CHƯƠNG I: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ CÁC ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.5. Các chỉ tiêu đánh gía tài chính một dự án
Một số các phương pháp thông dụng để tính toán tài chính được sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính bao gồm 1 số phương pháp tính sau:
- Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) - Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
- Phương pháp tỷ suất trung bình lợi nhuận trên đầu tư (ROI) - Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP)
Cho dù áp dụng phương pháp nào để thẩm định tài chính dự án thì nguyên tắc giá trị thời gian của tiền phải được áp dụng. Đồng tiền có giá trị về mặt thời gian, một đồng tiền ngày hôm nay có giá trị hơn một đồng tiền ngày mai, bởi lẽ một đồng tiền hôm nay nếu để ngày mai thì ngoài tiền gốc ra còn có tiền lãi do nó sinh ra, còn một đồng ngày mai nguyên vẹn một đồng mà thôi.
1.5.1. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)
+ Khái niệm: NPV (Net present value) - Giá trị hiện tại ròng - là chênh lệch giữa tổng giá trị của dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mức 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng 0. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án.
+ Cách xác định:
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 39 Trong đó:
CFt: Dòng tiền ròng năm thứ t k: Lãi suất chiết khấu
n: Số năm thực hiện dự án
+ Ý nghĩa của chỉ tiêu: NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. Hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra mà còn tạo ra lợi nhuận.
Không những thế, lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền.
Ngược lại nếu NPV âm có nghĩa dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:
- Nếu NPV < 0: dự án bị từ chối.
- Nếu NPV = 0: tùy vào vị trí và mục đích khác ( xã hội, môi trường, … ) để lựa chọn.
- Nếu NPV > 0:
+ Nếu đó là các dự án độc lập thì tất cả được lựa chọn.
+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được chọn.
+ Ưu điểm:
- Tính đến giá trị thời gian của tiền.
- Cho biết lợi nhuận của dự án đầu tư và giúp chủ đầu tư tối đa hóa lợi nhuận.
+ Nhược điểm:
- NPV không cho biết khả năng sinh lời tính bằng tỷ lệ phần trăm nên không thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư.
n
0 t
t t
k i NPV CF
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 40 - NPV không quan tâm đến sự khác biệt về thời gian hoạt động của các dự án nên việc lựa chọn dự án có NPV lớn nhất không được chính xác.
- NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động của dự án nhưng tỷ lệ chiết khấu luôn thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội.
- Không thấy được giá trị lợi ích thu được từ một đồng vốn đấu tư.
- Phương pháp NPV khó tính toán vì đòi hỏi phải xác định chính xác chi phí vốn.
1.5.2. Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ ( IRR)
+ Khái niệm: IRR ( Internal Rate of Return) - Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ - là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0.
+ Cách xác định:
Trong đó:
k1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 dương gần tới 0.
k2: lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 dương gần tới 0.
NPV1: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k1.
NPV2: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k2.
+ Ý nghĩa của chỉ tiêu: IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Tức nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, PV sẽ bằng đầu tư ban đầu Co. Hay nói cách khác, nếu chi phí vốn bằng IRR dự án sẽ không tạo thêm được giá trị hay không có lãi.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:
Gọi r là chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án.
- Nếu IRR < r : dự án bị loại
2 1
1 2 1
1 NPV NPV
k k k NPV
IRR
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 41 - Nếu IRR = r : dự án được lựa chọn hay bị loại tùy thuộc vào các yêu cầu khác (giải quyết việc làm, cải tạo môi trường, … ).
- Nếu IRR > r :
+ Nếu đó là dự án độc lập: tất cả được chọn.
+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc: dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được lựa chọn.
+ Ưu điểm:
- Có tính đến giá trị thời gian của tiền.
- Phương pháp IRR cho biết khả năng sinh lời của dự án tính bằng tỷ lệ phần trăm vì vậy thuận tiện cho việc so sánh các cơ hội đầu tư.
+ Nhược điểm:
- IRR có thể cho kết quả sai lệch nếu có 2 hoặc nhiều dự án loại trừ nhau đem so sánh vì IRR không xét đến quy mô dự án đầu tư.
- Do không tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án, phương pháp IRR có thể dẫn đến nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án.
- Phương pháp IRR có thể mâu thuẩn với phương pháp NPV khi chi phí vốn thay đổi.
- Phương pháp IRR có thể gặp vấn đề đa giá trị.
1.5.3. Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP)
+ Khái niệm: PP ( Pay-back Period) – Thời gian hoàn vốn - là khoảng thời gian cần thiết để thu hồi toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu từ các dòng tiền ròng của dự án.
+ Cách xác định:
Số vốn đầu tư
PP = Thu nhập hàng năm
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 42 + Ý nghĩa của chỉ tiêu: PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi vốn đầu tư, do vậy PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Chấp nhận dự án khi PP của dự án nhỏ hơn hoặc bằng PP tiêu chuẩn.
+Ưu điểm:
- Dễ làm, dễ áp dụng. Nó áp dụng cho các dự án nhỏ.
- Có cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án, do đó chọn được những dự án có rủi ro thấp nhất.
- Không cần tính đến dòng tiền những năm sau năm thu hồi vốn, tránh lãng phí thời gian và chi phí.
- Sau thời gian hoàn vốn có thể tận dụng các cơ hội đầu tư khác có lợi hơn.
+ Nhực điểm:
- Không tính tới giá trị thời gian của tiền.
- Không chú ý tới các dự án có tính chất chiến lược, dự án dài hạn.
- Yếu tố rủi ro của các luồng trong tương lai không được xem xét.
1.5.4. Phương pháp tỷ suất trung bình lợi nhuận trên đầu tư (ROI)
+ Khái niệm: ROI ( Return On Investment) - Tỷ suất trung bình lợi nhuận trên đầu tư - là thước đo phổ biến nhất được dùng để so sánh hiệu quả giữa sự đầu tư vào công việc kinh doanh này với sự đầu tư vào công việc kinh doanh khác. Giá trị ROI càng cao thì việc đầu tư càng hiệu quả.
+ Cách xác định:
Tổng lợi nhuận (sau thuế) ROI =
Tổng vốn đầu tư
x 100%
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 43 + Ý nghĩa của chỉ tiêu: ROI là tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí đầu tư và cũng là phương pháp chính xác mà bạn sử dụng để tính toán tùy thuộc vào các mục tiêu chiến dịch của bạn.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn dự án: khi lựa chọn các dự án đầu tư, nếu quan tâm đến lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ chọn dự án có tỷ suất trung bình lợi nhuận trên đầu tư cao nhất.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ đặt ra một ROI tiêu chuẩn để xét. Nghĩa là các dự án có ROI lớn hơn ROI tiêu chuẩn sẽ được chọn. Đối với các dự án thông thường, cột mốc này được lấy tối thiểu bằng lãi suất vay ngân hàng.
+ Ưu điểm:
- Có xét đến dòng tiền tệ sau thời gian hoàn vốn.
- Xét được tổng thể các nguồn thu và chi trong suốt tuổi thọ kinh tế của dự án.
+ Nhược điểm:
- Dựa vào lợi nhuận chứ không phải tiền mặt, mà lợi nhuận và tiền mặt không phải lúc nào cũng bằng nhau.
- Không xét đến giá trị thời gian của tiền.