Đánh giá của người tiêu dùng về mức giá của sản phẩm cháo ăn liền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phát triển sản phẩm cháo ăn liền dinh dưỡng và chữa bệnh (Trang 28 - 30)

Về mức giá: theo điều tra thì mức giá của các sản phẩm cháo ăn liền được chia làm 2 mức: 1000 – 2000 đồng, 2000 – 3500 đồng, tùy theo thành phần, khối lượng và chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết người tiêu dùng đều cho rằng giá bán của các sản phẩm như hiện nay là bình thường, có thể chấp nhận được (> 80%).

Biểu đồ 4.15. Đánh giá của người tiêu dùng về mức giá của các sản phẩm hiện tại

Qua kết quả điều tra ở trên ta có thể rút ra nhận xét chung về sản phẩm cháo ăn liền trên thị trường hiện nay:

• Ưu điểm:

Các sản phẩm cháo ăn liền nói chung đều phong phú về bao bì (dạng gói của Vị Hương, Vifon, Á Châu, …, dạng ly, cốc của An Thái) và đa dạng về chủng loại (từ vị cá, gà, tôm, cua, thịt, …) đáp ứng với nhiều đối tượng, giới tính, độ tuổi. Trọng lượng đa dạng cho phép người tiêu dùng có nhiều lựa chọn: 50g, 70g, 100g, tùy theo nhu cầu ăn mỗi lần. Bên cạnh đó bao bì trình bày đẹp mắt, hấp dẫn. Các sản phẩm đều có độ ẩm thấp, được đóng gói chân không, do đó dễ bảo quản.

Ngoài ra sản phẩm còn có tính tiện lợi trong quá trình sử dụng như: bao gói dễ mở, dễ vận chuyển.

Bên cạnh những ưu điểm thì sản phẩm cháo ăn liền còn tồn tại một số nhược điểm như:

- Cung cấp ít năng lượng: 159 – 185 Kcal.

- Chất lượng dinh dưỡng còn thấp: Protein (3.08 – 4.5g), lipid (1.5 – 3.0g), Cacbonhydrat (33 - 38g).

- Chất xơ, vitamin rất ít.

- Chưa phân loại sản phẩm đối với từng độ tuổi khác nhau. - Khả năng tái sử dụng thấp (khi mở túi ra dễ bị hút ẩm).

- Chương trình quảng cáo chưa rộng rãi, ít chương trình khuyến mại (chỉ có đối với đại lý), chưa phát huy được hiệu quả quảng cáo trên một số phương tiện như: tivi, báo, đài, …

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phát triển sản phẩm cháo ăn liền dinh dưỡng và chữa bệnh (Trang 28 - 30)