1.4.1.1 Nhân tố môi tr−ờng vĩ mô
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào nền kinh tế dù có t− cách pháp nhân hay không đều phải hoạt động trong tầm kiểm soát của Nhà nước, bị chi phối
bởi các quy luật và quy định do Nhà nước đặt ra. Hiện nay thị trường xây dựng hoạt
động dựa trên các nghị định, văn bản hướng dẫn và thông tư hướng dẫn của Chính phủ với hai điều luật cơ bản đó là "Quản lý dự án đầu t− xây dựng" ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009, "Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng" ban hành kèm theo Nghị định số:
85/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 và các Nghị định khác. Ngoài ra còn có các quy
định về mức giá, khung giá và các chế tài yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình hoạt động.
Ngoài các quy định có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp còn phải tuân theo các quy định về thuế, an toàn lao động, vật giá, quảng cáo, vệ sinh môi trường. Mức độ ổn định của hành lang pháp luật sẽ tạo
điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động, ng−ợc lại doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện với những thay đổi liên tục các chính sách của Nhà nước.
Nh− vậy hoạt động của mỗi doanh nghiệp không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật thị tr−ờng mà còn chịu sự quản lý và sự can thiệp của Chính phủ thông qua các chính sách và hệ thống pháp luật. Nó đóng một vai trò quan trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung cũng nh− các doanh nghiệp xây dựng nói riêng.
1.4.1.2 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp. Số l−ợng, năng lực và uy tín của doanh nghiệp tham gia dự thầu sẽ phản ánh mức độ quyết liệt của quá trình cạnh tranh đấu thầu. Muốn thắng thầu, doanh nghiệp tham gia dự thầu phải thể hiện sự v−ợt trội của mình tr−ớc các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh có tác
động rất lớn đến việc quyết định giá bỏ thầu, đề xuất các giải pháp thi công của nhà thầu. Khi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cần chú ý đến một số vấn đề sau:
+ Năng lực tài chính của đối thủ.
+ Khả năng thi công, dự báo tiến độ thực hiện dự án, công nghệ mà đối thủ sẽ sử dụng trong quá trình thi công.
+ Mức giá thấp nhất, cao nhất mà đối thủ có thể bỏ thầu.
Cường độ cạnh tranh tăng lên khi một doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp xây dựng có cơ hội để củng cố vị trí của mình trên thị trường hoặc nhận thấy áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác. Cường độ cạnh tranh được biểu hiện dưới dạng các chính sách hạ thấp giá bỏ thầu, các chiến dịch quảng cáo, việc áp dụng các giải pháp thi công mới, máy móc, công nghệ hiện đại, tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm. Với những đòi hỏi ngày một cao của thị trường và sự vận động theo xu hướng đi lên của các đối thủ cạnh tranh là một sức ép mạnh mẽ với doanh nghiệp trong việc đổi mới các hoạt động của mình.
1.4.1.3 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ đầu t−
Đây là mối quan hệ hết sức nhạy cảm, có tác động đến cạnh tranh trong đấu thầu cũng nh− trong quá trình thực hiện dự án nếu trúng thầu. Hiện nay, pháp luật đã
có những qui định chặt chẽ về việc quản lý dự án, mối quan hệ giữa chủ đầu t− với các nhà thầu, trình tự, thủ tục đấu thầu, thanh lý hợp đồng.
Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò của chủ đầu t− dự án đối với doanh nghiệp vẫn rất lớn. Với t− cách là chủ đầu t−, họ có quyền lựa chọn t− vấn để đánh giá nhà thầu, vì vậy, sự "−u ái" của chủ đầu t− đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cho
điểm nhà thầu khi xét thầu cũng nh− trong quá trình thực hiện dự án về sau. Trong những năm vừa qua, mặc dù Nhà nước đã có nhiều qui định nhằm tạo ra sự bình
đẳng giữa các nhà thầu cũng nh− giữa chủ đầu t− với nhà thầu, nh−ng trong thực tế, sự thiên vị của chủ đầu t− đối với một số nhà thầu trong đấu thầu đã tạo ra môi tr−ờng cạnh tranh không lành mạnh, đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà thầu trở nên gay gắt, tạo ra sự thiếu minh bạch trong đấu thầu xây dựng.
1.4.1.4 Sức ép từ nhà cung cấp các yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, vốn kết hợp với nhau tạo ra sản phẩm là các công trình xây dựng.
Đảm bảo đúng số l−ợng, chất l−ợng thời gian cung cấp các yếu tố đầu vào là một yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải thiết lập
đ−ợc mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức cung ứng.
Các tổ chức cung ứng vật t− thiết bị có −u thế có thể tìm lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm. Trong trường
hợp số l−ợng ng−ời cung cấp ít, không có sản phẩm thay thế hay nhà cung cấp không có thiện chí thì doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép lớn về đầu vào. Ng−ợc lại nếu các nhà cung ứng có uy tín trên thị trường quan tâm và đặt quan hệ hữu hảo thì
doanh nghiệp có thể nâng cao thế mạnh của doanh nghiệp tr−ớc các chủ đầu t− bằng cách phấn đấu nâng cao chất l−ợng công trình, hạ thấp chi phí xây dựng.
Trong nhiều tr−ờng hợp các doanh nghiệp xây lắp cần có nhu cầu tài chính rất lớn nh− để tạm ứng đầu t− xây dựng nhiều công trình cùng một lúc, đầu t− đổi mới công nghệ, thiết bị trên diện rộng, tăng cường vốn lưu động cho kinh doanh, nguồn tiền này tự bản thân doanh nghiệp nhiều khi không đáp ứng đủ mà phải nhận
đ−ợc từ các nguồn vay ngắn hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Nếu có các chính sách tài chính phù hợp sẽ tạo đ−ợc nhiều cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp nói chung có quyền lực nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp xây lắp một cách gián tiếp, họ sẽ góp phần vào việc làm tăng hay suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào thị tr−ờng
đấu thầu xây dựng.