CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
B.1. DICOTYLEDONEAE LỚP HAI LÁ MẦM
3.4. Các nhân tố tác động đến hệ thống cây xanh đường phố quận Ngũ Hành Sơn – TP. Đà Nẵng
Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn chịu tác động của những nhân tố sau:
3.4.1. Tác động từ thiên nhiên.
Bão, lũ hằng năm chính là một tác động vô cùng bất lợi đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ thống cây xanh đường phố. Hệ thống cây xanh đã bao lần xác xơ, tiêu điều sau những cơn bão.
Bão, lũ những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng đến tiền của của người dân, kinh tế xã hội cũng như hệ thống cây xanh. Một trong những nguyên nhân gây ra các hiện tượng bão, lụt đó chính là do biến đổi khí hậu toàn cầu. Và TP- Đà Nẵng là một trong ba thành phố chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.
Hình 3.1. Ảnh hưởng của thiên tai đối với cây xanh của thành phố Đà Nẵng.
(Nguồn: Công ty cây xanh đường phố)
42
Thống kê sơ bộ cho thấy, những tuyến đường có nhiều cây xanh giá trị nhất thành phố như Nguyễn Văn Thoại, Trường Sa, Hồ Xuân Hương... rất nhiều cây đã ngã đổ, nằm ngổn ngang, gây tắc đường, cản trở giao thông. Khoảng 100 cây trên 10 tuổi đã chính thức bị “xóa sổ” khỏi bản đồ cây xanh thành phố.
Năm 2009, bão số 9 (Ketsana) không trực tiếp đổ bộ vào Đà Nẵng, nhưng sau khi đi qua vẫn để lại trăm mối ngổn ngang. Tại khu vực nội thành quận Ngũ Hành Sơn, hàng loạt cây xanh nhiều năm tuổi trên các tuyến đường Lê Văn Hiến, Tây Sơn, Hoài Thanh ngã đổ chắn ngang mặt đường. Các biển quảng cáo khổ lớn tại giao lộ Trường Sa, cây tại bệnh viện Phụ sản-Nhi, cây đồng loạt ngã rạp trước sức gió.
Bão số 12, Bão Wutip được đánh giá có cường độ mạnh tương đương bão Xangsane năm 2006 từng tàn phá Đà Nẵng, khiến nhiều chuyên gia cho rằng đã đẩy lùi sự phát triển của thành phố này lại 10 năm. Đồng thời, đây cũng được cho là cơn bão mạnh nhất trong vòng 7 năm qua và có đường đi rất phức tạp, di chuyển khá nhanh với sức gió giật cấp 12, 13 sau đó tăng lên 16, 17 trước khi đổ bộ vào đất liền (đã bị siêu bão Nari xô đổ vào giữa tháng 10 năm 2013, bão Nari vào Hội An). Sau khi cơn bão số 11 (Nari) quét qua đêm 14-10 và đến gần trưa 15-10, thiệt hại lớn nhất có thể nhìn thấy ngay là hàng loạt cây xanh đường phố bị ngã đổ, bật gốc. Theo báo cáo của Sở Xây dựng, qua kiểm đếm thành phố đã có 40.000 cây xanh đô thị bị ngã đổ, mức thiệt hại 30 tỷ đồng.
Năm 2013, có 12 cơn bão, đặc biệt Siêu bão Haiyan khủng khiếp nhất lịch sử chỉ vừa mới xảy ra, vì thế vẫn còn quá sớm để nghiên cứu xem liệu có phải hiện tượng nóng lên trên toàn cầu đã gây ra cơn bão lớn Haiyan. Nhưng có nhiều lý do để xem xét vấn đề này. Hơn nữa, con người có những công cụ để xác định sự biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng ra sao đến các cơn bão lớn. Những công cụ này đã được sử dụng trong các sự kiện thời tiết khắc nghiệt khác, mang lại câu trả lời rất khoa học và rõ ràng về việc biến đổi khí hậu đã gia tăng mạnh mẽ các nguy cơ nắng nóng và lũ lụt. Bão liên tục đổi hướng và đã suy yếu nhiều trong quá trình hoạt động trên Biển Đông nên đã không gây ra thiệt hại quá lớn tại Việt Nam như dự kiến ban đầu. Tại các tỉnh miền Trung Việt Nam bão không đổ bộ, nhưng theo thống kê chính thức đã có 9 người chết, cây xanh bị ngã đổ khắp nơi, có cây rễ trốc lên trên mặt đất, số lượng cây ngã đổ so với các quận khác thấp hơn, chủ yếu ở đường Châu Thị Vĩnh Tế, Bà Huyện Thanh Quan, Phan Tứ…
43
Chúng ta cùng đặt ra một vấn đề vì sao cây lại ngã đổ nhiều như vậy. Có rất nhiều nguyên nhân, một trong những ngyên nhân đó là: Do cách trồng cây gian dối. Vì phải gom nhặt cây xanh từ nhiều nguồn, các đơn vị thi công trồng cây đã chặt tỉa hết bộ rễ, giâm tạm trên nền đất để kích thích cây ra rễ và đem trồng sơ sài . Cách trồng này làm hạn chế sự phát triển c ủa rễ cây, đồng thời ở dưới gốc có nhiều hệ thống cáp không dây, hố ga, trụ điện khiến cây không có đất bám nên dễ ngã đổ.
Thành phố Đà Nẵng hay xảy ra gió bão thì phải chọn cây để trồng, chứ không phải muốn trồng cây nào trồng cây đó. Chọn cây để chống được bão dựa vào hai yếu tố, cành lá và rễ. Rễ chùm chỉ nơi đất chắc cứng mới trụ được với gió bão, còn đất yếu phải là rễ cọc... Cành lá thì phải là loại cây không quá sum suê, không tạo sức cản lớn, thân phải dẻo dai.
3.4.2. Tác động từ các hoạt động của con người.
Con người đã có rất nhiều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng bất lợi cho cây xanh.
Lâu nay, cây xanh được trồng chủ yếu ở hai bên hè phố mà đây lại là nơi kiếm lợi của số đông các nhà có mặt tiền. Để thoáng cho cửa hàng và tiện cho việc kinh doanh, có người đã tìm đủ mọi cách giết hại cây. Nhiều nhà còn chăng đầy đèn nhấp nháy bao phủ khắp cây hoặc dùng vải, dùng đinh to đóng vào cây để treo biển quảng cáo, lồng đèn hay chặt phá cành lá, buộc dây làm chỗ bày hàng hoá, thậm chí có người còn dùng cây xanh để dựng lều, quán bán hàng. Nhiều người dân còn tự ý trồng cây chen vào các cây xanh do công ty Công viên – cây xanh trồng.
Hình 3.2 Lợi dụng cây xanh để treo áp phích quảng cáo ở đường Ngũ Hành Sơn, ảnh chụp ngày 3/1/2014.
44