5. Bố cục của luận văn
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHI
4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhật và
chính xác về khách hàng; cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân hàng thương mại nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.
- Sớm ban hành quy chế về thương phiếu và chiết khấu thương phiếu cùng các căn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này nhằm tạo ra môi trường pháp lý để các khách hàng vay vốn có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc vay vốn.
- Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Quốc hội đưa vào luật các tổ chức tín dụng nội dung quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ.
4.3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam, thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về những khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá khách hàng từ thông tin thu được.
Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, trung tâm thông tin cũng cần cung cấp thêm về các thông tin về giá cả thiết bị, mức đầu tư với các dự án cụ thể... để các chi nhánh tham khảo. Ví dụ như một đầu tư nhà máy xi măng lò quay, công suất ¼ triệu tấn/năm .Tổng vốn đầu tư là bao nhiêu, thông tin tham khảo giá máy móc thiết bị trên thị trường...
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật để nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng.
Triển khai nhanh chóng hệ thống và đồng bộ chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với hệ thống bảo mật hiệu quả, viếc triển khai hệ thống hiện đại hoá tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin đối với khách hàng trong hệ thống nhanh chóng.
Xây dựng phần mềm về thẩm định dự án và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm địn và tín dụng.
- Sửa đổi quyết định một số quy định, chỉ tiêu về thi đua, về xếp loại chi nhánh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn nên đưa thêm các chỉ tiêu định tính như khách hàng đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO hay được chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ, phù hợp vời thực tế, giảm việc chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên.
- Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽ và lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng, thực sự coi hồ sơ tín dụng như một tài sản quan trọng của ngân hàng, là cơ sở khẳng định sở hữu của ngân hàng đối với phần tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Ban lãnh đạo hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của chính phủ cho chi nhánh.
- Về công tác tuyển dụng: nên ban hành và nộp hồ sơ ra cơ sở chính ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện chế độ thi tuyển cho các chi nhánh trên cơ sở nguyển vọng, nơi làm việc của ứng viên. Con em trong ngành được ưu tiên nhưng chỉ ưu tiên về sơ loại hồ sơ và cộng 0,5 điểm trong bài thi chứ không được quá như các chi nhánh đang làm, làm mất sự công bằng và uy tín ngân hàng.
4.3.3 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh HuyệnVõ Nhai Thái Nguyên. Võ Nhai Thái Nguyên.
Từ thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyên trong những năm gần đây tác giả xin có một số kiến nghị sau đây:
Để có thể mở rộng hoạt động tín dụng đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyên phải huy động một nguồn vốn lớn. Đặc biệt trong tình hình hiện nay thì vấn đề này muốn được thực hiện tốt thì cần phải quan tâm đến những vấn đề như sau:
- Nâng cao phong cách phục vụ là chất lượng phục vụ và phong cách tiếp đãi của nhân viên Ngân hàng là cái nhìn đầu tiên thu hút khách hàng đến với chi nhánh.
- Chú trọng yếu tố cạnh tranh nên có chính sách cân đối, giảm thiểu chi phí tối đa để có thể tăng lãi suất huy động. NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyên cần phải có nhiều chiêu thức hấp dẫn để lôi kéo khách hàng đến với mình như là phát tờ rơi để khách hàng biết đến Chi nhánh, tăng cường hình thức khuyến mãi, tiếp thị để thu hút khách khách hàng. Có như thế mới có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng thương mại khác, nhất là các Ngân hàng cổ phần.
- NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyên cũng quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ Cán bộ tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho các Cán bộ tín dụng trong công tác. Đồng thời có chính sách đãi ngộ, khen thưởng tương xứng với kết quả công việc mà họ đạt được. Bên cạnh đó chi nhánh cần tăng cường kiểm tra nội bộ để ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm trong công tác tín dụng, xử lý mạnh khoản nợ xấu tồn đọng, chấm dứt cho vay đối với bên vay có nợ xấu dây dưa.
- Tăng cường công tác thanh tra và xử lý nghiêm minh các cá nhân và tổ chức vi phạm cơ chế tín dụng. Việc thanh tra của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyênphải được tiến hành thường xuyên, tránh làm theo từng đợt vừa không phát hiện kịp thời sai phạm, không hiệu quả ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của Ngân hàng thương mại.
- Thường xuyên yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra và chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận việc sở hữu tài sản, chỉ cấp một bản gốc duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng một tài sản thế chấp nhiều nơi để vay vốn Ngân hàng, gây thất thoát vốn của Ngân hàng.
- Để đảm bảo kinh doanh với an toàn vốn, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyêncần hết sức quan tâm công tác thanh tra,
kiểm tra nội bộ. Phải chủ động với tinh thần kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong mọi nghiệp vụ Ngân hàng nhất là công tác tín dụng, chỉ tiêu nội bộ và bảo toàn kho quĩ.
- Đối với nghiệp vụ tín dụng, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyên phải quan tâm và thận trọng với nghiệp vụ này, từ khâu tiếp nhận, chọn lọc khách hàng đến khâu thẩm định phương án sản suất kinh doanh của người vay. Phải thực hiện chặt chẽ chế độ, thể lệ tín dụng và qui trình nghiệp vụ. Tránh tình trạng để sót những phương án không hiệu quả mà vẫn được thực thi.
