Một số nguyên nhân hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán thiết kế máy bơm ly tâm dùng để vận chuyển dầ thuộc xí nghiệp liên doanh dầu khí vietsopetro (Trang 67 - 71)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LÀM VIỆC CỦA

3.4. Một số nguyên nhân hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục

hư hỏng Các nguyên nhân Các biện pháp khắc phục Ghi chú

(1) (2) (3) (4)

1.Động cơ điện không làm việc được

- Do cơ cấu bảo vệ bơm và động cơ ngắt.

- Do điện áp nguồn thấp hoặc hỏng cáp điện hoặc mối nối với động cơ.

+ Kiểm tra hệ thống nước làm mát, mực chất lỏng trong bình, rơle bảo vệ quá tải của động cơ nếu có sai sót thì khắc phục và các chế độ bảo vệ khác.

+ Kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện theo trình tự.

Trường hợp này ít

xảy ra ở giàn.

2.Máy bơm với lưu lượng thấp, hoặc không có lưu lượng

- Do chiều quay của rôto không đúng.

- Do động cơ điện không đạt được tốc độ cần thiết.

- Do áp lực đường bơm quá cao, hơn mức cột áp cho phép đối với bơm.

- Có khí ở đường hút hoặc trong vỏ bơm.

- Có sự lọt khí qua chỗ hở ở đường hút hoặc qua bộ phận làm kín trục.

- Do kênh dẫn của bánh công tác và vỏ bị lệch hoặc do phin lọc ở đường hút bị bẩn, tắc.

- Không cung cấp đủ chất lỏng công tác cho đường hút do dầu đông đặc ở đường hút hoặc do kẹt van chặn đầu vào.

- Do độ cao đường hút quá lớn hoặc cột áp đầu vào quá nhỏ, dầu không vào được

+ Kiểm tra và đảo lại chiều quay của động cơ điện.

+ Kiểm tra và sửa chữa động cơ hoặc thay thế.

+ Cần kiểm tra lại sơ đồ công nghệ và chế độ làm việc của bơm để điều chỉnh cho thích ứng với các đăc tính kỹ thuật của bơm.

+ Xả khí, gas và làm đầy chất lỏng cho bơm.

+ Làm kín các bề mặt lắp ghép trên đường hút và đảm bảo độ kín cho trục rôto ở các đầu ra. Làm sạch kênh dẫn và phin lọc.

+ Làm nóng để tan dầu đông ở đường hút, kiểm tra van chặn đường vào, làm đầy chất lỏng công tác cho bơm.

+ Kiểm tra sức cản thủy lực ở đường hút và mực chất

lỏng trong bình, làm cho chúng phù hợp với thiết kế.

Trường hợp này ít xảy ra.

Thông thường nên điều chỉnh thời

gian bơm để giảm

sự tập trung làm

tăng áp trên đường vận

chuyển dầu.

Trường hợp này ít

xảy ra ở giàn.

3.Máy bơm không đạt áp suất yêu cầu

- Do chiều quay của rôto không đúng, hoặc do động cơ không đạt tốc độ yêu cầu.

- Có sự hiện diện của khí và ga trong chất lỏng công tác.

- Do các vành làm kín bị

+ Kiểm tra lại động cơ điện.

+ Kiểm tra và đảm bảo độ kín ở các bề mặt lắp ghép ở

đường hút và cụm làm kín trục.

+ Thay thế các chi tiết bị

Trường hợp này ít

xảy ra ở trên giàn.

mòn nhiều, do các bành công tác bị hư hỏng, nứt vỡ,..

- Bị tắc một phần kênh dẫn của bánh công tác hoặc vỏ.

- Độ nhớt của chất lỏng công tác không tương ứng với giá trị đã nêu trong thiết kế.

- Đường kính bánh công tác nhỏ hơn mức cần thiết.

mòn, hỏng bằng các chi tiết mới.

+ Làm sạch kênh dẫn.

+ Kiểm tra lại độ nhớt của chất lỏng công tác.

+ Thay thế bằng các bánh công tác có đường kính lớn hơn.

4.Máy bơm đòi hỏi công suất tải lớn

- Tần số quay lớn hơn mức tính toán.

- Áp suất làm việc nhỏ, còn lưu lượng thì lớn hơn qui định của thiết kế (tức là máy bơm làm việc trong vùng đặc tính có tổn thất năng lượng lớn).

- Khối lượng riêng hoặc độ nhớt của chất lỏng công tác quá lớn.

- Có sự hư hỏng cơ khí các chi tiết của bơm hoặc động cơ điện.

- Cơ cấu ép salnhic bị siết quá chặt.

+ Kiểm tra lại động cơ điện.

+ Điều chỉnh bằng cách đóng bớt van chặn ở trên

đường ra của bơm.

