Đặc điểm magma xâm nhập

Một phần của tài liệu Đặc điểm chất lượng và tiềm năng đá granit ốp lát khu vực krông lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 29)

Chương 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN KHU VỰC KRÔNG BÔNG- LẮK

1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN KHU VỰC KRÔNG BÔNG- LẮK

1.2.2. Đặc điểm magma xâm nhập

Trong khu vực nghiên cứu có các thành tạo magma xâm nhập của phức hệ Định Quán, phức hệ Đèo Cả và phức hệ Cà Ná.

1.2.2.1. Phc h Định Quán (δ-γδ-γJ3đq):

Đá xâm nhập phức hệ Định Quán thường xuất lộ dưới dạng những khối có diện tích không lớn, khoảng một vài km2, phân bố khá rộng trong vùng, chiếm 2/3 diện tích, bao gồm các đá xâm nhập thuộc Pha 1 (δJ3đq1), pha 2 (γJ3đq2) pha 3 (γJ3đq3) và pha đá mạch (χ J3đq):

Pha 1 (δJ3đq1): phân bố với diện tích nhỏ ở phía Đông Nam huyện Lắk. Đá dạng khối, ít nứt nẻ. Thành phần khoáng vật gồm có diorit horblend biotit, diorit thạch anh, gabro diorit màu xám đen, kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ- vừa, cấu tạo khối. Thành phần khoáng vật (%): plagioclas =55÷70 thạch anh = 0÷8, felspat kali

= 0÷7, biotit= 6÷12, horblend = 15÷20, pyroxen = 1÷5 và apatit sphen, zircon, magnetit.

Pha 2 (γJ3đq2): Là pha chính, có mặt trên tất cả các khói với diện lộ lên đến hàng trăm km2. Thành phần gồm: granodiorit biotit – horblend, tonalit biotit horblend, hạt vừa, màu xám trắng đốm đen. Đá có cấu tạo khối, độ liền khối lớn, ít nứt nẻ. Kiến trúc hạt nửa tự hình. Thành phần khoáng vật gồm có: plagioclas 45÷56 (%), felspat kali 10÷24(%), thạch anh 20÷25 (%), biotit 5÷12 (%), hornblend 3÷8 (%), ít gặp pyroxen, khoáng vật phụ có: apatit, sphen, zircon, magnetit, khoáng vật quặng. Các đá pha 2 thường chứa thể tù của đá pha 1.

Pha 3 (γJ3đq3): Có diện lộ hẹp, tạo các khối kích thước một vài km2 phân bố dạng khối ở phía Tây Nam khu vực nghiên cứu. Thành phần thạch học gồm: granit biotit hornblend, granodiorit biotit - hornblend. Cấu tạo khối, kiến trúc hạt nhỏ đến vừa. Thành phần khoáng vật gồm có: plagioclas 30-÷5 (%), felspat kali 20÷25 (%), thạch anh 25÷30 (%), biotit 1÷5 (%), hornblend 0÷3(%); khoáng vật phụ có: apatit, zircon, sphen, magnetit.

Pha đá mạch (χ J3đq): gồm các mạch có kích thước rộng từ vài cm đến hàng met, kéo dài hàng chục mét. Thành phần các mạch bao gồm: spesartit, ít hơn có granit aplit và pegmatit. Spesartit có màu xám xanh phớt lục kiến trúc dạng porphyry hoặc lăng trụ đều Thành phần khoáng vật (%): plagioclas = 50÷60, horblend = 25÷45, thạch anh = 4÷7, biotit = 1÷3 và apatit, sphen, zircon, magnetit, ilmenit.

Đặc điểm thạch hóa: các đá của phức hệ thuộc loạt kiềm vôi, dãy thạch hóa bình thường, độ kiềm trung bình, kiểu kiềm natri-kali (K/Na=0,7/1,3). Ở một vài mẫu, kali trội hơn do chúng bị kiềm hóa bởi các đá của phức hệ Đèo Cả xuyên lên.

Theo tiêu chuẩn phân loại của Chappell và White (1974) các đá thuộc kiểu I-granit, hoặc theo S. Ishihara (1981) thuộc loạt granit magnetit.

Granitoid của phức hệ Định Quán xuyên cắt đá của hệ tầng La Ngà, gây biến chất tiếp xúc (sừng hoá). Tuổi của phức hệ được xác định là Jura muộn dựa vào các giá trị tuổi đồng vị phóng xạ.

1.2.2.2. Phc h Đèo C (γK đc)

Phức hệ Đèo Cả phân bố ở phía Đông khu vực nghiên cứu, thuộc diện tích huyện Krông Bông, tạo thành các khối lớn. Trong diện tích nghiên cứu, chỉ quan sát thấy hai pha xâm nhập (pha 2 và pha 3) trong đó, pha 2 là chủ yếu.

Pha 2 (γK đc2): là pha chính của phức hệ, tạo các diện lộ lớn, bao gồm granit và granosyenit biotit có horblend màu xám hồng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt vừa đến lớn, dạng porphyr với ban tinh felspat kali 40-55; plagioclas= 16÷25;

thạch anh =20÷30; biotit=4÷8; horblend=2÷5 và apatit, sphen, zircon, orthit, magnetit, ilmenit.

