5. Bố cục của luận văn
2.2.5. Đánh giá thang đo
Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Hay nói cách khác đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai lệch: sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải
đạt độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại.
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (Internal Consistentcy) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correclation).
Hệ số Cronbach Alpha
Hệ số tương quan biển tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 03 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.
Nguyên tắc kết luận: Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi: 0,8 ≤ Cronbach Alpha ≤ 1 Thang đo lường tốt.
0,7 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,8 Thang đo có thể sử dụng được. 0,6 ≤ Cronbach Alpha
Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.
Hệ số tương quan biến tổng (Item - Total Correclation)
Độ giá trị hội tụ (Convergent Validity) và độ phân biệt (Discriminant Validity) của thang đo được đánh giá thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Anlysis).
Điều chỉnh mô hình lý thuyết
Sau khi thực hiện xong phân tích nhân tố EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo thì mô hình nghiên cứu có thể sẽ bị sai khác so với mô hình nghiên cứu ban đầu, do đó cần phải hiệu chỉnh lại mô hình cho phù hợp với kết quả phân tích trước khi tiến hành hồi quy đa biến.
Kiểm định các yếu tố của mô hình
Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiến hành chạy hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô hình
đã được điều chỉnh. Mô hình hồi quy như sau:
Rủi Ro Tín Dụng = B0 + B1 * Nguyên nhân từ phía ngân hàng B2 * Nguyên nhân từ phía khách hàng + B4 * Nguyên nhân từ đảm bảo tín dụng + B3 * Nguyên nhân khách quan
Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH VÕ NHAI THÁI NGUYÊN
3.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN
Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam
Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.
Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến 31/12/2012, Agribank có tổng tài sản trên 617.859 tỷ đồng; vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn trên 540.000 tỷ đồng; tổng dư nợ trên 480.000 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.
NHNo&PTNT huyện Võ Nhai thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên
Là đơn vị thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam; Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Vệt Nam Chi nhánh huyện Võ Nhai Thái Nguyên (viết tắt là Ngân hàng Nông nghiệp Võ Nhai) được thành lập ngày 26/3/1988 theo Quyết định Số 169/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị NHNoPTNT Việt Nam, là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch kinh doanh, hạch toán phụ thuộc, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình.
Ngân hàng Nông nghiệp Võ Nhai thực hiện chức năng của một ngân hàng, kinh doanh đa năng, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại, bao gồm:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước - Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
- Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước.
- Làm dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Làm một số dịch vụ ngân hàng hiện đại khác: Dịch vụ thẻ, SMS banking, kết nối thanh toán…
Qua hơn 25 năm thành lập và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp Võ Nhai thu hút được một lượng khách hàng lớn bao gồm tất cả các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH,…và
trở thành một trong những Chi nhánh dẫn đầu trong việc huy động vốn và cho vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Hình 3.1: Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT huyện Võ Nhai
Tính đến ngày 31/12/2013 tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng là 25 nhân viên. Trong đó cán bộ nữ là 12 viên chiếm 48%, cán bộ nam là 13 nhân viên chiếm 52%. Trình độ chuyên môn Đại học 15 người chiếm 60%, trung cấp chuyên môn nghiệp vụ khác 10 người chiếm 40%.
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng gồm có:
- Một trụ sở chính (Địa chỉ: thị trấn Đình Cả- huyện Võ Nhai- tỉnh Thái Nguyên).
- Một phòng giao dịch: phòng giao dịch La Hiên (Địa chỉ: xã La Hiên - huyện Võ Nhai- tỉnh Thái Nguyên).
- Một điểm giao dịch (Địa chỉ: thị trấn Đình Cả - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên).
* Ban Giám đốc gồm hai người.
* Phòng Kế toán - Ngân quỹ: 11 người gồm một Trưởng phòng Kế toán, hai Phó phòng Kế toán và 8 nhân viên kế toán khác.
* Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: 7 người gồm một Trưởng phòng, một Phó phòng và 4 nhân viên tín dụng.
* Phòng giao dịch La Hiên: 5 người 1 Giám đốc phòng, 2 nhân viên kế toán, 2 nhân viên tín dụng.
3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN
Trải qua chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Đến nay NHNo&PTNT chi nhánh Võ Nhai Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành công nhất định.
