Chương 1: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN HOÀI ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 – 2025
1.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức
1.1.3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2030
Theo “Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển các ngành kinh tế đến năm 2020 được tổng quát như sau:
1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội a. Mục tiêu tổng quát
Phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng và tài nguyên của huyện cũng nhƣ những thuận lợi từ bên ngoài nhằm đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ
thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 Hoài Đức trở thành một vùng đô thị phát triển, năm 2030 là trung tâm đô thị hiện đại đạt trình độ phát triển vào loại khá của Thành phố, trên cơ sở coi việc nâng chất hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội làm khâu đột phá và lấy đô thị, dịch vụ làm động lực phát triển trên cơ sở duy trì phát triển bền vững TTCN và làng nghề.
b. Mục têu cụ thể +Mục tiêu về kinh tế:
- Tốc độ tăng GTSX trên địa bàn bình quân giai đoạn 2011-2015 là 13,7%, giai đoạn 2016-2020 đạt 15,1%.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng mạnh tỷ trọng ngành TM-DV.
Cơ cấu các ngành CN-XD, TM-DV và NLTS tương ứng năm 2015 là 55,04% - 40,12% - 4,84% và năm 2020 tương ứng là 50,4% - 47,5% - 2,1%.
- Thu ngân sách năm 2015 và năm 2020 lần lƣợt tăng 2,5 và 5,5 lần so với năm 2010 (giá cố định).
+ Mục tiêu về xã hội:
- Phấn đấu đến năm 2020, 75% số trường trung học đạt chuẩn quốc gia.
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 10%.
- Duy trì và nâng cấp 100% nhà văn hóa xã.
- Từng bước nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đạt mục tiêu 40% trở lên vào 2015 và 70% trở lên vào năm 2020.
Bảng 1.6: Tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Hoài Đức đến năm 2020
Chỉ tiêu
GTSX (giá cố định), tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng, %
2010 2015 2020 11-15 16-20
Tổng
cộng 3.079 5.857 11.807 13,7 15,1
NLTS 294 283 246 -0,8 -2,8
Trồng trọt 118 107 87 -1,9 -4,1
Chăn nuôi 176 176 159 0,0 -2,0
CN-XD 1.758 3.224 5.954 12,9 13,1
Công
nghiệp 1.178 1.897 2.788 10,0 8,0
Xây dựng 580 1.327 3.166 18,0 19,0
TM-DV 1.027 2.350 5.607 18,0 19,0
2. Dự báo tình hình phát triển dân số, tình hình đô thị hóa nông thôn
Tốc độ tăng dân số huyện Hoài Đức những năm 2006-2010 (không tính xã Dương Nội đã được chuyển vào quận Hà Đông) đạt mức bình quân là 2,5%.năm.
Trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên chiếm từ 1,2-1,3%,năm, ở mức khá cao so với bình quân chung của Thành phố và chƣa có dấu hiệu giảm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên cơ học có xu hướng tăng dần, đặc biệt là từ cuối năm 2008 khi Hoài Đức trờ thành huyện ngoại thành Hà Nội, tốc độ tăng dân số lên đến 4,4% năm 2009. Trong những năm tới dự báo tốc độ tăng dân số tự nhiên sẽ giảm dần, nhƣng quá trình đô thị hóa kéo theo biến động cơ học lớn nên tốc độ tăng dân số trên địa bàn sẽ còn tăng mạnh, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cũng không ngừng gia tăng và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong vòng 15-20 năm tới. Từ thực tiễn phát triển dân số gắn với phát triển kinh tế - xã hội của Hoài Đức trong giai đoạn vừa qua, dự báo quy mô dân số của huyện Hoài Đức đến năm 2015 sẽ vào khoảng 224.000 người và năm 2020 sẽ là 267.000 người.
