CHƯƠNG 3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
3.1.4. Các định mức tính toán đến năm 2020
Trên cơ sở hiện trạng, tình hình dân số và điều kiện kinh tế - xã hội, dự báo đến năm 2020 định hướng phát triển số lớp, số học sinh các lớp nội dung như sau:
Bảng 3.2 Dự báo phát triển số lớp, số học sinh các lớp đến năm 2020 Năm học Số lớp nhóm
Mầm non
Số cháu học sinh Ghi chú
2012 - 2013 1.497 32.939
2013 - 2014 1.519 33.420
2014 - 2015 1.567 34.488
2015 - 2016 1.614 35.520
2016 - 2017 1.456 36.410
2017 - 2018 1.655 37.575
2018 - 2019 1.742 38.326
2019 - 2010 1.789 39.361
2020 - 2021 1.808 39.793
Bảng 3.3 Dự báo về quy mô trường lớp mầm non đến năm 2020 Giai đoạn B/Q Số
lớp/trường
B/Q Số cháu/giáo viên
Nhu cầu diện tích B/Q m2/cháu
Ghi chú
2010 - 2015 8 - 11 20 - 35 4 - 6
2015 - 2020 10 - 15 15 - 25 8- 12
Trên cơ sở các số liệu, chỉ tiêu trên, làm cơ sở, định hướng để quy hoạch về quy mô trường lớp, nhu cầu cả về cơ sở vật chất phục vụ cho thời kỳ quy hoạch.
Đồng thời là định hướng đến thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về trường đạt chuẩn Quốc gia trong sắp tới.
3.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG HỌC SINH CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020
* Quy hoạch số lượng học sinh
Dự báo quy mô học sinh: Quy mô học sinh là cơ sở chính phục vụ cho công tác xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống các trường. Có nhiều phương pháp để dự báo số lượng học sinh, việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác phụ thuộc vào yêu cầu đặt ra cho mục tiêu dự báo và khả năng số liệu hiện có.
Phương án 1: Dùng phương pháp ngoại suy xu thế (ngoại suy theo dãy thời gian) để tính tỷ lệ học sinh trong dân số độ tuổi.
Trên cơ sở số liệu thu thập được về số lượng học sinh mầm non tỉnh Trà Vinh từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2011 - 2012.
Qua đó để dự báo số lượng học sinh mầm non tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 theo phương pháp này, chúng ta thực hiện theo các cách sau:
Bước 1: Thống kê số lượng học sinh mầm non từ năm 2008 - 2012 và tính tỷ lệ học sinh đi học so với dân số trong độ tuổi từ 3 - 5 tuổi.
Bước 2: Căn cứ số lượng học sinh trong các năm qua, xác định xu thế phát triển tỷ lệ học sinh đi học theo thời gian, dùng phương pháp ngoại suy theo hàm xu thế đã xác định trong quá khứ để tính tỷ lệ học sinh đi học theo những năm dự báo.
Bước 3: Tính toán tỷ lệ học sinh trong tương lai dựa vào hàm xu thế và dự báo dân số trong độ tuổi để suy ra số lượng học sinh đến trường từng năm trong tương lai.
Một số công thức tính toán sử dụng khi xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục:
a. Tốc độ phát triển liên hoàn
Là tỉ số giữa mức độ kỳ nghiên cứu yi với mức độ liền trước đó:
) ,...
2 , 1 (
1
n y i
t y
i
i i
b. Tốc độ phát triển định gốc
Là tỉ số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) với mức độ kỳ gốc (y1)
) ,..., 2 , 1 (
1
y n t y
i i i
c. Tốc độ phát triển bình quân Được tính bởi công thức
1 2 3 4
_ n t t t ...tn t
Hay: 1
1 1
1 2 1 2
3 1 _ 2
...
