Tôn giáo và tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc hoa ở việt nam (Trang 33 - 36)

4) Văn hóa phi vật thể

4.2. Tôn giáo và tín ngưỡng

4.2.1. Tôn giáo.

- Phật giáo:

Du nhập từ Ấn Độ vào người Hoa, họ xây dựng các chùa để thờ Phật ở nhiều nơi mà họ sinh sống làm ăn, rất nhiều người Hoa có bàn thờ Phật, thờ Quan Âm và những ngày lễ Phật họ thường đến chùa (chùa người Hoa và người Việt) trong tháng Giêng để cầu tài, cầu lộc, nhất là những người làm nghề kinh doanh. Phần đông người Hoa ở Nam Bộ theo Phật giáo. Việc thờ Phật và các vị Bồ Tát trong các Đạo tin lành: được người Hoa tiếp thu vào đầu thế kỷ XX. Tính đến năm 1954, số lượng tín đồ Tin lành người Hoa ở miền Nam Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng; một số hội thánh Tin lành của người Hoa được thành lập. Hiện nay, tín đồ đạo Tin lành thường đến nhà thờ hành lễ vào ngày Chủ nhật, hoặc tối thứ 5 hàng tuần. Các hội thánh Tin lành của người Hoa nhìn chung có nhiều hoạt động thiện nguyện để hướng tới cộng đồng như: chăm lo sức khỏe, phát hành kinh sách miễn phí, mở các khóa lớp để dạy nghề,... cho người dân.

34 - Thiên Chúa giáo:

Du nhập khá sớm vào cộng đồng người Hoa. Riêng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 5.000 tín đồ, chủ yếu là người Hoa gốc Quảng Đông. Trước năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tìm cách chi phối lực lượng Thiên Chúa giáo của người Hoa khiến nội bộ tôn giáo người Hoa trở nên khá phức tạp. Từ sau năm 1975, Thiên Chúa giáo người Hoa nằm trong sự điều hành chung của Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam.

- Khổng giáo (Nho giáo) và Đạo giáo:

Được người Hoa sáng lập và tồn tại trong thời gian rất dài không chỉ ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng lớn đến quan niệm về tôn giáo của các nước láng giềng.

+ Nho giáo (còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng): là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng. Khổng giáo thể hiện quan niệm “thiên mệnh”- mệnh con người do trời đất quyết định.

Nho giáo rất có ảnh hưởng tại các nước Đông Á là: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.

+ Đạo giáo: (Đạo nghĩa là con đường, đường đi, giáo là sự dạy dỗ) hay gọi là Tiên Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo của Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của đất nước này. Nguồn gốc lịch sử của Đạo giáo được xác nhận nằm ở thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Lão giáo, Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia, Tiên Giáo. Đạo giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho – Lão) và ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá Trung Quốc. Mặc

35

dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lý này đã hoà hợp thành một truyền thống.

Ảnh hưởng của Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước lân cận như: Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản,...

Đạo giáo có 4 giáo phái: thần tiên, bói toán, phù chú và phong thủy. Cả 4 giáo phái này đều tồn tại trong người Hoa ở Việt Nam. Những biểu hiện của nó là sự hoạt động cúng bái của các thầy cúng trong các dịp lễ Tết, hội hè. Theo công trình xuất bản (năm 2005) của Phan An cho biết: Đạo giáo ở cộng đồng người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 tín đồ, ngoài ra còn có số lượng đáng kể người Hoa tham dự các sinh hoạt và thực hành mang tính chất đạo giáo. Những thực hành này gần gũi với các tín ngưỡng dân gian, mang tính ma thuật.

4.2.2. Tín ngưỡng.

- Thờ cúng trong gia đình:

+ Thờ cúng tổ tiên: Đây là hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến nhất trong cộng đồng của người Hoa, họ lập bàn thờ trong nhà tại nơi trang trọng nhất trong gia đình, đề cao tổ tiên, họ coi trọng đất cát, nơi đặt mồ mả, chăm sóc mồ yên mả đẹp. Bàn thờ tổ tiên đặt ở gian chính giữa, nơi tôn nghiêm nhất. Tuỳ từng nơi hoặc gia đình, dòng họ có quy định thì cúng tổ tiên đến mấy đời. Có dòng họ thờ cúng tổ tiên đến 9 đời, có dòng họ thờ cúng đến 5 đời, thậm chí có dòng họ lại chỉ thờ đến 3 đời. Với người Hoa không có tục lệ cúng giỗ, nghi thức thờ cúng tổ tiên được thực hiện vào ngày Tết Nguyên Đán, các dịp tuần tiết khác như: Tết Thanh minh, mồng 5/5, 14/7, 15/8, Đông chí, và đặc biệt nhất là vào dịp Tảo mộ. Hàng năm, vào ngày mồng 9/9 và 29/9 thì nghi lễ cúng tổ tiên được tổ chức trang trọng.

+ Thờ cúng cửa Môn thần: Thần giữ cửa được cộng đồng người Hoa tôn thờ là hai võ sĩ khỏe mạnh, mặt dữ tợn, có nhiệm vụ trấn dữ của cải, không cho ma quỷ vào nhà quấy phá. Hai vị thần giữ cửa mặc áo giáp, tay cầm kiếm. Hình vẽ của hai võ sĩ này không được tô màu và dán ở hai bên cửa chính của mỗi gia đình.

36 - Thờ cúng cộng đồng:

+ Thờ Quan Công: Vào ngày vía, người Hoa tổ chức lễ vía Quan Thánh Đế Quân.

Đến 9h khi tiếng chuông vang lên thì khoảng 7 - 8 người cử ra một người chủ lễ, thức cúng cũng được dọn sẵn ra trên bàn gồm: chính giữa là một con heo quay, trên lưng heo có cắm một con dao với ngụ ý mời các vị thần dùng dao xẻ thịt ăn. Bên phải là con gà luộc, bên trái là một dĩa trái cây gồm chôm chôm, nho, chuối,... phía trước là những cốc trà cùng với hai bình trà, rượu đặt kề bên. Khi mọi người tề tựu xong một hồi trống lại vang lên, chủ lễ đọc bài văn tế, đọc văn tế thần xong mọi người Xá ba xá. Xá xong hai người rót trà và rượu đổ một tí xuống đất cúng thần. Sau đó khiêng bàn thờ dựng đồ cúng quay ra hướng cổng chính để cúng Thiên Địa, tiếp đó một hồi trống nữa bài văn tế thần được đọc lại. Cứ thế, nghi lễ lần lượt cúng các vị thần:

Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thần Tài, Phật Bà Quan Âm (riêng Phật Bà Quan Âm là đồ chay hoặc trái cây),... Tất cả khách đến cúng đều được mời dùng bữa cơm thân mật hoặc ở lại bên bàn trà để trò chuyện.

+ Các tín ngưỡng khác: Thờ Ngọc hoàng, thờ cúng Tổ sư các làng nghề, thờ Thành hoàng làng, thờ Khổng Tử, thờ Lão Tử, thờ Phò Mã Phổ Quang,...

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc hoa ở việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)