Tết Nguyên Đán: (mùng 1 – mùng 3 tháng Giêng ÂL)

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc hoa ở việt nam (Trang 36 - 39)

4) Văn hóa phi vật thể

4.3.1. Tết Nguyên Đán: (mùng 1 – mùng 3 tháng Giêng ÂL)

Đây là ngày Tết có ý nghĩa quan trọng nhất của người Trung Hoa, được tính theo âm lịch, (thường kéo dài từ ngày 15/12 ÂL đến ngày 15 tháng Giêng ÂL), được tổ chức trên khắp Việt Nam và một số nước có chung nền văn Trung Hoa (Mông Cổ, hai miền Triều Tiên, Singapore,...). Tết mở đầu cho vụ sản xuất nông nghiệp năm mới, gắn liền với nghề nông nghiệp - trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên Tết này cũng trở thành Tết truyền thống cho tất cả người Hoa, không phụ thuộc vào nghề nghiệp

37

của họ hiện nay. Tết tháng Giêng người Hoa cúng thịt gà, thịt lợn, làm bánh chưng, các loại kẹo, bánh ngọt, hoa quả khác. Người hoa cúng tổ tiên trong gia đình, cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình làm ăn được may mắn, mọi người có sức khỏe làm được nhiều công việc ra được tiền của. Họ ăn Tết trong 3 ngày, trong ba ngày này thường người Hoa sẽ đi Tết bên nhà nội (Mùng 1 Tết), nhà ngoại (Mùng 2 Tết) và chúc thầy - cô giáo (Mùng 3 Tết). Những ngày tiếp đó thì tùy theo nhu cầu, có thể đi chơi bạn bè, đi học nghề, tham gia các cuộc vui chơi, các lễ hội Xuân theo sở thích.

Với ngày mùng 1 Tết: Ngày mùng Một Tết được coi là ngày thờ cúng chính và ngày quan trọng nhất trong 3 ngày Tết Nguyên Đán của người Hoa nói riêng và người Việt Nam nói chung. Trong ngày này, họ sẽ mời các vị Thánh thần và tổ tiên về ăn Tết. Nhiều người Hoa sẽ ăn thịt vào ngày này vì cho rằng điều đó sẽ đem lại cuộc sống trường thọ, hạnh phúc. Bên cạnh đó là kiêng cãi cọ nhau, kiêng quét nhà vì sợ tài lộc sẽ ra đi, kiêng đến nhà người khác mà không được cho phép. Mọi người sẽ cúng lễ vào Giao thừa khi thời khắc chuyển giao sang năm mới và nhiều gia đình sẽ cúng lễ sáng mùng 1 tùy vào điều kiện gia đình. Ý nghĩa của việc cúng lễ sáng mùng 1 là cầu mong cho năm mới mưa thuận gió hòa, công việc thuận lợi, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Sáng mùng Một Tết thường không ai ra khỏi nhà trước 9h sáng, sau 9h sáng thì cũng là thời điểm gia đình tập trung đông đủ con cháu để đón năm mới, thường là bậc con cháu phải chủ động đến chúc Tết bậc lớn hơn. Khi đến nhà chúc Tết, vị cao niên trong nhà sẽ phát phong bao “lì xì” mừng tuổi cho con cháu và khách là nam thanh nữ tú, trẻ em đến chúc Tết gia đình. Thường chúc Tết không quá dài, khoảng 15 phút là rời đi. Mùng 1 chủ yếu sẽ Tết bên dòng họ nội.

Mùng 2 Tết: Vào ngày này, các con rể, con cháu trong nhà đến thăm và mừng tuổi nhạc phụ, nhạc mẫu, nhà mẹ (bên họ ngoại). Câu nói phổ biến nhất mà mọi người trong gia đình chúc Tết nhau và chúc Tết khách đến chơi trong dịp Nguyên đán là “Cung hỷ phát tài” và chủ nhà thường đãi khách bằng tiệc trà. Hoạt động chính trong ngày Mùng 2 Tết chủ yếu là phong tục “Khai Niên” vào buổi sáng sớm của

38

ngày này, nữ chủ nhân trong gia đình sẽ bắt tay chuẩn bị bữa cơm mở đầu năm mới với nhiều món ăn mang các ý nghĩa tốt đẹp như: gà, cá, bánh củ cải, rau xà lách,...