n n
n
n n n
n
y y y
y y
y y
y y t y
d. Tỉ lệ nhập học của một cấp, bậc học
Là số phần trăm giữa số học sinh (SHS) mới tuyển vào lớp đầu của cấp, bậc học với dân số độ tuổi đúng của lớp đầu cấp, bậc học trong năm t
e. Tỉ lệ đi học của một cấp, bậc học
= x 100%
Tỉ lệ nhập học một bậc, cấp học năm học t
SHS tuyển mới vào lớp đầu cấp, bậc học năm t Dân số độ tuổi đúng của lớp
đầu cấp, bậc học năm học t
Tổng SHS tiểu học Tổng số dân độ tuổi 6 - 10 tuổi
Tỉ lệ đi học tiểu học = x 100%
x 100%
Tổng SHS THCS Tỉ lệ đi học THCS =
Tổng số dân độ tuổi 11 - 14 tuổi Tổng SHS THPT
Tỉ lệ đi học THPT =
Tổng số dân độ tuổi 15 - 17 tuổi
x 100%
g. Tỉ lệ đi học đúng độ tuổi của cấp, bậc học
h. Tỉ lệ chuyển cấp năm t
i. Quy tương đối trị giá đồng tiền đầu tư cho giáo dục theo tỉ lệ trượt giá hàng năm về một thời điểm để so sánh
Giả sử năm gốc tổng kinh phí đầu tư là M1, tỉ lệ % trượt giá tăng thêm theo công bố của Tổng cục Thống kê qua các năm yừ các năm 1 đến 2, 2 đến 3,..., n-1 đến n, lần lượt là t1, t2, t3,..., tn-1.
Ta quy ước công thức tổng kinh phí đầu tư cho năm gốc quy ra tại năm n là:
Mqđ = M1 x (100% + t1) x (100% + t2) x ... x (100% + tn-1)
Ngày nay nhờ vào sự trợ giúp của máy tính khối lượng công việc tính toán này trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, những người làm công tác dự báo cần phải có kế hoạch để có được các chương trình dựng cho các bài toán dự báo của mình.
Tổng SHS tiểu học 6 - 10 tuổi Tỉ lệ đi học
đúng độ tuổi Tiểu học
= x 100%
Dân số 6 - 10 tuổi
Tổng SHS THCS 11 - 14 tuổi Dân số 11 - 14 tuổi Tỉ lệ đi học
đúng độ tuổi THCS
= x 100%
Tổng SHS THPT 15 - 17 tuổi Dân số 15 - 17 tuổi Tỉ lệ đi học
đúng độ tuổi THPT
= x 100%
SHS tuyển mới vào lớp đầu cấp năm học t
SHS lớp cuối cấp họcdưới đầu năm học (t - 1)
Tỉ lệ chuyển cấp
năm học t = x 100%
Cần áp dụng một vài phương pháp dự báo khác nhau để có thể so sánh phân tích tìm ra phương án hợp lý. Với mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vì thế nên áp dụng một vài phương pháp dự báo, để từ đó xác định phương án hợp lý.
Phương án hợp lý là phương án phát huy được khả năng tối đa các nguồn lực và có tính khả thi cao nhất. Trong dự báo người ta đưa ra các phương án khác nhau, thường là ở ba mức độ: Max, trung bình và min. Việc đề xuất nên chọn phương pháp dự báo nào thường nhờ vào phương pháp chuyên gia.
Từ kết quả tính toán trên, chúng ta dự báo được số lượng học sinh mầm non ở tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2013 - 2020 như sau:
Bảng 3.4: Thống kế số dân số và học sinh mầm non tỉnh Trà Vinh (2007 -2012) Năm học Dân số
(người)
Độ tuổi 0-4
Tổng số học sinh (cháu)
Tỷ lệ học sinh/độ tuổi
2007-2008 997.188 75.101 27.717 36,9
2008- 2009 1.000.782 75.376 29.373 38,97
2009- 2010 1.003.164 75.551 29.363 38,9
2010- 2011 1.005.856 74.565 30.962 41,5
2011-2012 1.012.648 74.305 32.231 43,4
(Nguồn: Cục Thống kê và Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh)
Qua các số liệu thao mẫu thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 0 - 4 tuổi có xu thế giảm dần, do tình hình thực hiện chính sách dân số, do điều kiện, xu thế chung của xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ vào mầm non tăng dần hàng năm. Điều đó cho thấy, ý thức trong nhân dân có nâng lên, điều kiện ngày càng tốt hơn, huy động ngày càng tăng trẻ đến trường, tỷ lệ tăng theo chiều thuận và tỷ lệ học sinh/độ tuổi càng ngày càng tăng.
