CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG CHO CÁC TRẠM
2.1. Giới thiệu khái quát về viễn thông Bà Rịa Vũng Tàu
Là tiền thân của Bưu Điện Bà Rịa - Long Khánh (1975) sau đó là Bưu Điện Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo (1979). Theo quyết định số 1029 của Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, ngày 19/8/1991 Bưu Điện Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở bộ máy của Bưu Điện Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo .
Ngày 09/09/1996 Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ra quyết định số 295/QĐTL thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, viễn thông tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày 16/10/1996 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông) ra quyết định số 295/QĐ - TCCB/HĐQT về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu Điện Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo quyết định này Bưu điện Bà Rịa - Vũng Tàu là doanh nghiệp nhà nước với:
-Tên giao dịch trong nước: Bưu Điện Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu -Tên giao dịch Quốc tế: Vung Tau Post and Telecommunication.
Ngày 6 tháng 12 năm 2007 Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam quyết định thành lập Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện Bà Rịa Vũng Tàu sau khi thực hiện phương án chia tách bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 45 Viễn thông Bà Rịa Vũng Tàu có tên giao dịch quốc tế là Baria - Vungtau Telecommunication, trụ sở chính đặt tại số 35 đường 3/2 phương 8 thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ.
Viễn thông Bà Rịa -Vũng Tàu (VT BR-VT ) là tổ chức kinh tế, đơn vị thành viên, hạnh toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông - công nghệ thông tin như sau:
-Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;
-Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin;
-Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng;
-Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin;
-Kinh doanh dịch vụ quảng cáo; dịch vụ truyền thông;
-Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
-Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên;
-Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.
2.1.3. Các dịch vụ viễn thông cung cấp.
Hiện nay Viễn thông Bà rịa - Vũng Tàu kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng như sau:
2.1.3.1. Điện thoại cố định.
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 46 - Dịch vụ điện thoại cơ bản: Khách hàng dụng điện thoại cố định quay số truyền thống. Bao gồm điện thoại nội hạt, điện thoại liên tỉnh, điện thoại quốc tế IDD.
-Dịch vụ điện thoại cố dịnh không dây Gphone: Sử dụng các dịch vụ như điện thoại cố định thông thường nhưng không cần phải kéo dây cáp điện thoại vì dùng chung trạm phát sóng của mạng di động Vinaphone.
- Dịch vụ điện thoại VoIP 171,1717, 1719: Đây là dịch vụ điện thoại theo phương thức IP ( Internet protocol ) với phạm vi liên lạc liên tỉnh, quốc tế tương tự dịch vụ điện thoại thông thường nhưng với giá cước rẽ, chất lượng ở mức chấp nhận được. Khách hàng sử dụng chỉ thêm mã 171,1717,1719 trước cách gọi thông thường.
- Dịch vụ nhắn tin cố định: Là dịch vụ cho phép thuê bao điện thoại cố định nhận và nhắn tin với nhau dưới dạng văn bản (text) hoặc với thuê bao điện thoại di động.
- Dịch vụ cộng thêm: Khách hàng dùng điện thoại cố định cộng thêm các dịch vụ: chuyến cuộc gọi tạm thời, báo thức tự động, hiến thị số gọi đến,…
-Dịch vụ kết nối Internet: Cung cấp cho khách hàng các đường truyền riêng nhằm mục đích kinh doanh Internet,
-Dịch vụ truy nhập Internet: Cung cấp cổng kết nối cho khách hàng truy nhập.
2.1.3.2. Điện thoại di động mạng Vinaphone.
Đây là mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM với hai loại khách hàng sử dụng:
-Thuê bao trả trước: sử dụng các loại thẻ trả trước và trừ tiền dần trong tài khoản simcard khi sử dụng. Bao gồm các loại: VinaCard, VinaDaily, VinaXtra…
-Thuê bao trả sau: Thanh toán sau khi sử dụng tiền thuê bao và cước phát sinh.
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 47 Ngoài ra còn có các dịch vụ gửi, nhận tin nhắn SMS cũng như các dịch vụ gia tăng của Vinaphone như: Chuyến vùng quốc tế, thông báo cuộc gọi nhỡ, nạp tiền bằng mã thẻ trả trước, GPRS, MMS, WAP999…
2.1.3.3. Dịch vụ Intermnet.
-Dịch vụ MegaVnn: Là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng qua mạng VNN do VNPT cung cấp với tốc độ cao dựa trên công nghệ ADSL.
