Chương 3: QUI HOẠCH VÀ CẢI TẠO LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP HUYỆN HOÀI ĐỨC
4. Nhận xét và lựa chọn phương án
3.4. Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới điện sau cải tạo
3.4.1. Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT
Phần mềm PSS/ADEPT đƣợc các chuyên gia của hãng PTI (Mỹ) viết vào
năm 1992. Đây là phần mềm mô phỏng lưới điện trên máy tính nhằm mục đích tính toán nghiên cứu phục vụ cho việc vận hành cũng như quy hoạch mạng lưới điện, với những chức năng tính toán chính nhƣ sau:
- Tính toán phân bố công suất: phân tích và tính toán điện áp, dòng điện, công suất trên từng nhánh, từng phụ tải cụ thể.
- Tính toán ngắn mạch: Tính toán ngắn mạch tại tất cả các nút trên lưới, bao gồm các loại ngắn mạch 1 pha, 2 pha và 3 pha.
- Tính toán Topo, phân tích điểm dừng tối ƣu: tìm ra những điểm có tổn hao công suất nhỏ nhất trên lưới và đó chính là điểm dừng lưới trong mạng vòng 3 pha.
- Tính toán tụ bù tối ƣu: Tìm ra những điểm tối ƣu để đặt các tụ bù cố định và tụ bù động sao cho tổn thất công suất trên lưới là nhỏ nhất.
- Tính toán các thông số của đường dây tải điện.
- Tính toán phối hợp và bảo vệ.
- Phân tích các thông số và ảnh hưởng của các thành phần sóng hài trên lưới.
- Tính toán phân tích độ tin cậy trên lưới điện.
1. Xây dựng và thiết lập mô hình tính toán
Mô hình tính toán lưới điện được thực hiện bằng phần mềm PSS/ADEPT5.0 + Sơ đồ tính toán và kiểm tra mạng trung áp dựa vào:
+ Sơ đồ nguyên lý lưới điện trung áp huyện Hoài Đức cải tạo.
+ Hệ thống nguồn cung cấp là thanh cái trạm 110kV Hà Đông + Tính toán dòng điện trên các đoạn đường dây trung áp cải tạo.
+ Tính toán kiểm tra điện áp trên toàn mạng và kiểm tra cho nút tải xa nhất.
+ Tính toán khả năng mang tải các lộ đường dây.
+ Phân bố luồng công suất trên toàn mạng.
+ Tính toán và kiểm tra các dạng tổn thất trên toàn mạng và đưa ra phương án hợp lý nhất để vận hành lưới điện.
+ Tính toán phân bố luồng công suất chạy trên toàn mạng khi có các liên kết mạch vòng và tìm điểm tối ưu nhất trong hệ thống bằng phương pháp giải bài toán Topo.
3.4.2. Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới điện sau cải tạo bằng phần mềm PSS/ADEPT
a. Chế độ làm việc bình thường
Trong chế độ này xét cho trường hợp các lộ đường dây làm việc đơn lẻ (chế độ của lưới điện sau cải tạo, ta có kết quả tính toán kiểm tra được cho trong bảng 3.6)
b. Chế độ làm việc sự cố
Trong chế độ này xét trường hợp có lộ đường dây làm việc sự cố máy cắt đầu nguồn hỏng, lúc này các máy cắt mạch vòng sẽ đƣợc đóng lại (có liên kết mạch vòng). Các trường hợp sự cố nặng nề nhất xảy ra khi:
+ Máy biến áp T1 của trạm 110kV Trôi bị sự cố thì máy biến áp T2 sẽ chịu toàn bộ tải của máy biến áp T1 và ngƣợc lại.
Tóm lại: Việc sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính toán sẽ giúp cho việc đánh giá hệ thống lưới điện trung áp cũng như dự báo sự phát triển của phụ tải trong tương lai được chính xác, từ đó có thể đưa ra những phương án quy hoạch và cải tạo lưới điện trung áp khu vực huyện Hoài Đức phù hợp với xu thế phát triển của khu vực.