Kể từ năm 2008 khi Hà Tây đƣợc sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, tình hình đô thị hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức đã và đang diễn ra hết sức nóng bỏng. Tính đến thời điếm này huyện đã quy hoạch có 36 khu đô thị mới và nhà ở cao cấp với 94 dự án và tổng diện tích lên tới 2.900 ha, trong đó điển hình nhƣ KĐT Bắc An Khánh, Nam An Khánh, Lê Trọng Tấn… là những khu đô thị có quy mô về diện tích cũng nhƣ quy mô dự án là khá lơn. Trong số này huyện Hoài Đức đã và đang triển khai giải phóng mặt bằng 23 dự án đô thị, nhà ở với diện tích đã thu hồi đất hơn 1.000 ha.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, huyện Hoài Đức đã xác định phát triển các khu đô thị và dịch vụ là chủ yếu (trừ vùng bãi sông Đáy). UBND huyện đã triển khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện ƣớc còn khoảng 1.500 ha, đất phi nông nghiệp khoảng 6.500 ha (riêng đất ở đô thị khoảng 2.900 ha). Đến năm 2020, đất nông nghiệp chỉ còn gần 600 ha, tập trung ở vùng bãi sông Đáy.
3. Phát triển sản xuất nông nghiệp, các hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp Theo quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020, toàn bộ đất nông nghiệp vùng đồng sẽ đƣợc chuyển đổi sang đất đô thị và CN-TTCN, do đó nông nghiệp của huyện sẽ được phát triển toàn bộ tại vùng bãi theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị - sinh thái, sản xuất hàng hóa, có chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và tạo cảnh quan môi trường.
+ Trồng trọt: Tập trung phát triển ngành trồng trọt theo chiều sâu, thâm canh sản xuất để đạt giá trị sản lƣợng khoảng 46,3 triệu đồng/ha. Chuyển dịch cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích các cây rau an toàn, hoa cây cảnh và cây ăn quả. Đến 2020, diện tích đất sản xuất rau an toàn là 150 ha tại các xã Minh Khai, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, An Thượng; 850 ha cây ăn quả tại các xã Yên Sở, Đắk Sở, Song Phương, Vân Côn, Đông La và khoảng 200 ha phát triển các mô hình nông nghiệp tổng hợp gắn du lịch
sinh thái tại các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương và Vân Côn.
+ Chăn nuôi: Phát triển theo phương thức trang trại công nghiệp, an toàn dịch bệnh, áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất; khuyến khích các lò mổ tập trung, thu gom và xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng các cơ sở chế biến thực phẩm.
Chăn nuôi lợn đƣợc xác định là chủ lực của huyện, đến năm 2015 đạt 40.000 con, năng suất 80 kg/con; gia cầm đạt 155.000 con.
4.Phát triển Công nghiệp –xây dựng
Đẩy nhanh tốc độ phát triển CN trên cơ sở phát triển những ngành có lợi thế so sánh (chế biến nông sản, dệt may), gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ, kết hợp nhiều thành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, nâng cao GTSX, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập.
Đầu tƣ phát triển công nghệ, kỹ thuật mới cho những ngành công nghiệp quan trọng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, đồng thời khuyến khích phát triển CN-TTCN truyền thống. Phát triển công nghiệp đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp như sau:
CN chế biến nông sản, thực phẩm: Phát triển CNCB nông sản, thực phẩm nhằm thúc đẩy phát triển nền công nghiệp hàng hóa, tận dụng ƣu thế sẵn có của nông nghiệp, tăng thêm giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường của các loại hàng hóa nông sản.
Công nghiệp dệt may: Dệt là ngành mũi nhọn của huyện, đƣợc duy trì và phát triển tốt ở La Phù và một số địa phương khác. Trong tương lai ngành dệt may cần đƣợc quan tâm phát triển, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh, mở rộng thị trường nhất là thị trường xuất khẩu.
Công nghiệp cơ khí: Dự báo các ngành sẽ phát triển mạnh vào giai đoạn 2011-2015 nhƣ: cơ khí luyện kim (cán thép, tôn,…), cơ khí chế tạo và cơ khí sửa chữa phục vụ cho ngành xây dựng và các ngành công nghiệp khác.
+ Về phát triển các cụm, điểm CN, làng nghề: Tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng tại cụm, điểm CN, đầu tƣ mở rộng và theo chiều sâu các cơ sở công nghiệp hiện có.Tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất, cơ chế đầu tƣ thông thoáng nhăm hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Trong giai đoạn vừa qua, UBND TP Hà Nội đã tiến hành rà soát lại các dự án xây dựng trên địa bàn để có những điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Theo đó dự kiến các CCN nhƣ CCN An Thƣợng (quy mô 100 ha); CCN Đông La (quy mô 30 ha), CCN Lại Yên và điểm CN Cầu Nối – Vân Canh sẽ đƣợc đề nghị lên chính phủ cho phép chuyển đổi thành đất đô thị.
