Văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc hoa ở việt nam (Trang 59 - 64)

5.1. Cơ cấu tổ chức làng, bản.

Những hoạt động kinh doanh sản xuất thường có các hội nghề nghiệp tương ứng những hội này thường có một vị Tổ nghề và có một ngày Giỗ tổ trong năm

Người dân tộc Hoa thường cư trú tập trung thành làng xóm hoặc đường phố, tạo thành khu vực đông đúc và gắn bó với nhau.

Người Hoa ở những vùng nông thôn thường sống thành từng làng và thường là ở chân núi trong các cánh đồng ven biển nơi giao thông thuận tiện. Mỗi làng của người Hoa có từ 20 – 70 hộ. Khu vực cư trú của người Hoa thường là những gia đình có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân.Trong làng, nhà ở bố trí sát nhau theo dòng họ.

Người làm nông nghiệp thì sống ở làng: làng người Hoa thường làm nghề nông nghiệp thường dựng ở chân núi, đồi, trên các khóm đất. Nơi dựng làng thường gần đất sản xuất, gần nguồn nước, tiện đường giao thông. Trong làng có miếu thờ Thổ công và có những tập quán giúp nhau trong sản xuất và đời sống.

Trong thôn làng có các đền, chùa, miếu thờ Thành hoàng làng, miếu thờ thần Sông, thần Núi, thần Đá, các vị thần bảo hộ cho dân làng và những người có công khai hoang đất đai.

Hệ thống chùa, miếu khá phát triển. Chùa, miếu của người dân tộc Hoa thường gắn liền với các hội quán, trường học. Ðó cũng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi diễn ra các lễ hội.

Ở thành thị họ thường sống tập trung trong các khu phố riêng.

5.2. Cơ cấu tổ chức dòng họ.

Mối quan hệ với những người cùng họ được hết sức coi trọng. Mỗi một dòng họ có một Từ đường để thờ cúng. Hàng năm vào một ngày nhất định, những người cùng họ tụ tập lại từ đường để làm lễ giỗ tộc họ.

60

Những hoạt động kinh doanh sản xuất thường có các hội nghề nghiệp tương ứng những hội này thường có một vị tổ và có một ngày giỗ tổ trong năm.

5.3. Cơ cấu tổ chức gia đình.

Gia đình người Hoa mang tính chất phụ hệ, phụ quyền sâu sắc: Đó là hệ thống xã hội nam giới giữ vai trò chủ đạo đối với hình thức xã hội. Khi sinh con ra mang họ bố, con gái lớn lấy chồng phải về gia đình nhà chồng phải theo người đàn ông “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Tộc trưởng xưa kia có quyền lực nhất định đối với các thành viên trong dòng họ. Ngày nay, tình hình đã thay đổi nhiều, người giàu thường có uy thế hơn tộc trưởng. Người Hoa thường dựng vợ gả chồng trong cùng một nhóm địa phương. Trưởng họ, ông mối, các chức dịch đóng vai trò khá quan trọng trong hôn nhân.

Cho đến trước ngày giải phóng Miền Bắc (1954) ở một số nơi còn tồn tại những gia đình lớn, bao gồm từ 4 - 5 thế hệ với hàng trăm người sống chung trong một nhà.

Nếu năm thế hệ cùng sống dưới một mái nhà (ngũ đại đồng đường) thì gia đình đó được coi là đại phúc. Những gia đình nhỏ phụ quyền (gồm cặp vợ chồng, con cái, ông bà) là phổ biến người cha hay chồng làm chủ gia đình. Nay gia đình nhỏ thay thế gia đình lớn, số gia đình ba thế hệ cùng sống chung không nhiều.

Trong một gia đình, người cha hoặc người chồng làm chủ, quyết định mọi việc lớn, nhỏ. Ảnh hưởng lễ giáo Khổng Tử tuy đã mờ nhạt hơn nhưng vai trò của người cha, người chồng, người con trai cả vẫn khá rõ trong cuộc sống hiện tại.

Khi chia gia tài cho các con thì người con trai cả thường được nhiều hơn vì anh ta phải cúng giỗ tổ tiên. Ngược lại, người con gái không được chia tài sản, chỉ lo cặm cụi làm lụng cho đến khi lấy chồng.

Trước đây người Hoa chỉ kết hôn nội bộ trong dân tộc mình. Hôn nhân mang tính chất mua bán, đẳng cấp và phụ thuộc nhiều vào tài sản. Trai gái không được tự do yêu đương không được tự quyết định lấy người bạn trăm năm của mình.

61

Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng đã bền chặt. Những vợ chồng không có con thường xin con nuôi, ít có trường hợp ly hôn. Trong quan hệ hôn nhân, nghiêm cấm hôn nhân cùng dòng họ, không kết hôn trong phạm vi 3 đời giống như người Việt. Ở người Hoa cũng không có kiểu hôn nhân anh em chồng và chị em vợ.

Hiện nay phụ nữ người dân tộc Hoa xây dựng gia đình khá muộn, tuổi cưới trung bình từ 28 - 30 và có số con ít nhất, trung bình một phụ nữ sinh từ 1 - 2 con.

Tàn dư hôn nhân nguyên thủy còn được thể hiện ở tục lại mặt, tục ở rể và vai trò ông cậu, người tham gia góp ý kiến vào việc gả bán cháu gái, làm chủ đám cưới,…

nạn tảo hôn rất phổ biến.