Sử dụng chương trình PSS/ADEPT để tính toán kiểm tra các chỉ tiêu kĩ thuật cho các lộ đường dây của lưới điện trung áp huyện Hoài Đức cải tạo cho kết quả tính toán tổn thất điện áp và dòng điện trên các lộ đường dây được cho trong bảng 3.6 và 3.7.
Bảng 3.6: Kiểm tra điều kiện dòng nung nóng cho phép trên lộ đường dây
Tên trạm Tên lộ Smax
(MVA) Dây dẫn Dòng cho phép(A)
Dòng thực tế(A)
Kết luận
Trạm 220kV Chèm – 110kV Trôi – 220kV Ba La – TG Trôi
371E1.6 8,596 AC120 380 141,8 Đạt
371E1.31 5,352 AC70 380 88,3 Đạt
373E1.31 6,741 AC120 330 111,2 Đạt
381E1.4 8,803 AC120 330 163,7 Đạt
375E1.4 4,330 AC70 330 244,2 Đạt
471E1.31 4,443 AC95 330 245,5 Đạt
477E1.31 4,308 AC95 330 187,8 Đạt
973 4,230 AC70 330 244,2 Đạt
974 4,243 AC95 330 244,5 Đạt
933 3,408 AC95 330 196,8 Đạt
Bảng 3.7: Tổn thất điện áp lớn nhất trên các lộ đường dây Tên trạm Tên lộ Điện áp (kV) ∆U(kV) Tỷ lệ % Kết luận
Trạm 220kV Chèm - 110kV Trôi – 220 Ba La - TG Trôi
371E1.6 35 1,18 3,37 Đạt
371E1.31 35 0,29 0,82 Đạt
373E1.31 35 0,37 1,13 Đạt
381E1.4 35 0,28 0,82 Đạt
375E1.4 35 0,25 0,82 Đạt
471E1.31 22 0,42 1,12 Đạt
477E1.31 22 0,42 1,13 Đạt
973 10 0,2 2 Đạt
933 10 0,3 3 Đạt
974 10 0,18 1,8 Đạt
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với vị trí địa lí và giao thông thuận lợi, huyện có rất nhiều lợi thế trong việc thu hút đầu tƣ các dự án CN lớn cũng nhƣ các khu ĐTM và dịch vụ du lịch. Đây cũng là một cơ hội để phát triển huyện thành một nền kinh tế đa dạng, phong phú với cơ cấu CN-NN-TMDV hợp lý.
Phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH, tạo thuận lợi trong việc đầu tƣ XDM, nâng câp cải tạo lưới điện, huyện Hoài Đức thực hiện quy hoạch phát triển điện lực huyện có ý nghĩa lớn về KT-XH cũng nhƣ về mặt an ninh chính trị. Đề án Quy hoạch đã dự báo nhu cầu điện đến 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và phục vụ dân sinh. Đã đưa ra sơ đồ phát triển lưới điện dựa trên sự phân tích tổng hợp lưới điện hiện trạng cũng như sự phát triển của các nguồn điện hiện có và dự kiến trong giai đoạn quy hoạch.
Như đã đề cập ở chương I, trong cơ cấu tiêu thụ điện của huyện năm vừa qua, thành phần phụ tải QL&TDDC chiếm tỷ trọng rất cao (trên 70%), tiếp đến là CN-XD với trên 20%. Tuy vậy, với xu hướng CNH-HĐH, trong giai đoạn tới, thành phần CN- XD sẽ dần nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu thành phần phụ tải của huyện.
Phương án đề xuất cải tạo và phát triển mạng lưới điện đáp ứng được nhu cầu phụ tải trong giai đoạn quy hoạch và đạt hiệu quả kinh tế, tài chính. Những đề xuất chủ yếu của dự án báo nhu cầu phụ tải.