Quá trình hình thà nh và phát triển của Công ty Thông tin di động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng ao hiệu quả công tác hoạch định đầu tư và quản lý dự án tại công ty thông tin di động (Trang 33 - 43)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG

2.1. Khái quát về Công ty Thông tin di ộng đ

2.1.1. Quá trình hình thà nh và phát triển của Công ty Thông tin di động

Công ty Thông tin di động có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Mobile Telecom Servi es Company c - viết tắt là VMS. Là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là thành viên của Tập oàn bưu chính viễn thông Việt Nam đ (VNPT), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Công ty được thành lập theo quyết định số 323/QĐ-TCCB ngày 16/04/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện và được thành lập lại theo quyết định số 596/QĐ TCCB ngày 11/10/1997. Có trụ sở chính tại - 216 đường Trần Duy Hưng, quận ầu C Giấy, Hà Nội. Lĩnh v hoực ạt động chính c côủa ng ty là cung cấp ịch ụ d v ôth ng tin di động ới v thương hiệu là MobiFone.

Sau một năm thành lập, đến tháng 5 năm 1994, qua quá trình đàm phán ký kết Công ty Thông tin di động đã tiến hành mua và sử dụng thiết bị của hãng ERICSON - nhà cung cấp thiết bị GSM số một thế giới vào mạng lưới thông tin di động, triển khai lắp đặt 6 trạm thu phát sóng ở thành phố Hồ Chí Minh, ở các vùng Biên Hoà Long Thành - - Vũng Tàu mỗi nơi một trạm, gồm một tổng đài với dung lượng ban đầu khoảng 6400 thuê bao. Năm 1994, tổng số thuê bao đạt được là 3200. Công ty có trên 100 cán bộ công nhân viên vào cuối năm 1994.

Vào ngày 19 tháng 5 năm 1995, Công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Bussiness Co operation Contract) với tập đoàn - Comvik - Kennivik của Thụy Điển. Với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh này, hai bên cùng góp vốn nhưng không thành lập pháp nhân mới, mọi quyền quyết định trong việc khai thác dịch vụ thông tin di động thuộc về phía Việt Nam. Hợp đồng kéo dài trong 10 năm. Đến 19 tháng 5 năm 2005 thì hợp đồng chấm dứt và theo đó toàn bộ cơ sở vật chất Comvik đầu tư sẽ thuộc về VMS. Công ty và Comvik đã đầu tư trên 456 triệu USD cho hệ thống mạng di động MobiFone.

Tháng 6/1995 Công ty đã đưa vào khai thác dịch vụ chuyển vùng Roaming, giúp các thuê bao của VMS có thể sử dụng điện thoại của mình tại

--- NguyễnHoàngLong - L ớpQTKD kho 2007 ÷ 2009 - á ĐHBK Hà Nội 33 tất cả các vùng có phủ sóng của Công ty. Quý I năm 1996, Công ty đầu tư 383 tỷ đồng cho mạng lưới nên vùng phủ sóng của Công ty đã có ở 20 tỉnh và thành phố.

Đến hết năm 1997 tổng số thuê bao của Công ty lên tới 101.000 thuê bao, phạm vi phủ sóng lên tới 52 tỉnh thành trong cả nước. Bộ phận chăm sóc khách hàng được thành lập tại 3 trung tâm Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đã kịp thời giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của khách hàng, số thuê bao của Công ty không ngừng tăng lên, doanh thu năm 1997 đạt 963,105 tỷ đồng.

Đến hết tháng 10/2004, Công ty đã có 1.941.068 thuê bao đang hoạt động. Năm 2005, VMS - MobiFone đã phát triển được 1,115 triệu thuê bao đưa tổng số thuê bao trên toàn mạng lên hơn 3 triệu, hoàn thành khối lượng đầu tư, xây dựng với tổng số vốn lên tới 700 tỷ đồng. Hiện nay, mạng thông tin di động MobiFone đãphủ sóng 64 tỉnh, thành phố với tổng số các trạm thu phát GSM lên tới hơn 15.000 trạm và đã chuyển vùng quốc tế tới hơn 100 Quốc gia trên toàn thế giới. Số thuê bao đang hoạt động trên mạng theo cách tính của Bộ Thông tin và Truyền Thông làgần30 triệu thuê bao.

MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam (2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2009, MobiFone vinh dự nhận giải thưởng Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao tặng.

* Chức năng và nhiệm vụ của Công ty VMS

Công ty Thông tin di động VMS là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập ođ àn Bưu chính viễn thông Việt nam, có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổ chức xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới dịch vụ thông tin di động để kinh doanh và phục vụ theo kế hoạch và phương hướng phát triển do Tập đoàn giao.

- Lắp đặt và sản xuất các thiết bị thông tin di động.

- Bảo trì và sửa chữa thiết bị chuyên ngành thông tin di động, viễn thông, điện tử, tin học và trang thiết bị có liên quan khác.

- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin di động.

--- NguyễnHoàngLong - L ớpQTKD kho 2007 ÷ 2009 - á ĐHBK Hà Nội 34 - Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị viễn thông để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.

- Kinh doanh các ngành nghề khác thuộc phạm vi được Tập đoàn giao và pháp luật cho phép.

* Sơ đồ tổ chức

Hiện nay, Công ty Thông tin di động có 5 Trung tâm Thông tin di động trực thuộc, một Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng (VAS) và một Xí nghiệp thiết kế.

- Trụ sở chính của Văn phòng Công ty đặt tại Hà Nội.

Địa chỉ:Số 216 đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

- Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh).

Địa chỉ: Số 811A đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

- Trung tâm Thông tin di động khu vực IIcó trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Nam (từ tỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh).

Địa chỉ: MM18 đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Thông tin di động khu vực III có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc).

Địa chỉ: Số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng.

- Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Địa chỉ: 51F đường Nguyễn Trãi, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

--- NguyễnHoàngLong - L ớpQTKD kho 2007 ÷ 2009 - á ĐHBK Hà Nội 35 - Trung tâm Thông tin di động khu vực V có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Địa chỉ: Số 332 đường Ngô Gia Tự, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng.

- Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng được thành lập ngày 06/10/2008 có trụ sở chính tại Thành phố Hà nội, có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động (bao gồm dịch vụ SMS, dịch vụ trên nền SMS, trên nền GPRS, 3G và dịch vụ chuyển vùng quốc gia, quốc tế).

- Xí nghiệp thiết kế thành lập ngày 21 tháng 1 năm 1997 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động.

--- NguyễnHoàngLong - L ớpQTKD kho 2007 ÷ 2009 - á ĐHBK Hà Nội 36 Hình 2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty Thông tin di động

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo 2 cấp:

Bộ máy quản lý toàn Công ty với đầy đủ các phòng ban chức năng.

--- NguyễnHoàngLong - L ớpQTKD kho 2007 ÷ 2009 - á ĐHBK Hà Nội 37 Bộ máy quản lý của 5 trung tâm và xí nghiệp thiết kế.

Công ty thông tin di động VMS là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành, có con dấu riêng theo tên gọi, có tài khoản tại ngân hàng.

Các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp của Giám đốc Công ty, có con dấu riêng theo mẫu dấu doanh nghi nhệp à nước, được mở tài khoản tại ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về những hoạt động của đơn vị. Các trung tâm trực thuộc có: Giám đốc phụ trách, phó giám đốc giúp việc quản lý, điều hành và kế toán trưởng. Bộ máy quản lý của các trung tâm cũng có các phòng ban như ở Công ty.

2.1.2. Đặc iểm hoạt ộng kinh doanh của công ty Tđ đ hông tin di động 2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ

Dịch vụ Thông tin di động là một trong các sản phẩm của ngành Bưu chính Viễn thông, vì vậy nó mang những đặc điểm của ngành Bưu chính Viễn thông.

