1.3.1. Điều kiện tự nhiên.
Ngũ Hành Sơn là môt quận nội thành của thành phố Đà Nẵng. Quận Ngũ Hành Sơn có danh thắng Ngũ Hành Sơn. Quận được thành lập từ khi thành phố Đà Nẵng tách ra từ Quảng Nam - Đà Nẵng thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương vào tháng 01 năm 1997 trên cơ sở 1 phường của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 2 xã của huyện Hòa Vang.
Vị trí của quận Ngũ Hành Sơn.
Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố Đà Nẵng :
Phía Đông giáp với biển Đông có dải cát dài 12km, rộng 1km dọc bờ biển.
Phía Tây giáp với huyện Hòa Vang là đồng ruộng xen kẽ với bãi bồi, có sông Cẩm Lệ bao quanh nối với sông Hàn đổ ra biển với chiều dài khoảng 15km.
Phía Bắc giáp với quận Hải Châu và quận Sơn Trà.
Phía Nam giáp Quảng Nam.
Quận Ngũ Hành Sơn được thành lập vào ngày 23/ 01/1997.
Quận Ngũ Hành Sơn có diện tích: 38,59km2, chiếm 3% diện tích toàn thành phố; dân số: 68.270 người, chiếm 7,37% dân số toàn thành phố, mật độ dân số:
1.769,11 người/km2. (Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010).
Quận Ngũ Hành Sơn gồm 4 đơn vị hành chính cấp phường: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý. Quận Ngũ Hành Sơn có bờ biển dài, sạch, đẹp, hầu như còn hoang sơ và chưa bị ô nhiễm, có quần thể Ngũ Hành Sơn là danh thắng nổi tiếng đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Nằm trên tuyến đường giao thông chính giữa thành phố Đà Nẵng với phố cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam, quận Ngũ Hành Sơn có vị trí và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng.
Trên địa bàn Quận có các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội văn hóa truyền thống như: Ngũ Hành Sơn, đình làng Khuê Bắc, di tích cách mạng K20…
17 1.3.2. Địa lý tự nhiên.
Địa hình.
Ngũ Hành Sơn tương đối bằng phẳng, đất đai khá đồng nhất về tính chất vật lý, hoá học. Cấu tạo địa chất chủ yếu là cát, thành phần hạt thô hơn so với cùng loại ở khu sát biển. Ngoài ra lớp cát mịn được phân bố rộng khắp trong vùng, với chiều dày biến động từ 4 đến 11m, có kết cấu chặt vừa.
Khí hậu.
Quận Ngũ Hành Sơn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng khí hậu ven biển của miền Trung. Lượng mưa và độ ẩm trung bình tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm. Mùa mưa trùng với mùa đông và mùa khô trùng với mùa hạ. Nhiệt độ trung bình là 25,60C, nhiệt độ cao tuyệt đối 40,90C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 15,50C. Do đặc điểm địa hình có đồng bằng phía Tây và đèo Hải Vân chắn ngang nên khí hậu khu vực Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng không bị khắc nghiệt như khí hậu phía Bắc đèo Hải Vân. Ảnh hưởng của gió Tây Bắc không lớn. Ngũ Hành Sơn có nắng ấm gần như quanh năm; chỉ mưa vào các tháng 9, 10 và 11 nhưng vì nằm trong khu vực gió mùa nên lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành Sơn thường cao hơn một số nơi khác.
Theo thống kê nhiều năm, lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành Sơn cụ thể như sau:
lượng mưa trung bình năm là 2066mm, lượng mưa lớn nhất là 3307mm (1964), lượng mưa thấp nhất là 1400 mm (1974), lượng mưa ngày thấp nhất là 322mm.
Lượng mưa trong năm thường phân bố không đều giữa các mùa và các tháng.
Thường thì mưa lớn tập trung vào các tháng 9, 10, 11, 12 và chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa của cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm dao động từ 75% đến 90%. Độ ẩm trung bình năm là 82%, độ ẩm cao nhất trung bình là 90%, độ ẩm thấp nhất trung bình là 75 % và độ ẩm thấp nhất tuyệt đối là 18% (tháng 4/1974).
Về chế độ thuỷ văn.
Chế độ thuỷ triều của Biển Đông ở khu vực này là chế độ bán nhật triều; mỗi ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,5m. Độ nhiễm mặn do nước biển xâm thực tùy thuộc vào mùa mưa và lượng mưa hàng năm. Lượng mưa càng lớn độ nhiễm mặn càng nhỏ, ngược lại, lượng mưa càng ít, độ nhiễm mặn càng lớn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
18 Tài nguyên và môi trường.
Quận Ngũ Hành Sơn có 2 nhóm đất chính là đất cát và đất phù sa. Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở ven các con sông chảy qua địa bàn quận.
Trên cơ sở nguồn tài nguyên khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nguồn tài nguyên đất đai nêu trên, Ngũ Hành Sơn có nguồn tài nguyên rừng và thảm thực vật tương đối đa dạng, gồm rừng trồng ở dọc biển và rừng tự nhiên ở khu vực núi Non Nước - Ngũ Hành Sơn. Thảm thực vật tự nhiên trên núi Ngũ Hành Sơn đa dạng về chủng loại, thường xanh quanh năm và có độ che phủ tương đối lớn.
Rừng trồng tập trung nhất là ở vùng đông, chạy dọc bờ biển từ Hoà Hải ra đến Mỹ An với cây trồng chủ yếu là phi lao và bạch đàn. Mục đích của rừng trồng là phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn rửa trôi đất, làm rừng phòng hộ ven biển kết hợp với sản xuất lâm nghiệp.
Vùng biển của quận nằm trong ngư trường lớn biển Bắc Quảng Nam với nguồn hải sản có giá trị kinh tế, thuận lợi cho các sinh vật biển gồm các loài cá, tôm, mực và các loại đặc sản khác như nghêu, bào ngư, rong biển... sinh sôi nảy nở. Do ở vị trí cuối sông đầu biển, các con sông Cổ Cò, Cầu Biện của Ngũ Hành Sơn ở trong môi trường nước mặn lợ độc đáo, một vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu giàu tiềm năng.
1.3.3. Giao thông.
Ngũ Hành Sơn có cả mạng lưới giao thông bằng đường bộ và đường thuỷ rất thuận lợi, nối liền với trung tâm thành phố, rất gần với cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, nhà ga đường sắt Đà Nẵng và cảng biển Tiên Sa. Quận Ngũ Hành Sơn nằm trên trục đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại với đô thị cổ Hội An - một di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận và nằm ở chặng cuối cùng của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, dài 1450km, nối các nước tiểu vùng sông Mê Kông mà điểm cuối đường ở phía Đông là cảng biển Tiên Sa. Cây cầu Tuyên Sơn bắc qua sông Hàn với đầu cầu phía Tây ở quận Hải Châu và đầu cầu phía Đông ở quận Ngũ Hành Sơn, được thủ tướng 2 nước Việt Nam và Thái Lan cắt băng khánh thành vào ngày 22 tháng 3 năm 2004, là cây cầu cuối cùng trên tuyến hành lang xuyên quốc gia quan trọng này.
19
Ngoài đường bộ và đường thuỷ, Ngũ Hành Sơn còn có sân bay Nước Mặn rộng 90 ha với một đường bê tông nhựa dài 1380m, rộng 18m do quân Mỹ xây dựng từ năm 1965; hiện đang được thành phố khôi phục và mở rộng để trong nay mai trở thành sân bay trực thăng phục vụ quân sự và du lịch.
20 CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.