Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CNTT
3.5. Kiến nghị với UBND Thành phố
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và truyền thông ở các cấp và địa phương đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc “Năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển”. Xây dựng chức danh cán bộ quản lý thông tin, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý công nghệ thông tin và truyền thông các cấp và
có chế độ đãi ngộ hợp lý.
Nhanh chóng xây dựng hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Đưa vào mục lục ngân sách nhà nước loại chi riêng cho công nghệ thông tin và truyền thông.
Xây dựng và thống nhất các tiêu chuẩn quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông.
Nghiên cứu, xây dựng quy định bắt buộc cán bộ sử dụng phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông trong công việc, quy chế về khai thác, cập nhật và chia sẻ thông tin.
Thực hiện tốt công tác thống kê, phân tích dự báo nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin của Thành phố
Ban hành các chính sách đãi ngộ có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực công nghệ thông tin phát triển.
Có chính sách hỗ trợ các đơn vị đào tạo công nghệ thông tin phát triển về hạ tầng, đội ngũ giáo viên, cải tiến và đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo.
Giao cho Sở Thông tin truyền thông chủ động hợp tác, liên kết với các thành phố lớn trong nước về đào tạo nguồn nhân lực CNTT như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... để đồng bộ hóa trong toàn bộ hệ thống Chính phủ điện tử của cả nước.
Xây dựng kế hoạch bố trí nguồn kinh phí hợp để phát triển hạ tầng CNTT và nâng cao công tác đào tạo về CNTT
Tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh liên kết trong công tác phát triển hạ tầng CNTT và đào tạo CNTT.
Có chính sách hỗ trợ các học viên là các công chức xã phường tại các vùng sâu vùng xa có điều kiện tham gia các khóa đào tạo về CNTT.
Tiếp tục thực hiện chủ trương thu hút nhân tài vào các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố.
Tạo môi trường lành mạnh cho các nhà đầu tư.
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và truyền thông ở
các cấp Trung ương và địa phương đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc “Năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển”. Xây dựng chức danh cán bộ quản lý thông tin, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý công nghệ thông tin và truyền thông các cấp và có chế độ đãi ngộ hợp lý. Nhanh chóng xây dựng hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đưa vào mục lục ngân sách nhà nước loại chi riêng cho công nghệ thông tin và truyền thông. Xây dựng và thống nhất các tiêu chuẩn quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông.
Nghiên cứu, xây dựng quy định bắt buộc cán bộ sử dụng phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông trong công việc, quy chế về khai thác, cập nhật và chia sẻ thông tin.
Kết luận chương 3
Để đạt được mục tiêu của Chính phủ cũng như thực hiện qui hoạch phát triển CNTT Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030, ngoài các giải pháp chung trong các văn bản của Chính phủ, mỗi một thành phố cần có vận dụng sáng tạo cũng như có những giải pháp phát triển nhân lực CNTT riêng phù hợp với từng địa phương, ngành, có vậy mới đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở những phân tích cụ thể về hiện trạng phát triển nhân lực CNTT của thành phố Hà Nội, căn cứ vào những định hướng phát triển CNTT của Việt Nam nói chung, của thành phố Hà Nội nói riêng, luận văn xin đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển nhân lực CNTT, đảm bảo hoạt động của các cơ quan nhà nước Hà Nội, tiến tới xây dựng nền hành chính điện tử phục vụ người dân minh bạch và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia.
Với quyết tâm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tri thức, hướng tới xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 sẽ được xây dựng theo định hướng quy hoạch phát triển CNTT thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, đồng thời hiện thực hóa việc triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế", Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) trên địa bàn Thành phố Hà Nội với các mục tiêu sau:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính quyền điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao, trong nhiều lĩnh vực, hướng tới xây dựng xã hội thông tin và lấy sự hài lòng của người dân là thước đo thành công của ứng dụng CNTT. Đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế và hướng tới xây dựng thành phố Hà Nội thông minh hơn.
Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT đồng bộ, thống nhất toàn Thành phố và liên thông với hạ tầng của quốc gia; Duy trì, phát triển mạng diện rộng (WAN) tốc độ cao cung cấp đa dịch vụ đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, dữ
liệu và các giao dịch giữa các cơ quan trên môi trường mạng “an toàn, bảo mật”, đảm bảo giữ vững chủ quyền trên không gian mạng.
Ứng dụng CNTT một cách sâu rộng hiệu quả, gắn kết với công tác cải cách hành chính làm nền tảng xây dựng “chính quyền điện tử”, tiếp tục xây dựng các ứng dụng dùng chung, các cơ sở dữ liệu cốt lõi-chia sẻ quan trọng, các ứng dụng nghiệp vụ và cơ sở dữ liệu chuyên ngành kết nối thông tin trực tuyến với cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ quản lý, điều hành và triển khai cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, dịch vụ công thiết yếu ở mức độ 3 và 4 cho công dân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao mức độ sẵn sàng về ứng dụng, phát triển CNTT của cơ quan, đơn vị.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực (đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao) đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực hoạt động của Thành phố.
Để đạt được chiến lược xây dựng Chính phủ điện tử, Thành phố thông minh hơn theo kế hoạch đề ra của Thành phố, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ, năng lực về công nghệ thông tin để đảm bảo thực hiện những mục tiêu đề ra tiến tới cải cách hành chính, xây dựng một cơ quan không giấy, văn minh hiện đại xứng tầm là Thủ đô của đất nước. Đây là thách thức cũng như cơ hội cho mỗi cán bộ công chức của Thành phố Hà Nội phấn đấu để đạt được.
Với kiến thức đã được học cũng như đang công tác tại Sở Thông tin truyền thông Hà Nội em rất mong qua luận văn: “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội đến năm 2030” đưa ra những giải pháp và đề xuất để có thể áp dụng vào thực tế của Thành phố nhằm góp phần phát triển về công nghệ thông tin cho Thành phố Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội (2014), Báo cáo ICT Index 2014 của Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội.
2. Sở Thông tin và Truyền thông Tp. Hà Nội (2004-2014), Báo cáo kết quả 10 năm xây dựng và phát triển
3. Thủ tướng chính phủ (2005), Quyết định số 246/2005/QĐ-TTG ngày 6/10/2005 của Thủ tưởng Chính phủ về “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”,
4. Trung tâm đào tạo CNTT-TT, Báo cáo khảo sát nhân lực CNTT Sở, ngành, quận huyện.
5. Trung tâm đào tạo CNTT-TT, Báo cáo tình hình hợp tác với Ấn Độ
6. UBND Tp. Hà Nội (2011), Quyết định số 4645/QĐ-UBND ngày 6/10/2011 về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp CNTT thành phố Hà Nội đến năm 2015 định hướng đến năm 2020
7. UBND Tp. Hà Nội (2012), Quyết định số 3855/QĐ-UBND ngày 28/8/2012 về việc phê duyệt chương trình mục tiệu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015.
8. UBND Tp. Hà Nội (2012), Quyết định số 6109/Q Đ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND Thành phố Hà Nội “về việc phê duyệt qui hoạch phát triển CNTT thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
9. UBND Tp. Hà Nội (2013), Kế hoạch 107/KH-UBND ngày 26/6/2013 về phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013 của UBND Thành phố Hà Nội.