Cụm công nghiệp:
Trên địa bàn huyện có 4 CCN đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt với tổng diện tích 359 ha, bao gồm:
CCN An Khánh: quy mô 34,67 ha, 70% diện tích đã đƣợc lấp đầy. Tuy nhiên sau năm 2015, các cơ sở sản xuất trong CCN này sẽ phải di dời theo QH chung của TP Hà Nội.
CCN Lại Yên: quy mô 26,8 ha, đang đƣợc tiến hành rà soát để điều chỉnh và chuyển đổi hình thức sử dụng từ đất công nghiệp sàng đất xây dựng đô thị.
CCN Lai Xá – Kim Chung: quy mô 49,14 ha, đang hoàn chỉnh đầu tƣ xây dựng hạ tầng.
CCN Trường An: quy mô 140,8 ha, hiện đã giao đất cho 23 doanh nghiệp.
Điểm công nghiệp:
Toàn huyện có 7 ĐCN đã đƣợc phê duyệt với tổng diện tích 199,8 ha, bao gồm:
ĐCN La Phù: quy mô 8,3 ha, đã giao đất cho các DN và hộ SX-KD cá thể.
ĐCN La Phù MR: quy mô 40,8 ha, đang giao DN triển khai đầu tƣ.
ĐCN Cầu Nổi – Vân Canh: quy mô 9,47 ha, đã giao đất cho 4 DN và 2 hộ SX-KD cá thể. Tuy nhiên, hiện ĐCN Cầu Nối – Vân Canh cũng đang đƣợc xem xét để đề nghị chuyển đổi hình thức sử dụng sang đất xây dựng đô thị.
Làng nghề:
Toàn huyện có 51 làng nghề, trong đó có 12 làng nghề đƣợc công nhận đạt đầy đủ các tiêu chí làng nghề. Các làng nghề ở các xã: La Phù, Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai, Đức Giang, An Thƣợng, Sơn Đồng,… làm các nghề nhƣ CB nông sản thực phẩm, dệt, in nhuộm, bánh bún, ảnh,… Một số ngành nghề sản xuất khác nằm xen kẽ trong khu dân cƣ (đồ uống, cơ khí, mộc,…). Trong các làng nghề có nhiều loại hình doanh nghiệp nhƣ: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN tƣ nhân, HTX, tổ hợp sản xuất và kinh tế gia đình.
Về làng nghề: Một số làng nghề có diện tích đất vùng bãi cần quy hoạch bố trí đất phát triển làng nghề, cụ thể: Dương Liễu 20 ha, Cát Quế 20ha và Yên Sở 20 ha.
5. Phát triển dịch vụ, văn hóa xã hội
Xây dựng ngành dịch vụ trở thành ngành quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, chiếm giá trị lớn trong GTSX trên địa bàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc.
Phát triển hệ thống thương mại đồng bộ với hệ thống chợ truyền thống được sắp xếp, nâng cấp và hoàn thiện, đồng thời xây dựng mới một số trung tâm thương mại, siêu thị tại một số trung tâm tiểu vùng và khu đô thị. Hình thành một số trung tâm thương mại lớn ở các KĐT mới được hình thành.
Phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ hiện đại tại các KĐT bao gồm cả trung tâm mua sắm, khách sạn, dịch vụ và xây dựng trung tâm thương mại mới.
Xây dựng hệ thống dịch vụ chất lƣợng và hàm lƣợng chất xám cao nhƣ dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông.
Trong giai đoạn tới, trên địa bàn huyện sẽ thành lập rất nhiều KĐT, khu nhà ở cao cấp, nhà vườn sinh thái, điều này tạo cho ngành TM-DV có bước tăng trưởng đột phá. Phấn đấu đến năm 2015, GTSX của ngành đạt 2.350 tỷ đồng (giá cố định), chiếm 40,1% trong tổng cơ cấu toàn Huyện và đẩy nhanh phát triển đến năm 2020 tỷ lệ này đạt 47,5%. Trong đó, tỷ trọng ngành thương mại trong nội bộ ngành chiếm chủ yếu, tới năm 2015 khoảng 53,3% và năm 2020 khoảng 60,4%.
