Cấu tạo, chức năng và nhu cầu năng lượng của các trạm BTS

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió mặt trời và ứng dụng đèn led ung cấp điện, tiết kiệm điện cho các trạm bts nằm xa lưới điện của mobifone hoặc vinafone trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG CHO CÁC TRẠM

2.2. Hiện trạng cung cấp năng lượng cho các trạm BTS thuộc mạng lưới viễn thông trên địa bàn Huyện Côn Đảo - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xa điện lưới

2.2.1. Cấu tạo, chức năng và nhu cầu năng lượng của các trạm BTS

Mạng GSM gồm có 3 thành phần, đó là trạm di động cung cấp khả năng liên lạc, hệ thống trạm gốc điều khiển kết nối vô tuyến với trạm di động và hệ thống mạng có chức năng thực hiện chuyển mạch các cuộc gọi giữa các thuê bao di động.

Cấu trúc của mạng GSM có thể được chia thành ba phần. Trạm di động (Mobile Station) được người thuê bao mang theo. Hệ thống trạm gốc ( Base Station Subsystem) điều khiển kết nối vô tuyến với trạm di động. Hệ thống mạng (Network Subsystem), với bộ phận chính là Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động (MSC), thực hiện việc chuyển mạch cuộc gọi giữa các thuê bao di động và giữa các thuê bao di động với thuê bao của mạng cố định. MSC cũng thực hiện các chức năng quản lý di động. Ở đây không vẽ trung tâm vận hŕnh bảo dưỡng (OMC) với chức năng đảm bảo vận hành và thiết lập mạng. Trạm di động với hệ thống trạm gốc giao

Đánh giá hiệu qu kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mt tri để ng dng cho các trm BTS nằm xa lưới điện 55 tiếp thông qua giao diện Um, còn được gọi là giao diện không gian hoặc kết nối vô tuyến. Hệ thống trạm gốc giao tiếp với MSC qua giao diện A.

Hình 2.2 : Cấu trúc mạng GSM Trạm di động

Trạm di động (MS) bao gồm điện thoại di động và một thẻ thông minh xác thực thuê bao (SIM). SIM cung cấp khả năng di động cá nhân, vì thế người sử dụng có thể lắp SIM vào bất cứ máy điện thoại di động GSM nào truy nhập vào dịch vụ đã đăng ký. Mỗi điện thoại di động được phân biệt bởi một số nhận dạng điện thoại di động IMEI (International Mobile Equipment Identity). Card SIM chứa một số nhận dạng thuê bao di động IMSI (International Subcriber Identity) để hệ thống nhận dạng thuê bao, một mật mã để xác thực và các thông tin khác. IMEI và IMSI hoàn toàn độc lập với nhau để đảm bảo tính di động cá nhân. Card SIM có thể chống việc sử dụng trái phép bằng mật khẩu hoặc số nhận dạng cá nhân (PIN).

Đánh giá hiệu qu kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mt tri để ng dng cho các trm BTS nằm xa lưới điện 56 Hệ thống trạm gốc

Hệ thống trạm gốc gồm có hai phần Trạm thu phát gốc (BTS) và Trạm điều khiển gốc (BSC). Hai phần này giao tiếp với nhau qua giao diện Abis, cho phép các thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau có thể "bắt tay" nhau được.

Trạm thu phát gốc có bộ thu phát vô tuyến xác định một ô (cell) và thiết lập giao thức kết nối vô tuyến với trạm di động. Trong một khu đô thị lớn thì số lượng BTS cần lắp đặt sẽ rất lớn. Vì thế, yêu cầu đối với trạm BTS là chắc chắn, ổn đinh, có thể di chuyển được và giá thành tối thiểu.

Trạm điều khiển gốc quản lý tài nguyên vô tuyến cho một hoặc vài trạm BTS.

Nó thực hiện thiết lập kênh vô tuyến, phân bổ tần số, và chuyển vùng. BSC là kết nối giữa trạm di động và tổng đài chuyển mạch di động MSC.

Hệ thống mạng

Thành phần trung tâm của hệ thống mạng là tổng đài chuyển mạch di động MSC. Nó hoạt động giống như một tổng đài chuyển mạch PSTN hoặc ISDN thông thường, và cung cấp tất cả các chức năng cần thiết cho một thuê bao di động như:

đăng ký, xác thực, cập nhật vị trí, chuyển vùng, định tuyến cuộc gọi tới một thuê bao roaming (chuyển vùng). MSC cung cấp kết nối đến mạng cố định ( PSTN hoặc ISDN). Báo hiệu giữa các thành phần chức

Bộ ghi địa chỉ thường trú (HLR) và Bộ ghi địa chỉ tạm trú (VLR) cùng với tổng đài chuyển mạch di động MSC cung cấp khả năng định tuyến cuộc gọi và roaming cho GSM. HLR bao gồm tất cả các thông tin quản trị cho các thuê bao đã được đăng ký của mạng GSM, cùng với vị trí hiện tại của thuê bao. Vị trí của thuê bao thường dưới dạng địa chỉ báo hiệu của VLR tương ứng với trạm di động. Chỉ có một HLR logic cho toàn bộ mạng GSM mặc dù nó có thể được triển khai dưới dạng cơ sở dữ liệu phân bố.

Hiện nay tại Huyện Côn Đảo có 04 trạm BTS phủ sóng hết toàn đảo tại các vị trí: Trung tâm Côn Đảo, Bến Đầm, Cỏ Ống và núi Thánh Giá. Công suất tiêu thụ của các trạm như sau:

Đánh giá hiệu qu kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mt tri để ng dng cho các trm BTS nằm xa lưới điện 57

STT Tên trạm Công suất Ghi chú

1 Trung tâm Côn đảo 5kw Có tính dự phòng

2 Bến Đầm 4 kw - nt -

3 Cỏ Ống 4kw - nt -

4 Núi Thánh Giá 4kw - nt -

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió mặt trời và ứng dụng đèn led ung cấp điện, tiết kiệm điện cho các trạm bts nằm xa lưới điện của mobifone hoặc vinafone trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)