Người phụ nữ trong xã hội người Hoa ít được học hành và không được tham gia vào các công việc xã hội. Theo quan niệm của người Hoa, người con gái mà chết trước khi lấy chồng, hồn sẽ không được nhập với tổ tiên, phải ở ngoài giữ cửa và biến thành thần giữ nhà, thần giữ cửa.

Trong quan hệ họ hàng, có điểm khác người Việt: nếu cùng trang lứa (con chú, con bác, con dì) thì ai sinh trước được làm anh, chị, người sinh sau là em. Các gia đình trong cùng dòng họ quây quần bên nhau. Mối quan hệ với những người cùng họ được hết sức coi trọng. Mỗi một dòng họ có một từ đường để thờ cúng.

Trước đây, con gái Hoa ít được học hơn con trai, ngày nay tình hình đã thay đổi, họ được học hành ngang nam giới, tham gia nhiều công tác xã hội, dần dần tiến tới sự bình đẳng giữa nam và nữ.

5.4. Các tổ chức xã hội khác:

- Làng Minh Hương:

Là tổ chức xã hội đầu tiên của người Hoa cũng vừa là tổ chức hành chính của người Hoa ở vùng đất Sài Gòn xưa là “Làng Minh Hương”. Theo sách Gia Định Thành thông chi của Trịnh Hoài Đức thì xã Minh Hương ở Sài Gòn được thành lập vào khoảng cuối thế kỉ XVII. Những thành viên trong làng Minh Hương ở Sài Gòn

62

xưa sống với nhau khá hòa thuận và đoàn kết, duy trì nhiều phong tục mang tính văn hóa.

- Tổ chức bang:

Bang là tổ chức tập hợp và liên kết người Hoa theo ngôn ngữ hay nguồn gốc địa phương, tổ chức này sớm nhất ra đời vào năm 1787. Ở Sài Gòn buổi đầu theo dòng nhập cư người Hoa đã có 4 bang: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam, sau tăng dần thành 7 bang (thêm 3 bang: Hạ Môn, Phúc Châu, Hạ Phương, Quỳnh Châu). Đến đầu thế kỉ XX, số bang rút gọn lại thành con số 5 (ngoài 4 bang đầu, thêm bang Hẹ nguồn gốc từ Bắc Phúc Kiến).

Đặc thù của bang người Hoa là không hạn định tầm ảnh hưởng dựa theo địa giới hành chính và không có cách quản lý thống nhất giữa các bang. Điều hành bang là bang trưởng, bang phó và các thành viên quản trị bang. Bang của người Hoa vẫn giữ tinh thần là tổ chức nâng đỡ, tạo cơ hội cho mọi người trong cộng đồng có thể xây dựng cơ nghiệp làm ăn.

- Tổ chức hội:

Hội của người Hoa là một tổ chức mang tính quần chúng và phố biến trước đây cũng như hiện nay. Người Hoa có khá nhiều loại Hội dựa trên những tiêu chí khác nhau nhưng quy mô nhất vẫn là hội thân tộc và hội nghề nghiệp.

Trách nhiệm của hội viên này là phải đùm bọc giúp đỡ nhau dựa trên nguyên tắc gia nhập hội tự nguyện. Mỗi Hội sẽ có một từ đường làm nơi thờ tự ông Tổ dòng họ, hằng năm hội viên có ngày gặp mặt nhân ngày giỗ Tổ dòng họ.

Người đứng đầu hội này gọi là Hội trưởng, thường là người có tuổi và có vai vế trong họ, có trách nhiệm chủ trì các nghi lễ, phân xử các tranh chấp, xích mích giữa các thành viên, bảo vệ quyền lợi cho các hội viên.

Hội nghề nghiệp tập hợp những người Hoa có cùng hoạt động nghề nghiệp với nhau, như hội kim hoàn, hội thuộc da, hội làm đồ mộc.

+ Hội kín:

63

Được lập từ thế kỉ XIII ở bên Trung Quốc nhằm mục đích chống lại sự cai trị của Đế quốc Nguyên Mông (1279- 1368). Ở miền Bắc Trung Quốc người ta thường gọi Hội kín là “Chiao” (nghĩa là giáo phái có chung tôn chỉ, mục đích) còn miền Hoa Nam gọi là “Hui”. Một trong những Hội kín của người Hoa hoạt động mạnh nhất ở Việt Nam là “Thiên Địa Hội”, các chi nhánh của nó có mặt ở các thị xã, thị trấn dọc biên giới Việt Trung, ở các thành phố lớn như Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng.

Ở một số địa phương, các tổ chức bang, hội được chuyển gọi là Hội Đoàn (TP.Cần Thơ) có chức năng: ban trị sự quản lý chùa, miếu, nghĩa trang, hội phụ huynh học sinh, quản lý đội bóng rổ, đội lân sư.

+ Hội đoàn tương tế:

Gồm những người cùng quê thân thiết nhau, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Tổ chức của hội là các ban bảo trợ nhằm giúp đỡ các thành viên và tổ chức các hoạt động từ thiện.

+ Hội đoàn thể thao:

Tập hợp những người Hoa có nhiệt tình với văn hóa thể thao và những người có đang hoạt động văn hóa thể thao.

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc hoa ở việt nam (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)