CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NƯỚC TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH DOANH NƯỚC SẠCH NAM ĐỊNH
2.2. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt tại công ty TNHH
2.2.3 Phân tích chất lượng sản phẩm theo yếu tố ảnh hưởng
2.2.3.1. Các yếu tố bên ngoài
Trong những năm gần đây do đô thị hóa thành phố phát triển, nhiều khu công nghiệp, nhà máy được xây dựng cộng với ý thức của con người trong sinh hoạt hàng ngày cho nên nguồn nước luôn luôn bị ô nhiễm. Nhiều hạng mục công trình thành phố được cải tạo, nâng cấp như đường, hè, cống trong quá trình thi công đã làm hư hỏng rất nhiều đến toàn bộ hệ thống mạng lưới đường ống của công ty dẫn đến chất lượng nước thường xuyên biến động.
Bảng. 2.8. Số lần vỡ ống/km/năm
Năm 2009 2010 2011 2012
Số lần vỡ ống trên toàn hệ thống mạng lưới 2,15 1,94 2,72 2,19 (Nguồn: phòng Kế hoạch Kỹ thuật của Công ty) Bảng 2.9. Ước tính số tiền chi cho việc khắc phục sửa chữa vỡ ống
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012
Số tiền ước tính 2.1 tỷ 1.9 tỷ 2.5 tỷ 2.2 tỷ
(Nguồn: phòng Kế hoạch Kỹ thuật của Công ty)
2.2.3.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ
Những năm gần đây, khoa học công nghệ có tốc độ phát triển vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng, thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới.
Đối với đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh nước sạch, công nghệ đóng vai trò rất lớn. Việc áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có thể làm giảm chi phí cho sản xuất và tăng được khối lượng sản phẩm. Đối với hệ thống dây truyền sản xuất nước của Công ty với sự đầu tư bởi các dự án FA1, FA2, FA3 đã cải tiến rất nhiều, tuy nhiên mạng lưới ống truyền dẫn nước của Công ty một số tuyến cũ xuống cấp gây thất thoát tương đối lớn trên đường truyền dẫn. Việc đầu tư cải tạo đường ống truyền dẫn phải luôn được chú trọng, các đường ống trước kia bằng thép ngày nay đã được thay thế bằng các loại gang dẻo tráng xi măng, ống nhựa HDPE nâng cao tuổi thọ, giảm tỷ lệ thất thoát; tuy nhiên cần phải đầu tư kinh phí lớn để cải tạo, thay thế.
Hệ thống thiết bị công nghệ trợ giúp công tác quản lý chống thất thoát hiện nay có rất nhiều, như hệ thống thiết bị xác định rò rỉ đường ống cấp nước, các bộ Sensor khoanh vùng rò rỉ, bộ định vị rò rỉ 2 đầu Sensor, đồng hồ lưu tốc độ thông minh cho đường ống phân phối, hệ thống quản lý dữ liệu từ xa cho đồng hồ tổng, thiết bị giám sát áp lực mạng lưới đường ống, các loại van thông minh, thiết bị biến tần điều khiển máy bơm theo chế độ hợp lý, tiết kiệm điện năng... Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý mạng cấp nước cũng đang được ứng dụng như MapInfor và GIS, hệ thống giám giát mạng lưới SCADA... Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, nó là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo giá trị gia tăng cao cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ, Công ty luôn tìm cách tiếp cận các công nghệ mới của ngành nước để áp dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu trong chiến lược quốc gia về chất lượng nước sạch đến năm 2020. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại Công ty chưa ứng dụng được nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện có do nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, cũng như nguồn nhân
lực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các công nghệ tiên tiến. Có thể coi vấn đề công nghệ là thách thức và có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của Công ty nếu không được quan tâm đầu tư đúng mức.
2.2.3.1.2. Nguồn nước mặt
- Nguồn nước duy nhất công ty khai thác để phục vụ sản xuất nước sạch sinh hoạt đươc lấy từ nguồn nước mặt Sông Đào, nó kết hợp từ các ao, đầm, hồ chứa, sông, suối. Do kết hợp từ dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:
- Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy.
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương đối thấp và chủ yếu ở dạng keo.
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
- Chứa nhiều vi sinh vật.
Nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh. Nguồn nước tiếp nhận các dòng thải công nghiệp thường bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như kim loại nặng, các chất hữu cơ và các chất phóng xạ.