-Dịch vụ MegaWan: Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN: Vitural Private Network) là mạng riêng của khách hàng dựa trên cơ sở hạ tầng mạng dùng chung dịch vụ xDSL- WAN kết nối các mạng máy tính trong nước và quốc tế bằng đường dây SHDL hoặc ADSL.
-Dịch vụ điện thoại qua Internet Fone-Vnn: Là dịch vụ điện thoại sử dụng giao thức Internet được thực hiện trên mạng Internet công cộng để thiết lập các cuộc gọi giữa các máy điện thoại thông thường, các máy tính cá nhân (pc) và các thiết bị đầu cuối khác.
-Dịch vụ Internet gián tiếp 1260, 1268, 1269, 1267: Truy nhập gián tiếp qua mạng điện thoại công cộng, mạng truyền số liệu quốc gia VIETPAC, qua mạng số đa dịch vụ (ISDN)
-Dịch vụ Internet trực tiếp: Bằng các đường nối trực tiếp đến khách hàng với độ an toàn, tin cậy, tốc độ cao và được dự phòng tốt trên nền mạng trục Internet quốc gia
-Dịch vụ VNN-Infogate: là dịch vụ cho phép người sử dụng liên kết thông tin giữa máy điện thoại di động, máy nhắn tin với máy tính cá nhân có nối mạng Internet.
-Dịch vụ WIFI@VNN: mạng Internet không dây
2.1.4. Mô hình tổ chức cơ cấu nhân lực của Viễn thông BR-VT 2.1.4.1. Mô hình tổ chức
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 48 Bộ máy quản lý của Viễn thông Bà Rịa Vũng Tàu được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu, nghĩa là quyết định được thực hiện từ trên xuống dưới. Nhưng để đưa ra những quyết định thì Ban giám đốc phải có các phòng ban chuyên môn tham mưu.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA VIỄN THÔNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Hình 2.1: Mô hình tổ chức, quản lý của VNPT BRVT VIỄN THÔNG BR-VT
(BAN GIÁM ĐỐC)
Phòng hành chánh quản trị
Phòng Tổ chức cán bộ lao động
Phòng mạng và dịch vụ
Phòng Kế toán thống kê tài chính
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng đầu tư xây dưng cơ bản
Trung tâm dịch vụ khách hàng
Trung tâm dịch vụ viễn thông ghệ
Trung tâm viễn thông Vũng Tàu
Trung tâm viến thông Bà Rịa
Tung tâm viễn thông Tân Thàn h
Trung tâm viễn thông Long Điền Đất
Trung tâm viễn thông Châu Đức
Trung tâm viễn thông Xuyên Mộc Tổ chuyên
viên
Các tổ
Các tổ
Các tổ
Các tổ
Các tổ
Các tổ
Các tổ
Các tổ
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 49 2.1.4.2. Cơ cấu nguồn nhân lực Viễn thông BR- VT.
Trước khi chia tách số lượng lao động của Bưu điện BR-VT qua các năm như sau:
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007
lượng
lao động
956 1.086 1.203 1.358 1.457 1.433
(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ - lao động tiền lương) Bảng 2.1 :Tình hình nhân sự qua các năm : (ĐVT : người)
Từ 1/1/2008 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã triển khai phương án chia tách Bưu chính Viễn thông trên địa bàn các Bưu điện Tỉnh, Thành phố từ. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông, xu hướng tiêu dùng, sự phát triển sở trường viễn thông, CNTT, VNPT đã có những bước phát triển vững chắc trong lĩnh vực viễn thông. Tách Bưu chính ra khỏi Viễn thông để Viễn thông có một mặt bằng cạnh tranh bình đẳng, phát triển được các lợi thế kinh doanh của mình trong môi trường hội nhập kinh tế là cần thiết.
Đồng thời, sự chia tách này cũng tạo điều kiện cho Bưu chính khẳng định mình, đổi mới kinh doanh, hạch toán độc lập và tiến tới kinh doanh có hiệu quả.
