Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cntt cho các cơ quan quản lý nhà nước thuộc thành phố hà nội đến năm 2020 và định hướng đến 2030 (Trang 23 - 26)

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.2. Tổng quan thực tiễn về nguồn nhân lực CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các Sở, ngành, quận, huyện của Thành phố Hà Nội

1.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

1.2.2.1. Khối Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước

- Trước khi hợp nhất (trước 2008) thành phố Hà Nội đứng trong top 3 cả nước về ứng dụng CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước, 90% các đơn vị có cán bộ chuyên trách về CNTT, trong đó có những đơn vị đảm bảo được số lượng và chất lượng cán bộ chuyên trách như Cục Thuế, Văn phòng Thành Ủy, Văn phòng UBND Thành phố. Cán bộ chuyên trách về CNTT chủ yếu có trình độ đại học, một số ít cán bộ đã có trình độ thạc sỹ.

- Sau khi mở rộng địa giới hành chính, việc ứng dụng CNTT trong hệ thống chính quyền và điều hành tác nghiệp của các cơ quan đơn vị nhà nước trên địa bàn Thành phố bị tụt bậc xếp hạng, đặc biệt là các quận, huyện phía Tây đang ở bước xuất phát điểm. Nguồn lực cán bộ về CNTT còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng. Một số cán bộ, công chức, viên chức chưa có khả năng sử dụng, khai thác thông tin, dữ liệu trên mạng một cách độc lập và chưa tích cực, chủ động trong việc học tập, tự trang bị kiến thức về CNTT.

- Hiện nay, Thành phố vẫn rất thiếu cán bộ chuyên trách CNTT giỏi về kỹ thuật đồng thời có kiến thức chuyên môn về quản lý nhà nước, có đủ khả năng hướng dẫn sử dụng, nâng cao kỹ năng và tham mưu cho Lãnh đạo các cấp lập kế hoạch, triển khai các chương trình ứng dụng CNTT tại cơ quan mình.

- Số cán bộ CNTT của mỗi đơn vị rất ít, mặt khác mỗi cán bộ CNTT lại đảm nhiệm nhiều chức năng. Do vậy nên chưa phát huy được vai trò của cán bộ chuyên trách CNTT.

Đơn vị có cán bộ phụ trách CNTT riêng: 52/59 (88,14%) Số cán bộ làm CNTT từ 3 người trở lên: 15/59 (25,42%) Số cán bộ làm CNTT từ 1 đến 2 người: 37/59 (62,71%) Đơn vị chỉ có cán bộ kiêm nhiệm CNTT: 5/59 (8,47%)

- Những đơn vị không có Trung tâm CNTT thì có chuyên viên phụ trách CNTT. Phần lớn có trình độ đại học hoặc cao đẳng về lĩnh vực CNTT hoặc điện tử, viễn thông. Tỷ lệ có chuyên viên phụ trách CNTT ở các đơn vị như sau:

- Khối sở ban ngành, số đơn vị có chuyên viên phụ trách CNTT là 28/30 (93,33 %).

- Khối quận huyện thị xã, số đơn vị có chuyên viên phụ trách CNTT là 29/29 (100%). Tổng hợp chung tất cả, số đơn vị có chuyên viên phụ trách CNTT là 96,61 % - Trong số 8% đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách CNTT thì hoặc là lãnh đạo Văn phòng hay lãnh đạo Phòng Văn hoá thông tin đảm nhiệm luôn việc này, hoặc là một cán bộ nào đó có biết đôi chút về CNTT được phân công kiêm nhiệm.

Do còn hạn chế về trình độ CNTT hoặc hạn chế thời gian nên công việc được giao về CNTT khó đảm bảo chất lượng.

- Đối với chuyên viên CNTT trong các Trung tâm CNTT, tất cả đều có trình độ đại học trở lên và phần lớn họ đều là biên chế, còn đối với cán bộ hợp đồng chuyên trách CNTT, nền tảng học vấn cũng ít nhất từ cao đẳng trở lên.