6. Định hướng phát triển các khu đô thị
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC UBND THÀNH PHỐ ĐANG RÀ SOÁT
STT Tên dự án Diện tích (ha)
Địa điểm
Văn bản pháp lý
Chủ đầu tƣ Quy hoạch 1/2000 Quy hoạch 1/500
1 Khu đô thị Tây Nam
An Khánh 72.00 An Khánh: 48.6ha
An Thƣợng: 23ha 1148(06/5/2008) 1669(19/6/2008) Công ty cổ phần xây dựng Hải Phát 2
Khu dịch vụ và thương mại nhà ở An Thƣợng
3.25 An Thƣợng 2154(20/11/2007) 1575(10/6/2008) Công ty CP ĐT Đô thị và KCN Hoài Đức
3
Khu đô thị Minh Dương - Sơn Đồng (KĐT Sơn Đồng)
28.33 Sơn Đồng: 5.01ha
Lại Yên: 23.32ha 2154(20/7/2007) 2316(11/7/2008)
Công ty CP thực phẩm Minh Dương Công ty TNHH một thành viên ĐTXD Minh Dương
4
Khu nhà ở cán bộ chiến sĩ tổng cục VI Bộ Công an (KĐT Sơn Đồng)
4.84 Lại Yên 2028(04/7/2008) 2359(14/7/2008) Công ty xây dựng Việt Đức
5 Khu nhà ở cao cấp Mê
Công 7. 80 Vân Canh 1615(13/6/2008)
2352(14/7/2008) QĐ điều chỉnh 2933(26/7/2008)
Công ty CP ô tô xe máy Hà Nội
6 Khu biệt thự và căn hộ
cao cấp Hoàng Kim 17.65 Vân Canh 284(01/02/2008)
QĐ điều chỉnh lần 2 1881(30/6/2008) Cty CP ĐTXD Thành Long
7
Khu nhà ở tại lô CIA và IIA thuộc KĐT Đại học Vân Canh
10.09 Vân Canh 1849(27/6/2008) 438(29/02/2008) Cty CP đầu tƣ An Lạc 8 Khu đô thị Tây Đô -
Hoài Đức 40.42 Sơn Đồng: 40.42ha 2473(17/7/2008) Cty CP phát triển nhà Tây Đô 9 Khu nhà ở Green
House 13.13 Song Phương 1792(26/6/2008)
416(28/2/2008) Điều chỉnh 2432(15/7/2008)
Cty CP đầu tƣ Sông Đà - Toàn Cầu
10 Khu biệt thự lô 3 (Đô
thị Mai Linh) 4.00 Song Phương 1148(06/5/2008) 2697(23/7/2008) Cty CP XD Thống Nhất 11 Khu đô thị mới Tây
Nam An Khánh II 15.00 An Khánh 2124(07/7/2008) Cty CP tư vấn và ĐTPT Thương mại
3T 12
Khu trung tâm TMDV và nhà ở cao cấp An Khánh
29.76 An Khánh 1640(16/6/2008)
1692(20/6/20085) QĐ điều chỉnh 2916(25/7/2008)
Các doanh nghiệp cụm công nghiệp An Khánh
13 Khu đô thị Làng cổ
Việt 44.16 La Phù 1670(19/6/2008) 2622(21/7/2008) Công ty CPĐT và TM HSTC
14 Khu đô thị An Thịnh 1
(KĐT An Thịnh) 64.78
Minh Khai: 30.85ha, Đức Thƣợng: 29.80ha, Dương Liễu: 4.11ha
436(29/2/2008) 2619(21/7/2008) Cty TNHH xuất nhập khẩu Văn Minh
15 Khu đô thị An Thịnh 2
(KĐT An Thịnh) 45.07 Dương Liễu: 28.68ha,
Đức Thƣợng: 16.39ha 436(29/2/2008) 2631(21/7/2008) Cty TNHH XD&DV Xuân Tiến - Hòa Bình
16 Khu đô thị An Thịnh 3
(KĐT An Thịnh) 53.18
