2. Đối với các loại đá cacbonat thì yêu cầu về cường độ kháng nén > 500kG/cm2.
- Sức chịu mài mòn, sức chịu kháng đập là những chỉ tiêu cần chú ý khi sử dụng đá để lát sàn, làm bậc thang, lát vỉa hè.
- Độ xốp, độ hút nước, hệ số bão hoà nước, sức chịu lạnh cũng là những chỉ tiêu cần xác định khi định hướng sử dụng đá ốp lát trong các lĩnh vực khác nhau.
- Cường độ phóng xạ, hàm lượng tạp chất có hại, đặc biệt là hàm lượng sulfat, sulfit (tính theo SO3) trong đá không được vượt quá giới hạn cho phép.
Thông thường, cường độ phóng xạ phải nhỏ hơn 50μR/h, hàm lượng SO3 phải nhỏ hơn 1%.
Một số chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nguyên liệu ốp lát từ đá magma trong một số lĩnh vực sử dụng được đề cập ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Chất lượng nguyên liệu ốp lát trong một số lĩnh vực sử dụng
Các lĩnh vực sử dụng chính
Giới hạn kháng
nén (kG/cm2)
Độ hút nước
(%)
Sức chịu lạnh, chu kỳ ướp lạnh, tan
giá
Hệ số mềm
hoá (%)
Hàm lượng
SO3
Cường độ phóng
xạ (μR/h) 1. Xây dựng dân
dụng:
- ốp tường ngoài, lát sàn, bậc thang, lan can.
> 1000
> 700
- 35
35
0,8
0,7
< 1%
< 1%
50
50
Các lĩnh vực sử dụng chính
Giới hạn kháng
nén (kG/cm2)
Độ hút nước
(%)
Sức chịu lạnh, chu kỳ ướp lạnh, tan
giá
Hệ số mềm
hoá (%)
Hàm lượng
SO3
Cường độ phóng
xạ (μR/h) 2. Lát lề đường, hè
đường
> 1000 1 100 < 1% 50
3. ốp công trình kỹ thuật:
- Khí hậu khắc nhiệt - Khí hậu ôn hoà - Khí hậu êm dịu
> 1000
> 1000
> 1000
- -
300 200 100
0,8 0,8 -
- - -
- - -