- Khối xã, phường thị trấn hiện nay chưa có chức danh cán bộ chuyên trách CNTT (do qui định về 7 chức danh công chức xã phường của Bộ Nội vụ), hiện tại việc duy trì và quản lý hệ thống CNTT tại các xã phường đều là cán bộ kiêm nhiệm, tùy theo từng xã phường nhiệm vụ này được giao cho cán bộ văn hóa hoặc cán bộ văn phòng, nguồn nhân lực này hầu hết mới chỉ được đạo tạo về tin học cơ bản vì vậy rất yếu khi triển khai các ứng dụng.

1.2.2.2. Trong khối doanh nghiệp

Theo thống kê của báo cáo tổng hợp VN ICT Index 2011 toàn Thành phố có khoảng 3000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT với khoảng 83.000 nhân lực.

Lĩnh vực công nghiệp phần mềm và dịch vụ:

Hiện có khoảng 15.000 người làm việc trong các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ (nguồn Báo cáo chương trình Công nghiệp CNTT Hà Nội). Tuy gia tăng mạnh mẽ về số lượng, nhưng năng suất lao động của lao động phần mềm còn đạt thấp chỉ đạt bình quân khoảng 14.000 USD/người/năm, mức này bằng khoảng 45%

so với Ấn Độ, và 65% so với Trung Quốc. Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp phần mềm lớn, có nhiều dự án gia công cho nước ngoài, năng suất lên tới 17.000 - 20.000 USD/người/năm.

Công nghiệp nội dung số và dịch vụ:

Tổng số nhân lực khoảng 10.000 người có trình độ thuộc các mức trên đại học, đại học, cao đẳng và THCN, rất ít lao động có trình độ thấp hơn. Trong đó, số lao động trực tiếp sản xuất chiếm khoảng 70% tổng lao động.

Công nghiệp phần cứng và dịch vụ:

Trong những năm gần đây tốc độ tăng nhân lực cho công nghiệp phần cứng bình quân đạt 10%/năm. Về cơ cấu lao động, có 10% tham gia sản xuất thiết bị viễn thông, 25% tham gia sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính, còn lại là sản xuất các sản phẩm điện tử và điện gia dụng. Khoảng 90% lao động có trình độ chuyên môn về điện tử, viễn thông và CNTT. Tổng cộng khoảng 58,000 lao động.

1.2.2.3. Trong cộng đồng

Số liệu thống kê về nguồn lực trong cộng đồng được thể hiện trong bảng 1.4 Bảng 1.4: Thống kê về nguồn lực trong cộng đồng

Stt Nội dung Số liệu thống kê

1 Tổng dân số 6.763.100

2 Tổng số hộ gia đình 1.892.000

3 Tổng số doanh nghiệp 112.286

4 Tổng số lao động của các doanh nghiệp 2.700.000

5 Tổng số lao động trong các đơn vị SX-KD CNTT 35.000

6 Tổng dân số trên 15 tuổi 5.175.614

7 Tổng số người trên 15 tuổi biết đọc, viết 5.123.859 8 Tổng số người trong độ tuổi học Phổ thông 304.356

9 Tổng số người đang học Phổ thông 991.773

11 Tổng số người trong độ tuổi học Đại học, Cao Đẳng 488.396 11 Tổng số người đang học Đại học, Cao đẳng 840.995

- Qua thống kê số liệu bảng 1.4 có thể nhận thấy, kể từ sau khi mở rộng địa giới hành chính, số lao động trên địa bàn Thủ đô chiếm tỷ lệ 78,1% dân số trong đó có việc làm trong các doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 40% (tỷ lệ nhân lực trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh CNTT chiếm 1,3% số lao động trong các doanh nghiệp); đồng thời số lao động đã qua trình độ cao đẳng và đại học chỉ chiếm 49,1%. Điều đó cho thấy nguồn nhân lực trong nhân dân tuy đông về số lượng nhưng nhìn chung chất lượng vẫn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cntt cho các cơ quan quản lý nhà nước thuộc thành phố hà nội đến năm 2020 và định hướng đến 2030 (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)