1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Cây xanh càng ngày thể hiện vai trò của mình, nhất là trong bối cảnh Trái Đất đang ngày càng nóng lên thì cây xanh là thực sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống. Vì vậy cây xanh thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm. Nghiên cứu về vấn đề cây xanh đô thị đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ sau cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào đầu thế kỉ XIX. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này như: “ Lịch sử nghệ thuật đô thị” của Bunnin A.V và Savaenskaia ( 1974), “ Thiết kế vườn công viên” của Rutxa L.I ( 1979)…[19]
Quốc gia đầu tiên phải nhắc đến là Singapore, là đất nước sạch nhất thế giới, Singapore luôn đi đầu về sự hài hòa giữa xây dựng và môi trường. Họ thật xứng đáng với biệt danh thường gọi “ Công viên trong thành phố”.21
Tại đảo quốc Sư Tử này, cảnh quan xanh luôn được bố trí khắp mọi công trình kiến trúc, từ những khu nhà cao tầng, khu biệt thự riêng cho đến các resort. Bất kỳ ở đâu, yếu tố xanh cũng được ưu tiên hàng đầu. Không chỉ là cảnh quan bên ngoài, cây xanh còn được bố trí ngay lòng những công trình. Các kiến trúc sư đã tận dụng tối đa không gian để đưa thiên nhiên tới gần với con người. Là một quốc đảo nhỏ với diện tích hạn chế, lại mang trong mình một cuộc sống công nghiệp sôi động nên kiến trúc cao tầng của Singapore rất phát triển. Tuy nhiên, không vì thế mà Singapore mất đi khoảng xanh vốn có của mình. Các toà nhà cao tầng với lối kiến trúc hiện đại khỏe khoắn nhưng cũng không kém phần quyến rũ với những quy hoạch cảnh quan xanh từ khắp các đường phố cho tới bên trong của các toà nhà. Vì vậy, môi trường ở Singapore luôn được đánh giá vào loại sạch nhất trên thế giới.
Tại viện nghiên cứu cây xanh ở Canada (FCA), một cây xanh khỏe mạnh hấp thụ 2,5kg CO2/năm, một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ 3000 đến 7000 hạt bụi/m2 không khí. Một cây trưởng thành có thể cung cấp O2 cần thiết cho 4 người.[20]
12
Còn theo Hiệp hội quốc tế Chăm sóc cây Bulletin Arboriculture đã có một số nghiên cứu về giá trị cũng như vai trò của cây xanh đô thị nói chung cũng như cây xanh đường phố nói riêng có giá trị tài sản và giá trị kinh tế được thể hiện: lợi ích kinh tế từ cây xanh từ việc chi phí làm mát trong một ngôi nhà bóng mờ và chi phí sưởi ấm cũng giảm khi có cây chắn gió. Theo USDA Forest Service “ cây được đặt đúng cách xung quanh các tòa nhà có thể làm giảm nhu cầu điều hòa không khí 30%, tiết kiệm được 20-50% năng lượng được sử dụng để sưởi ấm”. [20]
Theo nghiên cứu của Đại học (Michigan State University, Urban Forestry), sự hiện diện của một cây gần nhà giảm 30% lượng không khí ô nhiễm. Một cây trưởng thành hút mất 450 lít nước ở trong đất rồi trả lại về không khí dưới dạng hơi nước để làm mới không khí. Một cây phong có đường kính 30cm, trong một mùa nó có thể hút được lượng chất kim loại nặng trong đất như 60mg Cadmium, 140mg Chrome, 820mg Niken và 5200mg Pb.[19]
Một số nghiên cứu ở Mỹ đã phân tích tác động của cây xanh trên giá bán nhà ở, kết quả là việc tìm kiếm các giá trị của tài sản trong cây ở khu vực có thể lên đến 6% lớn hơn trong các lĩnh vực tương tự mà không có cây.[22]
Một nghiên cứu thú vị được hai nhà sinh thái học người Mỹ là Stephen Mattews và Paul Rodewald (Đại học bang Ohio) công bố “Cây xanh đô thị có vai trò quan trọng trong việc tiếp năng lượng cho chim di cư”.[20]
Xu hướng hiện nay ai cũng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên. Mọi người đều muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thanh thản sau những áp lực của cuộc sống thường ngày. Theo một nghiên cứu ở Anh, tiến hành khảo sát dữ liệu từ 5.000 hộ gia đình nước này với 10.000 người trưởng thành trong 17 năm (từ 1991 đến 2008) khi họ chuyển nhà quanh thành phố, các nhà nghiên cứu của Đại học Exeter phát hiện việc sống trong một không gian xanh mang lại ảnh hưởng tích cực đáng kể.
