Về đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Nâng ao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển trường đại học điện lực giai đoạn 2011 2016 tầm nhìn đến 2020 (Trang 21 - 24)

1.2. Quản trị nguồn nhân lực và mục tiêu quản trị nguồn nhân lực 1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

1.4.1. Về đội ngũ giảng viên

Giảng viên là những nhà giáo có chuyên môn đảm nhiệm nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH, CĐ thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường ĐH, CĐ. Các nhiệm vụ cụ thể của giảng viên bao gồm:

- Giảng dạy được phần giáo trình hay giáo trình môn học được phân công, tham gia hướng dẫn và đánh giá chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp ĐH hoặc CĐ

- Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm.

- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp khoa hoặc trường - Thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ theo quy chế của các trường ĐH, CĐ

- Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu, chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập)

Từ xưa đến nay vai trò của người giảng viên, giáo viên vẫn là đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Sứ mệnh đào tạo con người mới là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhưng đội ngũ giáo viên, giảng viên vẫn là yếu tố giữ vai trò quyết định nhất đến chất lượng đào tạo. Tục ngữ có câu: “không thầy đố mày làm nên“

cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

Chính vì lẽ đó đòi hỏi người cán bộ giảng viên phải có một năng lực toàn diện để thực hiện các nhiệm vụ cao quý của mình.

Về phẩm chất:

- Thế giới quan khoa học: Thế giới quan của nhà giáo chi phối nhiều mặt hoạt động cũng như thái độ đối với các mặt hoạt động đó, như việc lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy và giáo dục; việc kết hợp giữa giáo dục với nhiệm vụ chính trị, xã hội; việc gắn nội dung giáo dục, giảng dạy với thực tiễn đời sống,, cũng như phương pháp xử lý và đánh giá các biểu hiện tâm lý của học sinh

- Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ: Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách nhà giáo. Đó là “ngôi sao dẫn đường” cho mọi hoạt động tích cực của nhà giáo, giúp họ thấy được giá trị lao động của mình, tự hào và có trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp…

- Lòng yêu mến học sinh, sinh viên: Nghề dạy học đòi hỏi tính nhân đạo thể hiện ở sự yêu mến, cảm thông, tôn trọng, có trách nhiệm với học sinh. Tình yêu và sự tôn trọng là cơ sở của sự giao tiếp ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với các em, “tất cả vì học sinh thân yêu” là động lực cho những cảm hứng, tìm tòi, sáng tạo phương pháp, nghệ thuật giáo dục, giảng dạy

- Lòng yêu nghề: Yêu người và yêu nghề dạy học gắn liền với nhau. Nghề dạy học có mức độ tự do, sáng tạo cá nhân, trách nhiệm cá nhân cao. Do vậy, chỉ có say mê nghề nghiệp mới thúc đẩy tính tự giác, tích cực học hỏi, rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Về năng lực:

Đội ngũ giảng viên trong nhà trường phải đạt trình độ đào tạo chuẩn do Nhà nước quy định; hiểu biết tình hình chung của đất nước, tình hình văn hóa xã hội và nghề nghiệp ở địa phương, thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nâng cao năng lực để dạy tốt môn mình phụ trách, đáp ứng được yêu cầu phân hóa môn học, tham gia các hoạt động giáo dục, có năng lực tổ chức phối hợp hoạt động giáo dục giữa trường học, gia đình và các lực lượng xã hội.

Một số năng lực cụ thể của giảng viên trong nhà trường như:

- Tri thức và tầm hiểu biết của giảng viên: Đòi hỏi văn hóa chung rộng và kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về môn mình giảng dạy; đồng thời có khả năng tự học, tự nghiên cứu, không ngừng bổ sung hoàn thiện vốn tri thức để đáp ứng yêu cầu ngày một cao và mới cho học sinh

- Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm: Đó là năng lực biểu đạt rõ ràng mạch lạc ý nghĩa và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt, điệu bộ, thể hiện trong việc xử lý các mối quan hệ thường ngày cũng như trong hoạt động sư phạm.

- Năng lực hiểu biết và cảm hóa học sinh-sinh viên: Năng lực hiểu học sinh-sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục; năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp của mình đến học sinh-sinh viên về mặt tình cảm và ý chí, hướng dẫn học sinh-sinh viên đạt được những mục tiêu cụ thể trước mắt. Nói cách khác, làm cho các em nghe, tin và làm theo mình bằng tình cảm và cả niềm tin.

- Năng lực giảng dạy: Đó là năng lực chế biến tài liệu học tâp, thiết kế bài giảng sao cho phù hợp chương trình, sát hợp với người học để bài giảng đạt hiệu quả cao; Đó là năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của người học trong quá trình tiếp nhận bài giảng. Quá trình này đòi hỏi giảng viên không chỉ nắm được những nguyên tắc, phương pháp dạy học nói chung mà còn phải nắm vững thành thạo những kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ cụ thể trong quá trình tiến hành dạy học.

- Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục: Là năng lực tổ chức xây dựng tập thể học sinh, hướng dẫn học sinh-sinh viên tiến hành có hiệu quả nhiều hoạt động khác: hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt tập thể, các hoạt động giáo dục chuyên biệt…

- Giảng viên là những người đã qua một quá trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nhất định, đủ điều kiện (tiêu chuẩn) được giao nhiệm vụ giảng dạy ở một lĩnh vực khoa học nào đó tương ứng với trình độ được đào tạo.

Một phần của tài liệu Nâng ao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển trường đại học điện lực giai đoạn 2011 2016 tầm nhìn đến 2020 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)