Theo số liệu thống kê, có thể thấy về cơ bản chi nhánh đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà ngân hàng cấp trên giao. Dư nợ luôn hoàn thành kế hoạch so với các năm tuy nhiên cả nguồn vốn và dư nợ đều ở quy mô nhỏ, xuất phát điểm thấp, điều này cũng phản ánh môi trường hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn.
Năm 2010 và 2011, dư nợ cao hơn nguồn vốn (năm 2010 dư nợ là 141,508 tỉ đồng, nguồn vốn là 126,601 tỉ đồng, năm 2011 dư nợ đạt 164,706 trong khi nguồn vốn đạt 142,510). Điều đó chỉ ra rằng chi nhánh đã phải sử dụng nguồn vốn của trung ương, chi nhánh không tự cân đối để cho vay được dẫn đến không chủ động trong việc tăng trưởng dư nợ. Từ năm 2012, đã có sự thay đổi rõ rệt, trong năm 2012, tổng nguồn vốn luôn lớn hơn tổng dư nợ, điều này chứng tỏ chi nhánh đã tự cân đối ngân sách để cho vay.
Tổng tài sản từ 520 tỷ đồng vào năm 2010, sau 4 năm hoạt động tăng lên 1.060 tỷ đồng, tốc độ tăng tổng tài sản bình quân là 41%. Trong đó, nguồn vốn huy động ổn định ở mức 94% tổng tài sản.
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%) Nguồn vốn 126,000 127,601 101 140,500 142,510 101 183,05 211.240 115,4 Trong đó: - Nội tệ: 124,000 125,005 101 138,000 140,271 102 181,07 209.500 115,7 - Ngoại tệ (q/đổi VNĐ): 2,000 1,596 80 2,500 2,239 90 2,5 1,715 68,7 Dư nợ 140,000 141,508 101 164,000 164,706 100 186 186 100 Trong đó: - Nội tệ: 140,000 141,508 164,000 164,706 140,000 186 100 - Ngoại tệ:
(Nguồn: Báo cáo tống kết HĐKD NHNo&PTNT Huyện Võ Nhai 2010-2012)
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Võ Nhai Thái Nguyên từ 2010 - 2012
- Về tình hình huy động vốn
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của bản thân NHNo&PTNT chi nhánh Võ Nhai Thái Nguyên, huy động vốn luôn là mục tiêu đặt ra đối với chi nhánh. Trong những năm qua, chi nhánh luôn nỗ lực tìm kiếm và sử dụng nhiều giải pháp có hiệu quả, hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã đề ra.
Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2010-2012 của NHNo&PTNT chi nhánh Võ Nhai được thể hiện:
Bảng 3.2 Tình hình huy động vốn theo loại hình của NHNo&PTNT Võ Nhai
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 6463 100 7656 100 9888 100 1. Theo loại hình Huy động từ dân cư 2075 32 2465 32 2584 26 Huy động từ TCKT 4068 63 4078 53 6553 66 Huy động từ nguồn khác 320 5 1113 15 751 8
2. Theo loại tiền
VND 5450 84 5218 68 8345 84 Ngoại tệ quy ra VND 1013 16 2438 32 1543 16 3. Theo thời hạn Không kì hạn 985 15 2326 30 1797 18 Có kì hạn 5478 85 5330 70 8091 82
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Võ Nhai năm 2010-2012)
Theo số liệu thống kê, ta có thể nhân thấy, về loại hình, ngân hàng chủ yếu huy động từ các tổ chức kinh tế ( với trung khoảng hơn 60%), nguồn huy động từ dân cư chiếm tỉ trong thấp. Về loại tiền, do ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Võ Nhai nằm ở khu vực ít có những giao dịch quốc tế nên tiền huy động chủ yếu là VND ( chiếm khoảng 80%). Bên cạnh đó, tiền gửi tại ngân hàng chủ yếu là giao dịch tiền gửi có kì hạn (chiếm khoảng 80%).
