CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
1.5. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
1.5.1. Phương pháp luận xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, là quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một địa bàn, lãnh thổ. Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo thuộc loại quy hoạch của ngành và lĩnh vực. Vì thế, quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo là một bộ phận không thể tách rời của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo là bản luận chứng khoa học trong đó có thể hiện sự bố trí, sắp xếp toàn bộ cả nhân lực, vật lực phục vụ cho phát triển giáo dục - đào tạo theo một quy trình hợp lý cho từng thời gian làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn và cả ngắn hạn.
Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo dựa trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích thực trạng tình hình giáo dục - đào tạo, tìm ra những điểm mạnh, những điểm yếu kém, những thuận lợi và khó khăn, nắm bắt thời cơ, thách thức, tiên đoán xu thế phát triển giáo dục - đào tạo, xác định các mục tiêu và nguồn lực có thể huy động được trong tương lai. Từ đó, đề ra các phương pháp thích hợp cùng với các giải pháp phát triển, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng giáo viên; bố trí mạng lưới trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng trường, lớp, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục - đào tạo theo các bước đi thích hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, từng vùng và cả nước.
b) Mục đích, yêu cầu quy hoạch phát triển giáo dục
* Mục đích
Mục đích cơ bản của quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo là:
- Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo là xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chủ trương chính sách về giáo dục, đào tạo; là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển, các dự án đầu tư xây dựng dài hạn, năm năm, hàng năm của ngành giáo dục - đào tạo trong mối tổng quan nền kinh tế - xã hội.
- Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo nhằm phát huy các tiềm lực của nội bộ ngành (đội ngũ, cơ sở vật chất kỹ thuật), của toàn xã hội (vốn đầu tư, trí tuệ) và những triển vọng của đất nước để từng bước
đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày càng gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình đất nước đổi mới hiện nay.
- Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của mọi người, xây dựng một xã hội học tập, học tập suốt đời; sắp xếp, bố trí và hình thành mạng lưới trường lớp một cách hợp lý; đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thư viện trường học đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;
xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đảm bảo về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
* Yêu cầu
Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo có những yêu cầu cơ bản sau:
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quy hoạch giáo dục - đào tạo phải phù hợp với đường lối, chiến lược của Đảng và Nhà nước. Đường lối của Đảng là định hướng chiến lược cho mọi hành động của cả hệ thống chính trị, của các ngành, các cấp. Đường lối giáo dục của Đảng ta là thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân trong quá trình phát triển nền giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục của Nhà nước là một bước cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng. Nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo là phải vận dụng sáng tạo nguyên lý giáo dục của Đảng nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đề ra. Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo phải căn cứ vào các mục tiêu, giải pháp của chiến lược phát triển giáo dục đã đề ra:
- Phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Phải phù hợp với quy hoạch của các ngành khác có liên quan ở địa phương.
- Phải phù hợp với quy mô, cơ cấu và phân bổ dân số. Quy mô, cơ cấu và phân bố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo phù hợp với quy mô, cơ cấu và phân bố dân số sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân và đảm bảo được sự huy động sức người, sức của trong nhân dân cho sự phát triển của giáo dục - đào tạo.
- Phải kết hợp những yêu cầu trước mắt và yêu cầu có tính lâu dài, xác định rõ những vấn đề bức xúc và trọng điểm đầu tư để tạo ra bước ngoặt hoặc điểm nhấn cho toàn bộ hệ thống.
- Phải xử lý tốt mối quan hệ giữa ngành giáo dục - đào tạo với các ngành và các lĩnh vực khác; thể hiện được đặc thù của ngành vừa là phúc lợi cho xã hội, vừa là ngành cung cấp dịch vụ. Vì thế, cần phải xác định cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động để đảm bảo hiệu quả và công bằng xã hội về giáo dục, đáp ứng được yêu cầu xã hội hóa giáo dục.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục mầm non là một nội dung của hoạt động quản lý giáo dục. Việc xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục mầm non cũng tuân thủ chu trình phương pháp luận đối với hoạt động quản lý. Cụ thể là qua 4 bước.
Bước 1: Xác định quan điểm, đường lối
- Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển giáo dục - đào tạo nói riêng.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục - đào tạo của cả nước.
- Quan điểm, chính sách địa phương về phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo.
Tóm lại, bước 1 là bước nhằm xác định các căn cứ xuất phát của việc xây dựng quy hoạch.
Bước 2: Phân tích, đánh giá thực trạng
Để làm tường minh về thời gian, không gian của các sự kiện; phát hiện mâu thuẫn giữa các sự việc. Từ phân tích thực trạng để dự báo trạng thái tương lai của giáo dục mầm non.
Bước 3: Phát hiện xu thế
- Tìm ra quy luật và sự vận hành có tính quy luật của sự phát triển các yếu tố trong giáo dục mầm non.
- Dự báo các phương án phát triển và định lượng các chỉ tiêu phát triển.
Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện
- Biện pháp giải quyết các cân đối cho phát triển.
- Biện pháp chỉ đạo, quản lý.
- Khuyến nghị các cấp quản lý về chính sách, chế độ, giải pháp đối với sự phát triển của giáo dục mầm non.