Bảng 3.5: Dự báo số lượng học sinh mầm non tỉnh Trà Vinh (2012 - 2020)
Năm học Số trường Mầm non
Số nhóm lớp Mầm
non
Số cháu học sinh Ghi chú
2012 - 2013 108 1.497 32.939 Bình quân tăng
hàng năm 2,7-3,2%
2013 - 2014 109 1.519 33.420 Bình quân 22
trẻ/lớp
2014 - 2015 110 1.567 34.488
2015 - 2016 111 1.614 35.520
2016 - 2017 113 1.456 36.410
2017 - 2018 115 1.655 37.575
2018 - 2019 118 1.742 38.326
2019 - 2010 121 1.789 39.361
2020 - 2021 125 1.808 39.793
(Nguồn: Cục Thống kê và Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh)
3.3. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG LỚP a. Định hướng quy hoạch
Theo định hướng của tỉnh sẽ sắp xếp mạng lưới các trường mầm non sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; địa bàn hành chính, giao thông và tiết kiệm được biên chế hành chính. Thành lập thêm một số trường tư thục hoặc dân lập trong những năm kế tiếp, tách bán công khỏi công lập, chuyển một số trường công lập sang tư thục hoặc dân lập tại các địa bàn đông dân cư, có kinh tế phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa loại hình trường học.
b. Quy hoạch chi tiết
Từ năm học 2008 - 2009 đến nay, giáo dục mầm non tỉnh Trà Vinh chỉ có 98 trường, trong đó có 94 trường công lập, 04 trường tư thục, có 05 trường đạt
chuẩn quốc gia (chiếm 5,1%). So với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và tình hình gia tăng dân số hàng năm, kể cả tăng cơ học do hình thành các Khu công nghiệp, Khu kinh tế và các Trung tâm nhiệt điện, các khu dân cư mới... Nên định hướng quy mô phát triển hệ thống các trường mầm non trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 3.6: Quy hoạch mạng lưới các trường mầm non tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2020
TT Huyện - Thành phố NĂM HỌC
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Thành phố Trà Vinh 11 11 11 11 11 11 11 12 13
2 Huyện Châu Thành 14 14 14 14 14 14 14 15 15
3 Huyện Cầu Ngang 15 15 15 15 15 16 16 16 16
4 Huyện Duyên Hải 9 10 11 11 11 11 13 14 15
5 Huyện Trà Cú 19 19 19 19 20 20 20 20 20
6 Huyện Càng Long 17 17 17 17 17 17 18 18 18
7 Huyện Tiểu Cần 12 12 12 13 13 14 14 14 15
8 Huyện Cầu Kè 11 11 11 11 12 12 12 12 13
TỔNG CỘNG 108 109 110 111 113 115 118 121 125
Càng về sau, số lượng trường càng tăng nhanh do nhu cầu công nghiệp hóa, tỷ lệ tăng dân số co học cao, do tiến trình công nghiệp hóa, một số công trình cấp quốc gia đi vào hoạt động, hình thành các khu dân cư mới; mặt khác nhu cầu học tập của xã hội ngày càng tăng, vì vậy đòi hỏi trường mầm non tăng nhanh.
3.4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
Quy hoạch đội ngũ giáo viên đứng lớp
Căn cứ vào số lượng học sinh đã quy hoạch (bảng 3.2, 3.3), căn cứ vào định mức giáo viên được quy định theo Thông tư số 71/2007/BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục Mầm non công lập thì tỷ lệ hao hụt do giáo viên nghỉ hưu, chuyển công tác được tính chung là 0,22%, nhưng xét tình hình thực tiễn của một tỉnh còn khó khăn, số giáo viên thâm niên công tác rất ít, giáo viên có độ tuổi dưới 40 chiếm tỷ lệ 82%, nên định mức phù hợp của giáo dục Mầm non tỉnh trong thời kỳ quy hoạch là 0,18%.