Mùng 3 Tết: Tương truyền Mùng 3 Tết là ngày "Xích Khẩu" (tranh luận, cãi nhau) nên vào ngày này thường sẽ không đi thăm viếng bạn bè mà chủ yếu chỉ ở nhà cúng tế tổ tiên là chính. Ngày này cũng là ngày chuột cử hành hôn lễ nên mọi người thường sẽ đi ngủ sớm để tránh làm phiền các chú chuột!!! Và cũng có tục lệ rải thóc, bánh, muối ở các góc tường để mời chuột ăn, ngụ ý trong năm mới sẽ có mùa màng bội thu. Tuy nhiên đây chỉ là phong tục mang màu sắc mê tín của người xưa, ngày nay mọi người đã không còn chú trọng những điều này nữa mà mùng 3 Tết vẫn là ngày đẹp trời để du xuân, thăm viếng bạn bè. Nhưng với ngày này thì người Hoa cũng như nhiều người Kinh, chủ yếu họ sẽ đến thăm các thầy cô giáo nhằm thể hiện sự biết ơn, tôn sư trọng đạo. Ngày này cũng có thể làm lễ hóa vàng vì đã hết 3 ngày Tết chính tùy theo vị tri vùng miền và cũng có họp mặt được đông đủ các thành viên trong gia đình.

Mùng 4 Tết: Đây là ngày đón tiếp các vị thần Linh trở về trần gian sau khi hết 3 ngày Tết Nguyên Đán chính thức. Theo truyền thuyết, tất cả các vị thần Linh từ 24 tháng Chạp đều về thiên đình chầu Ngọc hoàng, đến mùng 4 mới bắt đầu trở về trần gian. Vì thế vào ngày này, các gia đình người Hoa thường chuẩn bị hương hoa, bánh trái,.. để tiễn các vị thần bảo hộ cho gia đình về trời.

Mùng 5 Tết: “Phá ngũ”, “Ngày thần tài” là tên gọi của Mùng 5 Tết. Gọi là “phá ngũ” vì đây là ngày có thể “phá” bỏ những kiêng kị của những ngày Tết, mọi người có thể tự do sinh hoạt, vui chơi mà không lo phạm vào những điều cấm kị của ngày Tết nữa. Mùng 5 Tết còn là ngày đón “Thần Tài”, theo truyền thuyết dân gian, hôm nay là ngày nghênh đón “Ngũ lộ tài thần” (tức thần tài của 5 phương hướng), mọi người tin rằng đón được Thần Tài thì trong năm mới sẽ được sung túc và phát tài.

Mùng 6 Tết: Ngày này được xem là ngày tiễn “Thần Nghèo”, đây là một tập tục cổ xưa, ngày nay đã không còn thịnh hành nữa; đây cũng là ngày chính thức kết thúc một dãy những ngày vui chơi của Tết và cũng là ngày bắt đầu dọn dẹp nhà cửa chuẩn

39

bị cho một ngày làm việc đầu tiên của năm mới; và cũng là ngày các cửa tiệm, cửa hàng khai trương bắt đầu buôn bán cho một năm mới. Theo truyền thuyết, mùng 6 cũng là ngày sinh nhật của Ngựa, tượng trưng cho “Mã Đáo Thành Công”, đây cũng là một trong những lý do được nhiều người chọn để khai trương buôn bán.

Trong thực đơn ngày Tết của người Hoa đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Một điều thú vị là phiên âm “Nian Gao” còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên.

Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới. Chiếc bánh này không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc. Bánh Nian Gao cũng là món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới. Người Hoa có nhiều món ăn truyền thống ngày Tết, như: sủi cảo, hoành thánh, mì, bánh trôi nước. Trong tiếng Hán, chữ bánh sủi cảo có bộ “giao” mang ý nghĩa thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Ăn bánh Hoành thánh trong năm mới sẽ có ý nghĩa là “đầu tiên”. Ăn mì sẽ có ý nghĩa là

“trường thọ”.

Riêng bữa ăn tối đêm Giao thừa luôn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với người Hoa. Nó không chỉ là bữa cơm đoàn tụ gia đình để đón chào năm mới, mà chủ yếu là bầu không khí ấm cúng sum họp của gia đình. Mặc dù bữa cơm đoàn tụ ngày Tết đã được chuẩn bị từ mấy ngày trước, nhưng phần lớn các món ăn chính sẽ được chế biến ngay vào ngày cuối năm để cả nhà cùng thưởng thức.

Tết của người Hoa có nhiều nét giống người Việt, tuy nhiên cũng có nét riêng như: dán nhiều câu chúc mừng sự may mắn của năm mới ở trong nhà và các đền, chùa, miếu,…

Một phần của tài liệu Môn văn hóa các dân tộc thiểu số việt nam tìm hiểu về dân tộc hoa ở việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)