2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN
2.2.1. Sự phát triển số lượng và chất lượng học tập của học sinh
Số lượng học sinh Mầm non tỉnh Trà Vinh ngày càng tăng do đặc thù là tỉnh có độ tuổi dân số trẻ. Thống kê từ năm 2008 có 25.507 học sinh thì hiện nay có 30.159 học sinh.
Bảng 2.2: Thống kê học sinh Mầm non tỉnh Trà Vinh
Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012
Tổng số 27.717 29.373 29.363 30.962 32.231
(Nguồn: Cục Thống kê và Văn phòng Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh)
Từ biểu thống kê trên cho thấy, trong 05 năm giai đoạn 2007 - 2012, số hoc sinh mầm non của tỉnh tăng hàng năm. Năm học 2008 - 2009 tăng 5,97% so năn học trước; các năm sau cũng liên tục tăng, tốc độ tăng nhanh hơn vài lần lần so tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Điều đó chứng minh rằng, công tác giáo dục mầm non tỉnh nhà có sự tiến bộ, thể hiện điều kiện học tập, ý thức của nhân dân có sự tăng lên, khả năng huy động trẻ đến trường ngày càng tăng.
25000 26000 27000 28000 29000 30000 31000 32000 33000
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
2010 - 2011
2011 - 2012 Tổng số
Tổng số
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ sự phát triển số lượng học sinh mầm non trong 5 năm qua
Bảng 2.3: Thống kê số lớp mầm non và bình quân học sinh/lớp
Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 Số trường
mầm non 95 98 100 100 108
SL học sinh 27.717 29.373 29.363 30.962 32.231
Số lớp học 1.084 1.143 1.183 1.199 1.212
Bình quân
hs/lớp 26 26 25 26 27
(Nguồn: Cục Thống kê và Văn phòng Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh)
Bảng 2.4: Thống kê học sinh dân tộc Khmer bậc Mầm non ở tỉnh Trà Vinh Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 Tổng số
học sinh 27.717 29.373 29.363 30.962 32.231
Học sinh dân tộc Khmer
6.740 7.356 9.085 9.279 9.499
Tỷ lệ % 24,32 25,04 30,94 29,96 29,47
(Nguồn: Cục Thống kê và Văn phòng Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh)
Từ số liệu của mẫu biểu trên cho thấy, tỷ lệ học sinh mầm non qua các năm không ổn định, có sự thay đổi bất thường. Điều đó chứng minh rằng có nhiều yếu tố tác động đến khả năng huy động trẻ ra lớp (do kinh tế - xã hội, đới sống của nhân dân của đồng bào dân tộc, điều kiện địa lý tác động...). Do vậy việc ổn định tỷ lệ học sinh là việc hết sức cần thiết.
Bảng 2.5: Thống kê trẻ Mầm non ngoài công lập tỉnh Trà Vinh
Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 Tổng số
học sinh 27.717 29.373 29.363 30.962 32.231
TS ngoài
công lập 904 1.099 1.145 1.285 1.785
Tỷ lệ so TS
chung 3,26 3,74 3,90 4,15 5,54
(Nguồn: Cục Thống kê và Văn phòng Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh)
Số liệu cho thấy tình hình và công tác xã hội hóa rất khả quan đối với giáo dục mầm non ngoài công lập; tỷ lệ học sinh ngoài công lập tăng đáng kể hàng năm, điều đó cũng do tác động của một số chính sách của Đảng, Nhà nước tác động, cùng với việc ý thức về học tập của nhân dân ngày càng cao, xu thế công nghiệp ngày một phát triển thì nhu cầu gửi trẻ ngày càng tăng, điều này rất phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
b. Chất lượng giáo dục mầm non
- Các trường mầm non cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, đầu tư cho giáo viên theo học những lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, đào tạo trên chuẩn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động và do tâm lý, điều kiện, nên chất lượng học tập vẫn còn thấp so với yêu cầu của mục tiêu, thiếu sự cân đối giữa các vùng, giữa khu vực đô thị và nông thôn, khu vực có đông đồng bào Khmer.
- Về chăm sóc sức khỏe và thực hiện chương trình giáo dục mầm non: 100%
trẻ đến trường được giáo dục và chăm sóc sức khỏe tốt và được bảo vệ an toàn tốt (cả về thể chất và tinh thần), có 91/107 trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non; có 7.091 trẻ mẫu giáo 5 tuổi được học chương trình giáo dục mầm non và học 2 buổi/ngày, đạt tỉ lệ 47,82% so với tổng số trẻ năm tuổi đi học.
Đảm bảo trẻ em đến trường được chăm sóc, giáo dục, được yêu thương, được tôn trọng như nhau; thường xuyên tổ chức các hoạt động chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ ở các lớp mẫu giáo năm tuổi vùng dân tộc Khmer; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, không để xảy ra tai nạn, thương tích đáng tiếc trong từng nhóm, lớp; tất cả trẻ đến trường đều được tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm học và được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ phát triển theo chuẩn mới của tổ chức Y tế Thế giới
Khó khăn
* Trẻ chưa được hưởng chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa 120.000 đồng/tháng/trẻ theo Thông tư số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC (tổng số trẻ 5 tuổi trong diện được hưởng chính sách hỗ trợ là 8.395 trẻ, tổng số tiền được hỗ trợ là 9.066.600.000đ))
* Có 680 lớp Mẫu giáo 5 tuổi, trong đó có 291 lớp học bán trú và 2 buổi/
ngày nhưng số giáo viên dạy lớp Mẫu giáo 5 tuổi chỉ có 726 (số giáo viên dạy lớp bán trú và lớp 2 buổi/ngày là 337). Vì vậy, để tiến hành nuôi dạy trẻ tại trường, giáo viên mầm non phải tăng giờ làm việc tại trường rất nhiều, nhưng chưa được hưởng chính sách thêm giờ, thêm buổi.