Nó khiến họ giảm bớt căng thẳng thần kinh, và có mức độ thỏa mãn với cuộc sống cao hơn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam trong thời gian qua, lĩnh vực cây xanh đô thị đã không ngừng phát triển. Nhiều địa phương đã quan tâm chú ý đến công tác này như chỉ đạo lập quy hoạch phát triển cây xanh đô thị, nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực cây xanh đô thị đã được thực hiện trong đó có những dự án được các tổ chức quốc tế tài trợ. Cuối năm
13
2005, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư cây xanh đô thị, đây là cơ sở pháp lý đầu tiên trong lĩnh vực này. Thực hiện các văn bản hướng dẫn trong thời gian qua, một số đô thị lớn đã tiến hành lập chỉnh quy hoạch phát triển cây xanh, ban hành danh mục cây trồng trên đường phố, cây được trồng và cấm trồng như ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Việc nghiên cứu về tiêu chuẩn cây xanh cho các đô thị ở VIệt Nam còn rất hạn chế, nếu có thì chỉ đề cập đến tác dụng của cây xanh đối với môi trường. Cho đến nay chưa có một tài liệu nào nghiên cứu về tiêu chuẩn cây xanh cho các khu đô thị ở Việt Nam. Phần lớn là áp dụng tiêu chuẩn cây xanh của nước ngoài nên chưa có cơ sở khoa học cụ thể. Khi nghiên cứu tiêu chuẩn cây xanh đô thị của các nước trên thế giới Bộ Xây dựng đã đề ra quy phạm thiết kế xây dựng đô thị số 20 TCN - 82 - 81 với các tiêu chuẩn cây xanh cho các thành phố ở Việt Nam như sau :
+ Đô thị nhỏ: 8 m2 cây xanh/ người.
+ Đô thị trung bình : 11 m2 cây xanh/ người.
+ Đô thị lớn : 13 m2 cây xanh/ người.
Tuy nhiên, về lĩnh vực cây xanh đô thị cũng có một số công trình nghiên cứu như: “ Cây trồng và cây trang trí đô thị” của Lê Phương Thảo ( 1980), “ Quy hoạch xây dựng đô thị” của Nguyễn Thế Bá ( 1982), “ Kiến trúc cảnh quan đô thị” của Hàn Tất Ngạn (1996), “ Bố cục vườn công viên, Tổ chức và quản lý cây xanh đô thị” của Nguyễn Thanh Thủy (1990) …
Gần đây một số kết quả nghiên cứu ở nước ta cho thấy nhiệt độ không khí trong vùng có cây xanh thấp hơn nơi không có cây xanh và ngoài ra ở những vùng có cây xanh thì lượng bụi cũng giảm đi một cách đáng kể.
Năm 1999, Huỳnh Phong Ba và cộng sự với đề tài: “Xác định tập đoàn cây xanh đô thị phục vụ cho việc xanh hóa các thị xã của tỉnh Quảng Nam” nhằm giúp hai thành phố Tam Kỳ và Hội An có những dự kiến phát triển hiệu quả trong quy hoạch cây xanh đô thị”.[4]
Năm 2001, Đinh Quang Diệp – Giảng viên Bộ môn cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên – Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tiến hành xây dựng một số dữ liệu về cây xanh đường phố tại TP. Hồ Chí Minh. Góp phần hình thành cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý chăm sóc cây xanh và là tiền đề cho những nghiên cứu về bản đồ cây xanh trên địa bàn sau này.5
14
Năm 2005, Trần Kim Nhạn, thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp, Khoa Sư Phạm – Đại học Cần Thơ, Ngành Sinh vật học, với đề tài: “ Khảo sát hiện trạng mảng xanh công viên, đường phố Quận Ninh Kiều, Cần Thơ”.[10]
Năm 2008, Nguyễn Danh và Phan Thị Thanh Thủy với đề tài “Điều tra, đánh giá thành phần loài cây xanh đô thị, khảo sát các mô hình bố trí cây xanh trên đường phố và công viên ở thành phố Pleiku” đồng thời nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô thị để đề xuất các phương hướng phát triển hệ thống cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.15