Sau khi chia tách Viễn thông BR-VT hiện có 766 lao động với cơ cấu như sau:
Bảng 2.2: Thống kê nhân lực Viễn thông tỉnh Lao động Viễn Thông
Theo ba lực lượng
Số lượng (người)
Cơ cấu
(%)
Trực tiếp sản xuất 557 73%
Lao động phụ trợ 92 12%
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 50 Lao động quản lý, lãnh đạo 117 15%
Tổng cộng 766 100%
73%
12% 15%
CƠ CẤU NHÂN LỰC VIỄN THÔNG TỈNH
Trực tiếp sản xuất Lao động phụ trợ Lãnh đạo, quản lý
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu nhân lực Viễn thông BR-VT
Qua bảng thống kê và biểu đồ biểu diễn cho thấy lực lượng lao động Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu phân theo tỷ lệ của 3 lực lượng : Công nhân trực tiếp sản xuất – Lao động phụ trợ – Lãnh đạo, quản lý, trong đó công nhân trực tiếp sản xuất có 557 người (chiếm 71%), lao động phụ trợ có 92 người (chiếm 12%), lãnh đạo, quản lý có 117 người (chiếm 15%). Lực lượng công, nhân viên khối viễn thông chủ yếu ở các ngành nghề: công nhân bảo dưỡng cáp và đường dây thuê bao, công nhân trực tổng đài,nguồn, viba, khai thác dịch vụ 1080, kiểm soát viên nghiệp vụ VT, cài đặt Internet, thu cước các dịch vụ viễn thông.
Bảng 2.3: Bảng thống kê lao động Viễn thông Tỉnh theo cơ cấu trình độ
Theo trình độ đào tạo. Số lượng (người)
Cơ cấu
(%) hiện có
Thạc sỹ 4 0,5%
Đại học 186 24,%
Cao đẳng, Trung cấp 216 28,5%
Sơ cấp 352 46%
Chưa đào tạo 8 1,0%
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 51
Lực lượng công nhân gồm các ngành nghề: Công nhân dây máy, cáp và khai thác viễn thông. Lực lượng công nhân viên có trình độ cao học chiếm 0,5%, đại học chiếm 24% thuộc ngành nghề kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, kỹ sư viễn thông, kỹ sư tin học. Công, nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 28,5% như: cao đẳng điện tử, viễn thông, khai thác viễn thông; kỹ thuật viên tin học, tài chính kế toán, với các chức danh : kiểm soát viên nghiệp vụ VT, bão dưỡng sửa chữa máy tính, cài đặt Internet, khai thác xử lý cước. Còn lại 47% là Công, nhân viên có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo như: công nhân dây máy, nhân viên bảo vệ, tạp vụ…
2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn thông BR-VT.
2.1.5.1. Tình hình doanh thu.
Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng phát triển kinh tế cao, đặc biệt là các ngành dầu khí, du lịch, thủy hải sản nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn lớn. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu từ năm 2007 đến năm 2011 như sau:
Bảng 2.4:Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Viễn thông BR - VT năm 2007-2011.
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011 % Bình
quân
1. Doanh thu thuần từ HĐKD (triệu đồng)
204,864 229,609 240,511 270,336 301.650 114
Tổng cộng 766 100%
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 52 2. Chi phí HĐKD
(triệu đồng)
170,270 190,327 206,132 241,083 266,300 115
3. Tổng tài sản (triệu đồng)
456,897 495,014 587,816 674,681 687,345 115
4. Lãi (triệu đồng) 34,594 39,282 34,379 31,080 35,350 105 5. Lãi / Doanh thu
(%)
16,89 17,11 14,30 11,50 11,72 15,23
6.Lãi / Chi phí sinh lãi (%)
20,32 20,64 16,69 12,89 13,27 18,03
7. Lãi / Tổng tài sản (%)
5 6 4 3 5 5
Căn cứ vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu năm 2007-2011, có thể phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Viễn thông BR-VT. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của VT BR- VT là kết quả tương quan, so sánh các lợi ích mà Viễn thông tỉnh (VTT) thu được với tất cả tài sản (chi phí) để đạt được những lợi ích đó. Xét về mặt kinh tế, hiệu quả tuyệt đối chính là lãi, hiệu quả về mặt tương đối là lãi trên tổng tài sản; Lãi trên chi phí sinh lãi.