PHÁT HIỆN XU THẾ
Sơ đồ 1.3: Chu trình phương pháp luận xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục mầm non
BIỆN PHÁP PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH QUAN ĐIỂM
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MN
1.5.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch giáo dục - đào tạo và các ngành, lĩnh vực khác với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch phát triển giáo dục là một bộ phận hữu cơ của quy hoạch phát triển giáo dục cả nước, có quan hệ chặt chẽ với các dự án của ngành, lĩnh vực khác tại địa phương và với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ để xử lý tốt những vấn đề liên ngành, liên vùng, làm cho dự án quy hoạch có tính thống nhất cao.
Quy hoạch phát triển giáo dục làm cơ sở cho các dự án quy hoạch khác, như:
Xác định số lượng lao động được đào tạo, định hướng trình độ phát triển dân trí;
đồng thời cũng tính toán được nhu cầu các loại sản phẩm mà các ngành sản xuất cung cấp cho ngành giáo dục (giấy viết, bàn ghế học sinh, giáo viên, thiết bị và đồ dùng dạy học...).
Quy hoạch phát triển giáo dục dựa trên kết quả nghiên cứu của các dự án quy hoạch khác, như: Dự báo dân số, phân bổ dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu nguồn nhân lực, quy mô phát triển các ngành sản xuất.
1.5.3. Phương pháp dự báo được sử dụng khi xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục
Dự báo phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những căn cứ quan trọng của việc xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo. Dựa trên cơ sở dự báo có khoa học, người ta căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển của giáo dục - đào tạo của địa bàn nghiên cứu.
Quá trình dự báo phát triển giáo dục - đào tạo có thể phác họa theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4: Quá trình dự báo phát triển giáo dục - đào tạo
Qua sơ đồ trên, chúng ta thấy rằng để xác định trạng thái tương lai của giáo dục phải bắt đầu từ việc nghiên cứu các yếu tố:
- Quá trình phát triển của giáo dục là nền tảng, là cơ sở cho ta đánh giá những điều kiện cả về tình hình, những thuận lợi, khó khăn, điều kiện lịch sử khách quan, chủ quan để hình thành nên nền giáo dục. Qua đó giúp cho các nhà quy hoạch xác định được tình hình, vị trí của nền giáo dục để tiến hành công tác quy hoạch.
- Hiện trạng giáo dục là những gì có ở hiện tại đạt được qua quá trình phát triển của nền giáo dục. Đồng thời, hiện trạng giáo dục cũng là nền tảng, là cơ sở để có biện pháp quy hoạch cho phù hợp.
- Các nhân tố ảnh hưởng tác động đến trạng thái quán tính của hệ thống giáo dục bao gồm nhân tố tự nhiên, địa lý, các quyết sách của Đảng, Nhà nước, mặt bằng dân trí, phong tục, tập quán, phong trào và các nguồn lực tác động. Các nhân tố tác động đến trạng thái của
Trạng thái quán tính của hệ thống giáo dục - đào tạo Quá trình phát
triển giáo dục - đào tạo
Các nhân tố ảnh hưởng
Hiện trạng giáo dục - đào tạo
Các nhân tố ảnh hưởng
Trạng thái tương lai với xác suất P3 Trạng thái tương lai
với xác suất P2 Trạng thái tương lai
với xác suất P1
hệ thống giáo dục – đào tạo ảnh hưởng phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, xã hội nhất định của một giai đoạn nhất định.
Từ các yếu tố trên tác động đến trạng thái quán tính của hệ thống giáo dục – đào tạo cho ra các trạng thái dự báo tình hình trong tương lai. Điều kiện tốt, nền tảng tốt, nhân tố ảnh hưởng tốt thì khả năng bao giờ cũng tốt (tuy nhiên cũng còn yếu tố rủi ro, đột xuất về kinh tế, xã hội tác động). Mặt khác, còn nhiều khả năng có thể xảy ra trên cơ sở dự báo không như chúng ta nghĩ, chỉ một yếu tố bất lợi thôi, cũng ảnh hưởng, chi phối nhiều đến dự báo.
Bên cạnh việc nghiên cứu quá trình phát triển của giáo dục, hiện trạng giáo dục và các nhân tố ảnh hưởng tác động đến trạng thái quán tính của hệ thống giáo dục, để dự báo phát triển giáo dục phải dựa vào dự báo về tình hình dân số, phân bổ dân cư trong từng địa phương, dự báo nhu cầu của xã hội về giáo dục - đào tạo, dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dự báo về thu nhập bình quân đầu người, dự báo các nguồn lực mà hệ thống giáo dục có thể huy động được.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Bằng việc hệ thống một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý giáo dục, luận văn trình bày một số khái niệm cơ bản của hoạt động quản lý, khái quát mục tiêu, chủ trương đổi mới và phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công tác quy hoạch phát triển các trường mầm non của tỉnh đến năm 2020 trên cơ sở đặc điểm tình hình của địa phương, các phương pháp dự báo... Kết thúc chương 1, chúng tôi rút ra một số điểm cơ bản như sau:
- Quy hoạch phát triển các trường Mầm non phải đảm bảo tính hài hòa, phù hợp với điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm của địa phương.
- Trường Mầm non là loại trường mang tính đặc thù, mục tiêu đào tạo của trường là giúp cho trẻ phát triển thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm, thẩm mỹ, hoàn chỉnh những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Vì vậy, quy hoạch các trường Mầm non là việc rất cần thiết, cấp bách đối với tỉnh Trà Vinh hiện nay.
- Các khái niệm và phương hướng, mục tiêu, nội dung, yêu cầu quy hoạch phát triển các trường Mầm non được trình bày ở chương này là cơ sở để xây dựng các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2