1.9.1. Các qui định hiện tại của FCC đối với hệ thống UWB
Ngày 14 tháng 2 năm 2002, FCC đã mở một hội nghị không thường niên đối với dải thông cho các ứng dụng thương mại của công nghệ UWB hiện tại. Sau rất nhiều cuộc họp cuối cùng FCC đã đưa các yêu cầu đối với dải thông UWB. Một năm sau, tháng 2 năm 2003 FCC đã đưa ra bản “Memorandom Opinion and Order” tới các nhà phát triển. Các văn bản hướng dẫn này sau đó đã nhanh chóng được đưa tới các lãnh đạo công ty đối với các mạng trong nhà, các công ty điện tử dân dụng như Philips Electronics và Samsung Electronics, và các tập đoàn máy tính cá nhân như Intel, Texas Instruments, Microsoft, các trung tâm phát triển UWB chẳng hạn như Multispectral Solutions, Pulse LINK, Staccato Communications, Time Domain
Corportion, và Xtreme Spectrum cùng các tổ chức ở Hoa Kỳ như Ground Penetrating Radar Industry Coalition.
Mặt nạ phổ được qui định bởi FCC là 7.5 GHz từ 3.1 GHz cho tới 10.6 GHz đối với các thiết bị viễn thông. FCC cũng đã qui định về việc tránh gây nhiễu do hệ thống UWB gây ra cho các dịch vụ sử dụng trong dải tần này bằng cách hạn chế công suất phát của máy phát UWB. Mật độ phổ công suất của các thiết bị UWB được giới hạn là 41.3 dBm/MHz. Sự khác nhau chủ yếu của vùng làm việc indoor và outdoor đó là mức độ suy giảm công suất cao hơn vùng ngoài băng của các thiết bị làm việc trong vùng outdoor. Hơn nữa chúng ta cần bảo vệ các máy thu GPS có tần số trung tâm là 1.6 GHz. Trước đó tại cuộc họp vào tháng 6 năm 2003 các tổ chức Multiband OFDM Alliance (MBOA) và Motorola/XtremeSpectrum đã tranh cãi nhau về việc MBOA có sử dụng kĩ thuật chặng tần số hay không và các yêu cầu về giới hạn dữ liệu của 802.15.3a trong khi vẫn duy trì khuyến cáo của FCC về các hệ thống sử dụng kĩ thuật chặng tần số sẽ được kiểm tra như thế nào. FCC đã tiến hành rất nhiều cuộc họp để thay đổi các qui định sao cho phù hợp với các chuẩn của IEEE hiện tại.
1.9.2. Các qui định sẽ thống nhất trên toàn thế giới
Hiện tại UWB chỉ được qui định trên đất nước Mĩ. Tuy nhiên người ta đang nỗ lực để các qui định đối với hệ thống UWB trở thành một hệ thống phổ biến trên toàn thế giới. Intel đang tích cực vận động các tổ chức khác trên thế giới như Nhật Bản, Châu Âu, Trung Quốc để thu được các qui định đối với các hệ thống UWB giống như đối với chuẩn của FCC. Các qui định được thống nhất trên toàn thế giới mang lại lợi ích rất lớn đối với hệ thống UWB làm cho nó được sử dụng thông suốt trên toàn cầu.
Mặc dù có rất nhiều hoài nghi do tác dụng mà UWB mang lại song mọi nỗ lực vẫn đang được cố gắng để thay đổi điều này. Các qui định của FCC đang là khuôn mẫu trên toàn thế giới cho các tổ chức khác như Canada, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc tuân theo và chúng sẽ sớm được phê chuẩn ở Châu Âu, và Châu Á do những hoạt
động của Intel, Philips, Sony, Sharp, Panasonic, STMicroelectronics, Texas Instruments, Motorola/XtremeSpectrum và Wisar.
Châu Âu
Ở Châu Âu đã có rất nhiều các dự án đối với UWB chẳng hạn như khái niệm băng siêu rộng cho các mạng Ad hoc (UCAN Ultra wideband Concepts for Ad hoc Networks), hệ thống giải trí âm thanh và hình ảnh với công nghệ UWB (ULTRAWAVES Ultra wideband Audio Video Entertaiment System), hệ thống vô tuyến với năng lượng phổ thấp (PULSERS pervasive Ultra wideband Low Spectral Energy Radio System), mọi cố gắng được thực hiện bởi các công ty như STMicroelectronics, Philips, Wisair, và XtremeSpectrum. UCAN đã báo cáo về suy hao truyền dẫn trên kênh, điều khiển truy nhập đường truyền, các giao thức định tuyến và chiến lược cho lựa chọn đường. Philips và Wisar là một trong những công ty đi tiên phong trong các dự án PULSERS và ULTRAWAVES. Dự án ULTRAWAVES nhằm cung cấp các giải pháp kết nối không dây trong nhà với hiệu quả cao và giá thành thấp, hỗ trợ các ứng dụng yêu cầu video chất lượng cao đa luồng và multimedia băng rộng. Các mục đích chính của dự án là các phương thức của ULTRAWAVES, các vấn đề cùng tồn tại với các hệ thống khác, vấn đề triển khai trong các lớp khác nhau. Các đối tác bao gồm Wisair, Philips, ENSTA Armines, RadioLabs, Chalmers University of Technology, và trung tâm truyền thông không dây tại đại học Oulu, Finland.
Nh t B n ậ ả
Tháng 9 năm 2002, sau khi được tác động từ các công ty như XtremeSpectrum, Texas Instruments, Intel, Sony, Sharp, Panasonic bộ bưu chính và viễn thông Nhật Bản (MPHPT) khi đó đã đưa yêu cầu đến hội đồng truyền thông về các điều kiện truyền thông cho các hệ thống truyền thông radio UWB. Khi đó, hội đồng truyền thông sẽ báo cáo sau một năm. Tuy nhiên tình trạng này vẫn không được chú ý đến.
Tháng 4 năm 2003, các nhà khoa học của Intel đã làm việc với MPHPT để cho phép việc phát UWB ra công chúng lần đầu tiên được tổ chức tại diễn đàn Intel.
Singapore
Từ tháng 2 năm 2003, Singapore đã bắt đầu với các dự án UWB. Mục đích của các dự án hai năm này là để khuyến khích việc triển khai giới thiệu các qui định thử nghiệm UWB nhằm tập hợp dữ liệu để phục vụ cho việc xác định các qui định cho việc phát triển các sản phẩm thương mại của UWB sau này. IDA (Infocomm Development Authority) đã đưa ra các qui định để cho phép phát tín hiệu UWB trong một diện tích cho trước và việc nghiên cứu các sản phẩm tương thích với UWB. Các chương trình UWB được triển khai với giới hạn phát và chế độ làm việc
Hình 1.15 Giới hạn phát cho các thiết bị truyền thông indoor
lỏng lẻo hơn trong các qui định của FCC chẳng hạn như các giấy phép đăng kí thử nghiệm sẽ miễn phí với các thiết bị indoor và outdoor, đồng thời không hạn chế thiết bị dùng pin hay điện áp xoay chiều.
Hình 1.16 Giới hạn phát cho các thiết bị truyền thông outdoor
Tháng 4 năm 2003, các nhà khoa học Singapore tại viện nghiên cứu công nghệ thông tin và viễn thông đã thực hiện một kết nối không dây UWB tuân theo qui định của FCC cho UWB đối với một cặp máy phát và máy thu dữ liệu đạt được tốc độ lên tới 500 Mbps gấp hai lần so với tốc độ đã đạt được trước đó ở một số thí nghiệm là 220 Mbps.