Nhìn vào bảng tổng hợp có thể thấy từ năm 2007- 2011, VTT kinh doanh luôn có lãi, lợi nhuận tăng đều hàng năm từ năm 2007- 2008, năm sau tăng cao hơn năm trước. Tỷ lệ lợi nhuận của VTT tăng bình quân 5%/ năm.
Tỷ lệ lãi / doanh thu càng có giá trị cao phản ảnh lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh doanh càng lớn, phần lãi trong doanh thu có tỷ trọng lớn và doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Theo số liệu tại bảng 2.4, từ năm 2007- 2008 VTT có tỷ lệ lãi / doanh thu trên 16%, năm sau hoạt động hiệu quả hơn năm trước, năm cao nhất là 2008 với tỷ lệ 17,11%.
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 53 Đến năm 2009 tỷ lệ lãi / doanh thu của VTT lại giảm từ 17,11% xuống còn 14,3%, năm 2010 chỉ còn 11,5%. Tỷ lệ lãi / doanh thu bình quân từ năm 2007-2011 của VTT chiếm 15,23%/ 1 năm. Như vậy, có thể thấy năm 2009-2011 VTT hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2007-2008; năm 2010 hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2009. Tỷ lệ lãi bình quân từ năm 2007-2011 của VTT chiếm 15,23% doanh thu / 1 năm cho thấy VTT đạt hiệu quả hoạt động ở mức trung bình.
Tỷ lệ lãi/chi phí sinh lãi cho thấy từ năm 2007-2008, VTT cứ đầu tư 100 đồng tiền chi phí thì thu về được khoảng 20 đồng tiền lãi. Tuy nhiên, năm 2009 tỷ lệ lãi trên chi phí sinh lãi giảm còn 16,69%, năm 2010 giảm còn 12,89% và năm 2011 là 13,27%. Nguyên nhân năm 2009-2010 do phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp viễn thông khác như: Viettel; Saigon Postel… Viễn thông Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư chi phí cho hoạt động kinh doanh tăng, trong khi giá cước viễn thông giảm nên doanh thu giảm, dẫn đến lãi thu được từ hoạt động kinh doanh cũng giảm theo. Tỷ lệ lãi trên chi phí sinh lãi bình quân từ năm 2007-2011 của VTT là 18,03%/1 năm, so với lãi suất huy động vốn của các ngân hàng Thương mại mấy năm gần đây khoảng từ 9-10%/1 năm, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Viễn thông Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt mức trung bình.
Tỷ lệ lãi/ tài sản của VTT từ năm 2007-2008 đạt trên 5%/1 năm. Tuy nhiên, năm 2009 giảm còn 4% và năm 2010 giảm còn 3% và năm 2011 tăng lên 5%. Do vậy, tỷ lệ lãi trên tài sản của VTT bình quân từ năm 2007-2011 đạt 5%. Điều này cho thấy quá trình sinh lợi của VT BR-VT không cao.
Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể kết luận Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2007-2011 đạt hiệu quả kinh doanh ở mức trung bình khá.
2.1.5.2. Phát triển địch vụ.
Trong những năm qua các dịch vụ viễn thông do viễn thông tỉnh cung cấp đều có mức tăng trưởng đáng kể tổng số thuê bao trên mạng đến hết năm 2011 là 200.841 thuê bao trong đó: điện thoại cố định 109.254 khách hàng, điện thoại di
Đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió - mặt trời để ứng dụng cho các trạm BTS nằm xa lưới điện 54 động trả sau 30.461 khách hàng, thuê bao Internet băng rộng ADSL có 61.212 khách hàng sử dụng. Với mạng lưới rộng khắp, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại và chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao Viễn thông BR-VT sẽ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng trong thời gian tới.
Bảng 2.5 Tình hình phát triển dịch vụ của Viễn thông BR-VT từ năm 2007-2011
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011
Thuê bao hiện có Tbao 99.033 121.941 149.412 174.232 200.841 Điện thoại cố định nt 91.508 110.291 133.819 154.023 109.154 Điện thoại di động
trả sau
nt 7.525 11.062 13.461 14.315 30.461
Thuê bao ADSL nt 588 2.132 5.894 61.226