Dương Liễu: 23.12ha, Đức Thƣợng: 11.76ha, Đức Giang: 18.29ha
436(29/2/2008) 2630(21/7/2008) Cty CP ĐTXD & PT Đông Dương
17 Khu đô thị An Thịnh 5
(KĐT An Thịnh) 50.53 Đức Giang: 38.54ha,
Sơn Đồng: 11.98ha 436(29/2/2008) 2629(21/7/2008) Cty CPĐT&PT Kinh tế Việt Nam
18 Khu đô thị An Thịnh 6
(KĐT An Thịnh) 126.37
Dương Liễu: 17.72ha, Cát Quế: 51.62ha, Đức Giang: 30.58ha, Yên Sở: 13.18ha, Sơn Đồng: 13.26ha
436(29/2/2008) 2628(21/7/2008) Cty ĐTXD cấp thoát nước& môi trường Việt Nam
19 Khu đô thị mới Nam
An Khánh mở rộng 3 34.10 An Khánh 2412(30/12/2006) 1254(17/7/2007) Cty ĐT&PT Đô thị 20
Khu đô thị Litama land
(KĐT Sơn Đồng)
35.30 Sơn Đồng: 27.13ha,
Lại Yên: 8.17ha 2154(20/7/2007) 2059(04/7/2008) Cty CP BĐS LILAMA 21
Khu đô thị mới Sơn Đồng
(KĐT Sơn Đồng)
42.24 Lại Yên: 29.89ha
Di Trạch: 12.35ha 2154(20/7/2007) 2321(11/7/2008)
QĐ điều chỉnh Cty CP ĐT tổng hợp Đông Sơn
22
Khu đô thị Sơn Đồng - Sunshine City
(KĐT Sơn Đồng)
58.83
Kim Chung: 25.78ha, Di Trạch: 32.74ha, Vân Canh: 0,31ha
2154(20/11/2007) QĐ điều chỉnh 652(26/3/2008)
1741(24/6/2008) Cty CP ĐT XD & PT đô thị LILAMA
23 Khu đô thị TCL
(KĐT Sơn Đồng) 62.60
Sơn Đồng: 25.9ha, Lại Yên: 29.5ha, Kim Chung: 2.4ha, Di Trạch: 4.8ha
2154(20/11/2007) 1924(01/7/2008)
Liên doanh: Cty CPXD&HTĐT Đất Việt, Cty CPĐT Trường An, Cty CPĐT LiCoGi18 (Đại diện CT Đất Việt) 24 Khu nhà ở cao cấp
CIRI 2.20 Lại Yên 2472(14/7/2008) Cty CP quan hệ quốc tế - đầu tƣ sản
xuất 25 KLhu nhà ở cao cấp
VIET.INC 10.30 Vân Canh 2028(04/7/2008) 2353(14/7/2008) Cty BĐS tổng hợp Việt 26 Khu đô thị Mai Linh -
Đông Bắc Bộ 106.92
Tiền Yên:
84.44ha,Song Phương:
22.47ha
1792(26/6/2008) 2697(23/7/2008) Cty CP Mai Linh - Đông Đô
27 Điểm dịch vụ du lịch
sinh thái Song Phương 1.62 Song Phương, Lại Yên
1948(27/9/2004) QĐ điều chỉnh lần 3
1255(15/5/2008)
Cty CPTM và DVDL Phương Viên
28 Khu đô thị Dầu Khí -
Đức Giang 58.05 Đức Giang 2029(04/7/2008) Cty CP BĐS tài chính Dầu khí Việt
Nam 29 Khu đô thị Đức Giang
B 3.04 Đức Giang 2029(04/7/2008 Cty CP XD&ĐTPT nông thôn
30 Khu đô thị Trường
Linh 35.50 Đức Giang Đang lập quy hoạch Cty CPĐT PTTM Trường Linh
31 Khu đô thị Yên Phú 59.02 Yên Sở 1793(26/6/2008) 2696(23/7/2008) Cty Cổ phần Vincom 32 Khu đô thị Tây Đô -
Hoài Đức 47.51
Đắc Sở: 40,44ha, Yên Sở: 6.83ha, Tiền Yên:
0.23ha
1849(27/6/2008) 2473(17/7/2008) Cty CPPT nhà Tây Đô
Cộng: 1187.59