Thành phần và chất lượng của nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, nguồn gốc xuất xứ và tác động của con người trong quá trình khai thác và sử dụng.
Nước mặt là nguồn nước tự nhiên mà con người thường sử dụng nhất nhưng cũng là nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm. Do đó nguồn nước mặt tự nhiên khó đạt yêu cầu để đưa vào trực tiếp sử dụng trong sinh hoạt hay phục vụ sản xuất mà không qua xử lý.
Hàm lượng các chất có hại cao và nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con người trong nguồn nước mặt nên nhất thiết phải có sự quản lý nguồn nước, giám định chất
lượng nước, kiểm tra các thành phần hóa học, lý học, mức độ nhiễm phóng xạ thường xuyên để đưa ra những biện pháp xử lý cho hữu ích.
Bảng 2.10. Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước mặt Chất rắn lơ lửng
d > 10-4 mm
Các chất keo d = 10-4 10-6 mm
Các chất hòa tan d < 10-6 mm Đất sét
Cát
Keo Fe(OH)3
Các chất thải hữu cơ, vi sinh vật Tảo
Đất sét
Protein Silicat SiO2
Chất thải sinh hoạt hữu cơ
Cao phân tử hữu cơ
Các ion K+, Na2+, Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42+, PO43+
Các chất khí CO2, O2, N2, CH4, H2S…
Các chất hữu cơ Các chất mùn
- Nước nhiễm bẩn do vi trùng, virus và các chất hữu cơ gây bệnh. Nguồn nhiễm bẩn này có trong các chất thải của người và động vật, trực tiếp hay gián tiếp đưa vào nguồn nước. Hậu quả là các bệnh truyền nhiễm như tả, thương hàn, lỵ… sẽ lây qua môi trường nước ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
- Nguồn ô nhiễm là các chất hữu cơ phân hủy từ động vật và các chất thải trong nông nghiệp. Các chất này không trực tiếp gây bệnh nhưng là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh hoạt động. Đó là lý do bệnh tật dễ lây lan qua môi trường nước.
- Nguồn nước bị nhiễm bẩn do chất thải công nghiệp, chất thải rắn có chứa các chất độc hại của các cơ sở công nghiệp như phenol, cyanur, crom, cadimi, chì, … Các chất này tích tụ dần trong nguồn nước và gây ra các tác hại lâu dài.
- Nguồn ô nhiễm dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu mỏ trong quá trình khai thác, sản xuất và vận chuyển làm ô nhiễm nặng nguồn nước và gây trở ngại lớn trong công nghệ xử lý nước.
- Nguồn ô nhiễm do các chất tẩy rửa tổng hợp được sử dụng và thải ra trong sinh hoạt và công nghiệp tạo ra lượng lớn các chất hữu cơ không có khả năng phân hủy sinh học cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến nguồn nước mặt.
Hình 2.2. Các tác động ảnh hưởng đến nguồn nước
2.2.3.1.3. Yếu tố Pháp luật
Hiện tại nghành cấp nước chưa có các quy định, chế tài xử lý, xử phạt những vi phạm trong lĩnh vực cấp nước. Do đó đây cũng là những khó khăn mà các công ty cấp nước đang gặp phải trong việc xử lý những vi phạm, xâm hại hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước. Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Nam Định là doanh nghiệp 100 vốn nhà nước chịu sự quản lý của ủy ban nhân dân Tỉnh Nam Định. Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc , cải tiến dây chuyền, cải tạo hệ thống mạng lưới đường ống để nâng cao chất lượng sản phẩm đều phải phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của tỉnh. Trong khi đó giá nước lại do ủy ban nhân dân tỉnh quy định, giá bán 1m3 nước rất thấp so với các đô thị, không được tăng giá theo lộ trình. Đây cũng là những rào cản rất lớn đối với việc sản xuất kinh doanh phát triển của công ty.
2.2.3.1.4. Yếu tố khách hàng
Trong những năm gần đây nguồn nước sạch đang dần cạt kiệt trong khi đó nhu cầu dùng nước sạch của khách hàng trên địa bàn thành phố Nam Định ngày càng gia tăng , ý thức của một số khách hàng chưa coi trọng nguồn nước sạch, sử dụng rất lãng phí, không đúng mục đích , và xâm phạm đến hệ thống cấp nước như : đục lấy trộm nước, can thiệp vào đồng hộ, làm thủng mạng lưới đường ống….. điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sạch của Công ty.