Viễn thông là một ngành kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng là một ngành sản xuất dịch vụ. Sản phẩm của ngành không phải là sản phẩm vật chất mới, không phải là hàng hoá cụ thể mà là hiệu quả của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận và được thể hiện dưới dạng dịch vụ. o đó, dịch vụ Thông tin di động mang những đặc điểm này D của ngành Viễn thông. Dịch vụ thông tin di động có những đặc điểm sau của ngành Viễn thông:

- Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm.

- Khối lượng dịch vụ viễn thông cung cấp phụ thuộc trực tiếp vào mức độ và đặc tính của nhu cầu sử dụng.

Sản phẩm của công ty phải đảm bảo chất lượng cao. Đặc điểm này một mặt đòi hỏi phải nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng phục vụ, giữ uy tín với khách hàng. Mặt khác òi hỏi phải có trình ộ công nghệ cao, do đ đ đó cần một lượng vốn ầu tđ ưrất lớn.

Viễn thông là ngành kinh tế thuộc kết cấu hạ tầng vừa có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ất nđ ước vừa giữ vai trò chủ ạo trong nền kinh tế. Do vậy giá bán sản phẩm thông tin của công ty do đ Bộ Thông tin Truyền thông quy ịnh và khống chế.đ

--- NguyễnHoàngLong - L ớpQTKD kho 2007 ÷ 2009 - á ĐHBK Hà Nội 38 Sản xuất kinh doanh của công ty phải luôn dự trữ các cơ sở vật chất sẵn sàng cho quá trình cung cấp dịch vụ nh : thay thế cho các bộ phận mạng lư ưới bị hỏng nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ, dự đoán trước nhu cầu phát triển xã hội đ để ảm bảo cho công ty luôn đi trước một bước trong hệ thống kếtcấu hạ tầng c sở kinh tế toàn xã hội. ơ Đặc điểm này chi phối ến kế hoạch huy đ động và sử dụng vốn đầu tưcủa công ty.

Như vậy, công ty muốn phát triển mạnh thì không còn con đường nào khác là phải ếpti tục đầu tư phát tri mển ạng lưới ới v trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác hoạchđịnh đầu t và ư quản lý d t Côựán ại ng ty là r c ất ầnthiết.

2.1.2.2. Đặc điểm về thị trường

Năm 2007 vừa qua chúng ta được chứng kiến thị trường thông tin di động tại Việt Nam phát triển một cách sôi động và đạt được một mức tăng trưởng khá ấn tượng, được xem là năm bắt đầu cho sự bùng nổ nhu cầu khi phát triển mới trên 5 triệu thuê bao. Đây cũng là năm bắt đầu cho sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ nhằm duy trì khách hàng cũ và đáp ứng nhu cầu của lớp khách hàng tiềm năng với nhiều đặc điểm tiêu dùng khác nhau.

Do thông tin di động là lĩnh vực cần có sự đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, mạng lưới nên đòi hỏi doanh nghiệp tham gia phải có tiềm lực tài chính lớn.

Hơn nữa, đây là lĩnh vực chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà Nước nên trong một thời gian dài lĩnh vực này chỉ do các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền khai thác. Trong khoảng thời gian 10 năm, kể từ năm 1993, khi thông tin di động lần đầu tiên được khai thác tại Việt Nam đến năm 2003, lĩnh vực này do hai doanh nghiệp của VNPT là Công ty thông tin di độngvà Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone khai thác.

Đến nay, thị trường thông tin di động Việt Nam đã có sự góp mặt của 7 doanh nghiệp kinh doanh, thuộc 2 thành phần kinh tế khác nhau, gồm:

Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước:

- Công ty thông tin di động VMS với mạng di động MobiFone;- - Công ty dịch vụ viễn thông với mạng di động VinaPhone;

- Tổng Công ty Viễn thông quân đội với mạng di động Viettel Mobile - Công ty viễn thông điện lực với mạng di động EVN.

--- NguyễnHoàngLong - L ớpQTKD kho 2007 ÷ 2009 - á ĐHBK Hà Nội 39 Các doanh nghiệp ho động theo hình thức ạt hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh:

- Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT) với mạng di động S-Fone;

- Công ty cổ phẩn Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) với mạng di động Vietnamobile;

- Công ty cổ phần di động GTel Mobile liên doanh giữa hãng di động - Nga VimpelCom và Tổng Công ty Viễn thông Toàn cầu với mạng Beeline.