- Tình hình cho vay
Bảng 3.3: Tình hình hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Võ Nhai
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 2172 4830 4201
Tổng nợ quá hạn 89.8 193.2 147.1
Tỷ lệ nợ quá hạn 4.13% 4.00% 3.5%
Tổng nợ xấu 41.2 25.1 43.7
Tỷ lệ nợ xấu 1.90% 0.52% 1.04%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT Võ Nhai)
Nhìn chung, trong 3 năm qua, hoạt động cho vay của ngân hàng tương đối hiệu quả và an toàn. Với các chỉ tiêu nợ xấu xấp xỉ 1%, tỉ lệ nợ quá hạn <4%. Bên cạnh đó, tổng dư nợ và nợ quá hạn có xu hương giảm. Điều đó cho thấy trong 3 năm qua, ngân hàng đã thực hiện tương đối hiệu quả các hoạt động cho vay, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay.
- Kết quả tài chính
Bảng 3.4 Một số kết quả tài chính của NHNo&PTNT Võ Nhai
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 CL tuyệt đối CL % CL tuyệt đối CL % Tổng thu 771 -78 -10 159 23
Tổng chi 662 -88 -13 100 17 Lợi nhuận trước
thuế
109 10 9 59 49
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNN&PTNT Võ Nhai)
Theo số liệu thống kê trên, ta thấy, trong 3 năm gần đây, ngân hàng hoạt động tương đối hiệu quả, đạt các mục tiêu lợi nhuận đạt ra, các chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận có xu hương tăng qua các năm.
3.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN
3.3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Võ Nhai
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Võ Nhai cung ứng các sản phẩm tiền vay đa dạng phong phú, phục vụ các nhu cầu về vay vốn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước
Nhận xét chung về hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Võ Nhai:
Năm 2010, dư nợ cho vay là 2172 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch (vượt 14%, số tuyệt đối tăng 263 tỷ đồng).
Năm 2011, dư nợ đạt 4830 tỷ đồng, tăng 122.38%, về số tuyệt đối tăng 2658 tỷ đồng so với cuối năm 2010. Nguyên nhân là do NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ và nhất là thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất khiến cho tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng tăng cao.
Bảng 3.5 Tình hình hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Võ Nhai
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho
vay
2172 100 4830 100 4201 100
1. Theo loại hình doanh nghiệp
DN ngoài quốc doanh
771 35.50 988 20.46 1050 25.00
2. Theo loại tiền
VND 1547 71.22 4435 92.17 3634 86.50 Ngoại tệ quy VND 625 28.78 395 7.83 567 13.5 3. Theo thời hạn Ngắn hạn 1370 63.08 1098 21.77 1395 33.21 Trung –dài hạn 802 36.92 3945 78.23 2806 66.79
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Võ Nhai)
Năm 2012, dư nợ đạt 4201 tỷ đồng, giảm 629 tỷ đồng, tương ứng giảm 13.02% so với cuối năm 2011 và đạt 104% kế hoạch năm 2012. Nguyên nhân là do NHNN chủ trương từng bước giảm bớt mức độ nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát cao trở lại trong năm 2012 khi nền kinh tế đã phục hồi và doanh nghiệp bớt khó khăn.
3.3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Võ Nhai Thái Nguyên
Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Võ Nhai có thể thấy: Tín dụng tăng trưởng khá tốt qua các năm. Tuy nhiên, để đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng có thực sự tốt không và chất lượng tín dụng có thực sự cao hay không thì phải xem mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu dưới đây:
3.3.2.1 Nợ quá hạn
Bảng 3.6 Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Võ Nhai
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
NQH quốc doanh=A 63.0 153.7 110.3 Tỷ trọng NQH QD/Tổng NQH 70.2% 79.6% 74.9%
Dư nợ cho vay quốc doanh=B 1401 3842 3151
Tỷ lệ NQH quốc doanh=A/B 4.5% 4% 3.5%
NQH ngoài quốc doanh=C 26.8 39.5 36.8
Tỷ trọng NQH ngoài QD/Tổng NQH 29.8% 20.4% 25.1%
Dư nợ ngoài quốc doanh=D 771 988 1050
Tỷ lệ NQH ngoài quốc doanh=C/D 3.4% 3.9% 3.5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Võ Nhai)
Nhìn vào bảng ta thấy, NQH của các công ty quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 70% trong tổng NQH của ngân hàng. Điều này một phần là do chính sách cho vay các doanh nghiệp quốc doanh là chủ yếu của ngân hàng. Bên cạnh đó tỷ trọng NQH ngoài QD cũng khá lớn (khoảng 25%). Tỷ lệ NQH ngoài quốc doanh hiện nay không quá cao ở mức <4%, nhưng so với tình hình