Công thức tính nhu cầu giáo viên cần phải bổ sung hàng năm như sau:
NCBS = NCn+1 - NCn + NCtt
NCBS: Nhu cầu bổ sung giáo viên cho năm thứ n + 1 NCn+1: Nhu cầu chung giáo viên cho năm thứ n + 1 NCn: Nhu cầu chung giáo viên cho năm thứ n
NCtt: Nhu cầu thay thế cho năm thứ n + 1 = NCn x 0,18
Bảng 3.7: Nhu cầu giáo viên Mầm non đứng lớp tỉnh Trà Vinh (2012 - 2020) NĂM HỌC NHU CẦU TOÀN CẤP HỌC NHU CẦU RIÊNG CÔNG LẬP
NC chung
NC phát triển
NC thay thế
NC bổ sung
NC chung
NC phát triển
NC thay thế
NC bổ sung
2012 - 2013 1.497 109 15 124 1.497 109 15 124
2013 - 2014 1.519 22 15 37 1.519 22 15 37
2014 - 2015 1.567 48 16 64 1.567 48 16 64
2015 - 2016 1.614 47 16 63 1.614 47 16 63
2016 - 2017 1.656 51 16 67 1.656 51 16 67
2017 - 2018 1.672 16 17 34 1.672 16 17 34
2018 - 2019 1.742 70 17 87 1.742 70 17 87
2019 - 2020 1.789 47 18 65 1.789 47 18 65
2020 - 2021 1.808 19 18 37 1.808 19 18 37
b. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên - Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ quản lý được tính theo hạng của trường quy định bởi Thông tư liên tịch số 71/2007/BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục Mầm non công lập.
Mỗi trường có 01 hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng quy định cụ thể như sau:
+ Nhà trẻ hạng I có 100 trẻ trở lên có 01 hiệu trưởng.
+ Trường Mẫu giáo, trường Mầm non hạng I, có 02 phó hiệu trưởng.
+ Trường Mẫu giáo, trường Mầm non hạng II, có 01 phó hiệu trưởng.
+ Trường Mẫu giáo, trường Mầm non có 05 điểm trường trở lên được bố trí thêm có 01 phó hiệu trưởng.
Công thức tính được thực hiện như công thức tính nhu cầu của đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, căn cứ vào sự phát triển trường học hàng năm, căn cứ vào độ tuổi của đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay, ta tính được nhu cầu cán bộ quản lý trong thời kỳ quy hoạch
Bảng 3.8 Nhu cầu đội ngũ cán bộ quản lý tỉnh Trà Vinh (2012 - 2020)
NĂM HỌC TỔNG SỐ TRƯỜNG
NHU CẦU CÁN BỘ QUẢN LÝ MẦM NON Nhu cầu
chung
Nhu cầu phát triển
Nhu cầu thay thế
Nhu cầu bổ sung
2012 - 2013 108 324 4 4 8
2013 - 2014 109 327 3 4 7
2014 - 2015 110 330 3 8 11
2015 - 2016 111 333 4 4 7
2016 - 2017 113 339 4 5 9
2017 - 2018 115 345 5 8 13
2018 - 2019 118 354 5 6 11
2019 - 2020 121 363 4 7 11
2020 - 2021 125 375 8 8 16
- Quy hoạch đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên của trường học quy định bởi thông tư liên tịch số 71/2007/BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục Mầm non công lập:
+ Văn phòng (văn thư, thủ quỹ, kế toán, y tế trường học): Mỗi trường được định mức 03 biên chế, trong đó: 01 kế toán, 01 văn thư kiêm thủ quỹ, 01 y tế học đường.
+ Địa bàn không có cơ sở dịch vụ cung ứng cho việc nấu ăn cho trẻ, thì được thuê khoán người nấu ăn: 01 người phục vụ 50 trẻ mẫu giáo hoặc 35 trẻ nhà trẻ.
+ Ngoài ra, đơn vị các trường có quy mô, là địa bàn dân cư có thêm 01 bảo vệ.