Pha 3 (γK đc3): lộ ra 1 diện tích nhỏ ở phía Tây Nam huyện Lắk, tạo thành các khối nhỏ không quá 10km2, gồm granit biotit hạt nhỏ. Thành phần khoáng vật (%): felspat kali=30÷45; plagioclas=25÷30; thạch anh=30÷40; biotit=0÷5 và apatit, sphen, zircon, orthit, magnetit, ilmenit.

Pha đá mạch (γρ-γπK đc) ít phát triển, bao gồm các mạch rộng từ vài cm đến hàng mét, kéo dài hàng chục mét. Các mạch này gồm granit porphyr, granit aplit, granosyenit porphyr và pegmatoid màu hồng xám.

Đặc điểm thạch hóa: các đá của phức hệ thuộc loạt kiềm vôi, dãy á kiềm, kiểu kiềm kali-natri với kali luôn trội hơn natri (K/Na=1,25÷1,6; a=12÷17). Theo tiêu chuẩn phân loại của Chappell và White (1974), các đá thuộc kiểu I-granit, hoặc theo Ishihara S. (1981) thuộc loại granit magnetit.

Granitoid phức hệ Đèo Cả xuyên cắt các đá trầm tích hệ tầng La Ngà (J2ln).

Tuổi của phức hệ được xếp vào Creta dựa vào giá trị tuổi dồng vị phóng xạ: 87±2 và 127 triệu năm của các mẫu lấy ở khối Đèo Cả.

1.2.2.3. Phc h Cà Ná (γK2cn)

Trong khu vực vùng nghiên cứu chỉ xuất hiện các thành tạo đá xâm nhập thuộc pha 1K2cn1) và pha 2 (γK2cn1), phân bố ở phía đông nam khu vùng nghiên cứu.

Pha 1 (γK2cn1): là pha chính của phức hệ, chiếm 30-40% diện tích, bao gồm:

granit biotit giàu thạch anh có muscovit; granit hai mica hạt vừa đến thô sáng màu;

cấu tạo khối hoặc dạng porphyr. Thành phần khoáng vật gồm: plagioclas 15÷25 (%), felspat kali 35÷45 (%), thạch anh 30÷40 (%), biotit 3÷6 (%), muscovit 0÷3 (%). Khoáng vật phụ có: zircon, apatit, granat, turmalin, … Kiến trúc hạt nửa tự hình, đôi khi có dạng porphyr.

Pha 2 (γK2cn2): lộ ra dưới dạng khối tương đối đẳng thước với diện lộ trên dưới 1km2 đến vài chục km2, phân bố ở khu vực xã Bông Krang, xã Đắk Phơi, huyện Lắk. Chúng bao gồm granit 2 mica, hạt nhỏ sáng màu; cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình. Thành phần khoáng vật (%): plagioclas=17÷24, felspat kali=41÷52, thạch anh =36÷45, biotit=0÷4, muscovit=2÷5 và apatit sphen, granat, turmalin.

Đặc điểm thạch hóa: Các đá của phức hệ có hàm lượng silic cao, khá giàu nhôm, sáng màu, độ kiềm từ trung bình đến cao, trong đó kali luôn trooijh hơn natri (K/Na=1,15÷1,67). Theo phân loại của Chappell và White (1974) các đá thuộc kiểu S-granit, hoặc theo Ishihara (1981) thuộc lọa granit ilmenit.

Các đá phức hệ Cà Ná xuyên cắt và gây biến chất, sừng hoá mạnh mẽ các thành tạo hệ tầng La Ngà ở rìa tiếp xúc, có liên quan đến các biểu hiện khoáng sản vàng, thiếc, wolfram ...

Các đai mạch không phân chia, gồm các đai mạch thạch anh (q), pegmatit (P), lamprophyr (L), ... Chúng có dạng mạch, hoặc thấu kính nhỏ, có kích thước 1-5 m, phân bố rải rác, hoặc tập trung dọc theo các đứt gãy, xuyên theo hoặc cắt lớp đất đá hệ tầng La Ngà, trong chúng thường có khoáng hoá sulfur đi kèm.

1.2.2.4. Phc h Cù Mông

Trong diện tích nghiên cứ, các pha đá mạch kiểu phức hệ Cù Mông lộ ra rất hạn chế, chỉ quan sát thấy ở vùng núi Chư Chông Harr, Các mạch có chiều rộng từ vài dm đến một vài mét, kéo dài hàng chục mét theo phương Đông Bắc- Tây Nam, bao gồm gabrodiabas và ddiabas, vi điabas. Đá có màu xanh đen phớt lục. Cấu tạo khối. Kiến trúc porphyr với các ban tinh (10-25%) gồm; plagioclas, pyroxen và amphibol; nền điabas, vi điabas hoặc hạt nhỏ lăng trụ.

Các đá mạch của phức hệ đều bị biến đổi lục hóa với hàm lượng pyrit khá cao (1-2%). Phức hệ Cù Mông được xếp vào tuổi Paleogen.

Một phần của tài liệu Đặc điểm chất lượng và tiềm năng đá granit ốp lát khu vực krông lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)