Sự gia tăng ngày càng nhiều và nhanh chóng về số lượng các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh đã khiến cho thị trường thông tin di động Việt Nam phát triển bùng nổ. Tính tới thời điểm này, đã có h n ơ 80 triệu thuê bao di động đang hoạtđộng ên tr cả nước.

Tuy nhiên, về thực chất thì thị trường thông tin di động của Việt Nam hiện nay là sự cạnh tranh giữa ba ”Ông lớn” là MobiFone, Vinaphone và Viettel. Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông thì đến tháng 5/2008, tổng số thuê bao di động của Việt Nam là trên 48 triệu thuê bao với phân bổ thị phần cho bốn doanh nghiệp chính như sau:

Thị trường thông tin di động tại Việt Nam đang bước sang giai đoạn cạnh tranh quyết liệt về chất lượng mạng lưới, tính đa dạng của dịch vụ, tính tiện dụng khi mua và sử dụng dịch vụ và đặc biệt là các hoạt động sau bán hàng.

--- NguyễnHoàngLong - L ớpQTKD kho 2007 ÷ 2009 - á ĐHBK Hà Nội 40 Chính vì vậy, muốn giành được thị trường thì phải phát triển, xây dựng thị trường mới cho các dịch vụ hiện tại và tương lai, duy trì tốt hệ thống cung cấp dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, đảm bảo tốt vấn đề lưu thông hàng hoá, dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng.

2.1.2.3. Đặc điểm về lao động

Toàn Công ty có hơn 3000 cán bộ công nhân viên. Hầu hết lao động của công ty còn rất trẻ và đã qua đào tạo, số người có trình độ đại học chiếm trên 80%. Điều này là do Công ty luôn chú trọng công tác tuyển chọn nhân viên qua các kỳ thi tuyển có chất lượng cao. Đó là tuyển dụng đúng người, đúng việc, phát huy tốt nhất kiến thức đã học, sử dụng đúng tài năng sở trường đồng thời tiết kiệm tối đa lao động.

Bên cạnh đó Công ty còn luôn tổ chức các khóa đào tạo tập huấn cả trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ công nhân viên.

Năm 2002: có 232 lượt người tham gia học tập / 293 CBCNV Năm 2003: có 328 lượt người tham gia học tập / 520 CBCNV.

Năm 2004: có 657 lượt người tham gia học tập /950 CBCNV.

Năm 2005: có 750 lượt người tham gia học tập /1500 CBCNV.

Năm 2006: có 1200 lượt người tham gia học tập /2000 CBCNV.

Năm 2007: có 5490 lượt người tham gia đào tạo trong nước và 140 lượt người đào tạo ngoài nước với tổng kinh phí là 3 tỷ đồng Việt Nam.

Ngoài những chương trình đào tạo do VMS tổ chức, nhân viên của VMS còn được tham gia các khóa học đào tạo chuyển giao công nghệ do các hãng viễn thông lớn tổ chức theo những dự án mua sắm thiết bị và chuyển giao công nghệ. Đây cũng là một chương trình đào tạo có chất lượng cao góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty.

Hiện nay, công ty có chính sách chỉ tuyển chọn nhân viên cho các vị trí đòi hỏi lao động có trí thức cao. Những vị trí chỉ cần kỹ năng lao động đơn giản như: Bán hàng trực tiếp, thu cước phí, chăm sóc, giải đáp những thắc mắc thông thường của khách hàng, bảo vệ thì công ty sẽ thuê những doanh nghiệp chuyên cung cấp nhân lực về các lĩnh vực đó cung cấp. Điều đó tạo điều kiện cho công ty nâng cao trình độ chuyên môn hóa cho đội ngũ nhân viên của mình, giảm bớtcác chi phí cho quản lý nhân sự và nâng cao hiệu quả của công tác nhân sự.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng ao hiệu quả công tác hoạch định đầu tư và quản lý dự án tại công ty thông tin di động (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)