+ Kiểm tra các thông số tương ứng (độ nhớt, khối lượng riêng) của chất lỏng công tác.

+ Thay thế các chi tiết bị hư hỏng.

+ Nới lỏng bớt cơ cấu ép.

Trường hợp ít xảy ra.

Trường hợp này cần xử lý chất lỏng công tác bằng các biện pháp công nghệ.

5.Có sự va đập và tiếng ồn khi làm việc

- Có hiện tượng xâm thực khí.

- Có sự sai lệch độ đồng tâm giữa trục bơm và trục động cơ.

- Các vòng bi (của bơm hoặc đ/c) bị mòn, rỗ hoặc bị rỉ, trục bị cong.

- Độ cứng vững của dầm,

+ Thay đổi chế độ làm việc bằng cách đóng bớt van chặn đường ra để giảm lưu lượng, hoặc tăng mức chất lỏng công tác ở đầu vào.

+ Kiểm tra và điều chỉnh lại độ đồng tâm giữa các trục

Đây là hiện

tượng nguy hiểm nhất đối với bơm ly tâm cần

sàn chưa đủ.

- Độ siết chặt các bu lông dầm, sàn và các chi tiết đỡ, kẹp chặt các đường ống chính không đảm bảo.

- Sự cân bằng của roto và các bánh công tác kém.

- Lưu lượng bơm nhỏ hơn giới hạn dưới cho phép, hoặc nhỏ hơn 10% lưu lượng tối ưu.

của tổ hợp.

+ Thay thế các chi tiết, bộ phận hư hỏng.

+ Thay đổi kết cấu của dầm, sàn hoặc tăng khối lượng

của dầm lên.

+ Siết chặt lại các bu lông tương ứng.

+ Cân bằng lại rôto và các bánh công tác.

đặc biệt chú ý.

Ở giàn, có thể tăng độ cứng vững

của sàn công tác

lên 6.Các

vòng bi của bơm bị nóng quá mức dẫn đến nhanh hư hỏng

- Do áp lực ở đầu vào tăng dẫn đến tăng lực dọc trục.

- Có sự sai lệch lớn độ đồng tâm giữa các trục của tổ hợp.

- Do siết chặt quá mức các gối tựa theo phương dọc trục.

- Lượng dầu bôi trơn không đảm bảo do kẹt vòng hắt dầu hoặc do hết dầu bôi trơn.

- Làm mát không đủ.

- Chủng loại dầu bôi trơn không phù hợp.

- Trong dầu bôi trơn có nước hoặc cặn bẩn.

+ Hạ thấp áp suất ở đầu vào theo đúng thiết kế.

+ Căn chỉnh lại độ đồng tâm của tổ hợp.

+ Giảm sự siết chặt dọc trục bằng đặt thêm các tấm căn

đệm hoặc mài rà làm trơn các chi tiết của cụm vòng

bi.

+ Kiểm tra, bổ sung dầu bôi trơn, kiểm tra vòng hắt dầu.

+ Tăng thêm lượng nước làm mát vào khoang vỏ của gối đỡ các vòng bi.

+ Thay thế dầu bôi trơn đúng yêu cầu đề ra.

+ Xả hết nhớt cũ, rửa sạch khoang chứa nhớt sau đó

thay dầu mới.

7.Bộ phận Salnhic làm kín

- Do áp lực chất lỏng ở phía trước khoang làm kín trục cao quá mức cho

+ Giảm áp lực ở đầu vào của bơm đến mức qui định,

trục bị nóng quá mức

phép.

- Do siết quá chặt bộ phận ép Salnhic.

- Sự làm mát cụm Salnhic không đủ.

- Có sự ma sát của bộ phận ép Salnhic vào trục.

hoặc kiểm tra thông rửa ống giảm tải (22) để cân bằng áp suất ở khoang trước bộ phận làm kín phía áp suất cao với áp suất ở đầu vào.

+ Giảm bớt lực ép Salnhic.

+ Tăng nước làm mát 8.Rò rỉ

chất lỏng công tác qua bộ phận làm kín trục

- Do Salnhic bị mòn nhiều.

- Do áp lực của dung dịch làm kín thấp.

- Độ đảo của các bề mặt làm kín của bộ phận làm kín kiểu mặt đầu quá lớn.

- Bề mặt ống lót bảo vệ trục chưa đạt đủ độ bóng cần thiết.

+ Thay Salnhic mới.

+ Tăng áp suất chất lỏng làm kín bằng cách điều chỉnh bộ điều áp Visai.

+ Loại trừ độ đảo.

+ Đánh bóng lại bề mặt ống lót.

Trường hợp này ở dạng làm kín kiểu Salnhic dây quấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán thiết kế máy bơm ly tâm dùng để vận chuyển dầ thuộc xí nghiệp liên doanh dầu khí vietsopetro (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)