4.3.4. Kiến nghị với chính quyền địa phương các cấp
- Quản lý chặt chẽ việc cấp mới, cấp lại, chứng thực công chứng đối với giấy chứng nhân quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận các tài sản có giá trị khác để đảo bảo an toàn cho Ngân hàng khi cho vay thế chấp.
- Chính quyền địa phương cần phố hợp cùng với ngân hàng trong việc kiểm tra, đôn đốc và xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo, nhằm giúp hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất ngày càng được mở rộng và đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cấp uỷ, chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện, xã.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác của người dân, doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương là cấp vừa ra quyết định, lại vừa thực hiện quyết định, vừa phải theo đúng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa phải phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phương. Do đó chính quyền địa phương hiểu rất rõ tình hình của hộ sản xuất. Như vậy để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất thì các cấp chính quyền địa phương nhận thức rõ vai trò vị trí quan trọng của mình để có các biện pháp phối hợp tích cực với nhau và với ngân hàng. Khi các khách hàng không có khả năng trả nợ chính quyền địa phương
cũng nên tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể tiến hành các thủ tục thanh lý thu hồi vốn.
4.3.5 Đối với các doanh nghiệp vay vốn
- Doanh nghiệp phải trung thực trong việc trình bày lý do vay vốn và cung cấp đầy đủ các thông tin về tài chính, sản suất kinh doanh cũng như bản chất nghiệp vụ của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Đồng thời phải phối hợp và trao đổi thông tin chặt chẽ với NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyên tạo điều kiện trong quá trình giám sát và kiểm tra doanh nghiệp, có ý thức trong việc hoàn trả vốn với Ngân hàng, giữ chữ tín trong quan hệ với Ngân hàng.
- Doanh nghiệp đặc biệt cần thận trọng nắm thông tin về khách hàng, đặc biệt là cần quan tâm đến yếu tố thị trường thị hiếu khách hàng...để đứng vững trước sự biến động của thị trường.
- Doanh nghiệp cần chú trọng công tác tuyển chọn và đào tạo nhân viên để có độị ngũ công nhân viên lành nghề, yêu việc có kinh nghiệm, tạo ra năng suất lao động cao, phát huy hiệu quả kinh doanh.
KẾT LUẬN
Trong tình hình kinh tế hiện nay, sự quản lý của Nhà nước với hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung có nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu và triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn về vốn tạo điều kiện để NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyên phát triển. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu bài chuyên đề đã hoàn toàn thành được một số nhiệm vụ đề ra.
- Hệ thống hóa các lý luận, đưa ra các luận cứ khoa học về rủi ro tín dụng. - Nghiên cứu tổng quát về tình hình rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyên trong thời kỳ gần đây.
- Đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyên và đưa ra những định hướng, giải pháp trong tương lai nhằm đảm bảo an toàn, xử dụng hiệu quả nguồn vốn.
Em xin nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo đặc biệt là các thầy cô, các nhà khoa học cùng bạn đọc sinh viên để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn mang tính thực tiễn và khả thi cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ngô Thị Cúc, Ngô Phúc Thành và Phạm Trọng Lễ (1995), Hoạt động tài chính trong kinh tế thị trường, Sở kinh tế đối ngoại Hà Nội và Trung tâm giao lưu Quốc tế về văn hoá, giáo dục, khoa học hợp tác xuất bản, Hà Nội.
2. Trần Đình Định (2002), Giải pháp tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ CNH - HĐH giai đoạn 2001 - 2010, Nxb Tài chính, Hà Nội.
3. Học viện Ngân hàng (2008), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Học viện Ngân hàng (2008), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng (2004), Nxb Sự thật, Hà Nội.
6. Đỗ Tất Ngọc (2006), Tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
7. Ngân hàng NN &PTNT huyện Võ Nhai, Báo cáo tình hình huy động và cho vay vốn của ngân hàng huyện Võ Nhai các năm 2010 - 2013.
8. Ngân hàng NN &PTNT huyện Võ Nhai, Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng các năm 2010 - 2013.
9. Nguyễn Thị Oanh (2010), Giáo trình tài chính tiền tệ, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội
10. Penguin Refence (1995), Từ điển kinh tế, do Phạm Đăng Bình và Nguyễn Văn Lập dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Lê Văn Tề, Nguyễn Văn Hà (2004), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội.
13. Trần Quang Trung (2002), Thực trạng hoạt động tín dụng ở Nông thôn Việt Nam, Tạp trí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 2, Học viện Ngân hàng.
14. Phạm Quốc Trung (2006), Kinh nghiệm sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ ở các nền kinh tế đang phát triển, Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (số 1), tr. 26.
15. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà suất bản thống kê.
16. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
17. Trần Đình Tuấn, Đinh Thị Khánh (2007), Huy động các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp ở huyện Phú Lương - Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (số 3+4), tr 21-22.
18. Tạ Thị Lệ Yên (2002), Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.36.
Tiếng Anh
19. Edward W.Reed & Edward K.Gill (1997), Ngân hàng thương mại, NXB Chính trị quốc gia-1997.
20. Frederic S Miskin (1991), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật, 1991.
Một số trang Web.
http:// www.thainguyen.gov.vn http:// www.vietnamnet.com.vn