Công thức tính nhu cầu nhân viên cần phải bổ sung hàng năm như sau:
NCBS = NCn+1 - NCn + NCtt
NCBS: Nhu cầu bổ sung giáo viên cho năm thứ n + 1 NCn+1: Nhu cầu chung giáo viên cho năm thứ n + 1 NCn: Nhu cầu chung giáo viên cho năm thứ n
NCtt: Nhu cầu thay thế cho năm thứ n + 1 = NCn x 0,1
Bảng 3.9 Nhu cầu đội ngũ nhân viên tỉnh Trà Vinh (2012 - 2020)
NĂM HỌC TỔNG SỐ TRƯỜNG
NHU CẦU ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN MẦM NON Nhu cầu
chung
Nhu cầu phát triển
Nhu cầu thay thế
Nhu cầu bổ sung
2012 - 2013 108 310 6 8 14
2013 - 2014 109 321 12 9 21
2014 - 2015 110 323 8 10 18
2015 - 2016 111 327 3 10 13
2016 - 2017 113 327 5 11 16
2017 - 2018 115 333 10 12 22
2018 - 2019 118 342 5 22 27
2019 - 2020 121 351 10 13 23
2020 - 2021 125 363 10 14 24
Như vậy, trên cơ sở tình hình thực tế về nguồn lực cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên như hiện nay và nhu nhu cầu đáp ứng cho công tác quy hoạch mạng lưới
trường lớp từ nay đến năm 2020 là việc làm không thể thiếu, là yếu tố quan trọng để thực hiện quy hoạch. Trong đó cần lưu ý:
+ Đánh giá thật kỹ số cán bộ quản lý, giáo viên hiện có về năng lực chuyên môn, khả năng để làm cơ sở xác định nhu cầu.
+ Với bộ số liệu về tổng số học sinh Mầm non hàng năm, thì nhu cầu đào tạo, tuyển mới cán bộ quản lý, giáo viên phải theo kịp nhu cầu phát triển học sinh.
+ Xác định biện pháp đào tạo, chính sách thu hút số sinh viên vào học để đào tạo. Mặt khác, cần hết sức quan tâm đến vấn đề đào tạo theo địa chỉ, nhằm đảm bảo sớm khắc phục tình hình thiếu cán bộ quản lý vùng sâu, vùng xa hiện đang thiếu giáo viên, ưu tiên chọn người tại chỗ, người địa phương để dễ dàng bố trí cán bộ. Lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và lựa chọn cán bộ quản lý giáo dục mầm non nói riêng phải hết sức chú ý yêu tố ngày càng hoàn thiện theo hương toàn diện cả về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, ngoại hình...
3.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH 3.5.1. Biện pháp về chủ trương, chính sách chung
a Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và các cấp chính quyền địa phương đối với công tác triển khai thực hiện
- Quy hoạch phát triển các trường mầm non là một bộ phận của quy hoạch phát triển giáo dục, quy hoạch phát triển giáo dục là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch phát triển các trường mầm non có tầm quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, vì giáo dục mầm non là tiền đề khởi đầu cho các cấp học tiếp theo để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh trong mỗi giai đoạn. Việc quy hoạch phát triển giáo dục mầm non
phải được quán triệt thành chủ trương trong các văn bản của Đảng bộ tỉnh và được thể hiện thành chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch thực hiện của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền địa phương. Đây là biện pháp hết sức quan trọng, có ý nghĩa pháp lý hóa các mục tiêu quy hoạch đã được thông qua để biến thành chương trình hành động của toàn xã hội.
- Có cơ chế huy động nguồn vốn đóng góp cho ngành giáo dục từ nhân dân, các nhà hảo tâm và các tổ chức kinh tế - xã hội trong cũng như ngoài nước. Tăng tỷ trọng đầu tư cho giáo dục từ các nguồn đóng góp của nhân dân và từ phía người học bằng việc khuyến khích mở các loại hình trường ngoài công lập theo Luật Giáo dục.
- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về tầm quan trọng và vai trò của giáo dục mầm non đối với việc tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với cấp học mầm non, phát huy tính chủ động, trách nhiệm địa phương và cơ sở trường học.
b. Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về giáo dục - đào tạo Tiếp tục triển khai học tập trong nội bộ và nhân dân nội dung Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII về giáo dục - đào tạo, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 gắn với triển khai, quán triệt sâu rộng trong nội bộ và nhân dân Kết luận số 51 Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, tạo động lực mạnh mẽ triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra;
tiếp tục xem phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; ưu tiên dành các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển giáo dục; từng gia đình, cộng đồng dân cư, cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, đoàn thể xã hội