Năm 2010, Cao Anh Tuấn sinh viên Khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế đã thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Ứng dụng GIS trong đánh giá hiện trạng, quy hoạch và quản lý cây xanh đô thị tại một số tuyến đường ở thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam” để góp phần vào việc đánh giá hiện trạng đất và cây xanh đô thị tại Tam Kỳ nhằm phục vụ mục đích thiết kế quy hoạch cây xanh.[17]
Năm 2011, Nguyễn Văn Vui, Trương Thị Mỹ Phẩm, Ngô Trực Nhã, trường Đại học Cần Thơ, đã tiến hành điều tra thực trạng cây xanh bóng mát và cây cảnh trang trí ở TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả điều tra bước đầu đã xác định được cây xanh bóng mát và cây cảnh trang trí có 292 loài, 205 chi, 83 họ của 2 ngành thực vật bậc cao (ngành Magnoliophyta và Pinophyta). Trong đó ngành Magnoliophyta chiếm ưu thế với 282 loài (chiếm 96,6%) tổng số loài. Các họ có nhiều loài nhất là:
Cactaceae (7 loài), Asteraceae (9 loài), Dracaenaceae (9 loài), Apocynaceae (13 loài), Araceae (14 loài), Orchidaceae (14 loài), Euphorbiaceae (15 loài), Moraceae (15 loài), Fabaceae (18 loài), Arecaceae (20 loài).[18]
Năm 2011, Trương Thị Lệ, Trường Đại học Sư pham – Đại học Đà Nẵng, tiến hành nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam đã thống kê được ở thành phố Tam Kỳ có 49 loài cây xanh đường phố thuộc 43 chi của 25 họ trong 2 ngành thực cật bậc cao có mạch, trong đó ngành hạt kín (Angiospermae) có 47 loài thuộc 41 chi của 23 họ, ngành hạt trần (Gymnospermae) có 2 loài thuộc 2 chi của 2 họ.[9]
1.2.3. Tình hình nghiên cứu ở Thành Phố Ðà Nẵng.
Sở xây dựng vừa công bố kết quả kiểm đếm cây xanh đô thị tính đến đầu năm 2011, Đà nẵng có 348.317 cây cây xanh các loại và gần 566.000 m2 thảm cỏ, thảm
15
hoa. Như vậy, hiện thành phố có tỷ lệ cây xanh đô thị bình quân đạt 6,02m2/người.
Kết quả được tính toán trên cơ sở 2m2/cây trồng mới; 16,5 m2 đối với cây xanh loại I;
26,5m2/cây xanh loại II và 36,5 m 2/cây xanh loại III. Mỗi người trên 6m2 cây xanh.
Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng cây xanh và diện tích phủ xanh chiếm phần lớn là cây xanh trong nhà và vườn của người dân. Trong 348.317 cây xanh đô thị được kiểm đếm có đến 243.549 cây xanh trong nhà và vườn của người dân, chiếm 65,8% cây xanh đô thị. Sở xây dựng cũng biết, diện tích cây xanh đường phố chiếm 19,24% tổng diện tích đô thị và độ che phủ bóng mát còn lại là cây xanh công viên, vườn hoa, vườn ươm, cơ quan- trường học…kết quả trên đạt được 1 phần nhờ vào việc triển khai thực hiện đề án “Quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố”. Theo đó, nhiều đường phố được đầu tư trồng cây xanh, tạo cảnh quan xanh và cây trồng mới sinh trưởng tốt. Tính đến đầu năm 2011, toàn thành phố có 1002 tuyến đường đã đặt tên có cơ sở hạ tầng đồng bộ cùng với triển khai trồng mới cây xanh với tổng chiều dài 560km.
Năm 2005, Bùi Huy Trí và cộng sự của Viện quy hoạch xây dựng Đà Nẵng đã nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đường phố Đà Nẵng nhằm đưa đến cho thành phố những dự kiến phát triển có hiệu quả trong quy hoạch cảnh quan đô thị.[16]
Năm 2010, Nguyễn Quốc Hải, sinh viên khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận Thanh Khê – TP. Đà Nẵng” qua đó góp phần hình thành cơ sở số liệu cho công tác quản lý cây xanh và là tiền đề nghiên cứu về bản đồ trên địa bàn thành phố sau này.[6]
Năm 2011, Lê Thị Phương, sinh viên khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận Sơn Trà – TP. Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững”.[12]
Năm 2012, Nguyễn Ngọc Phan, sinh viên khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững”.[11]
16
Năm 2013, Nguyễn Văn Quyền, sinh viên khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững”.[13]