Mối quan hệ giữa hoạt động xuất bản và phát hành sách giáo khoa trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý hất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001 2000 và phân phối sản phẩm sách giáo khoa tại nhà xuất bản giáo dục (Trang 30 - 88)

2.2.1. Xuất bản sách giáo khoa

Hoạt động xuất bản ra đời để đáp ứng nhu cầu tri thức về chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật… Trong những ngành sản xuất vật chất thông thường khác, việc sáng tạo ra một mẫu mã sản phẩm mới chỉ là một điều kiện quan trọng của quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Khi sáng tạo ra một sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm đó trong nhiều năm, nếu thị trường có nhu cầu. Khác với quá trình sản xuất sản phẩm vật chất thông thường khác, hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức ba khâu: sáng tạo ra bản thảo, in và phát hành các loại sách và văn hóa phẩm phục vụ nhu cầu của xã hội.

Hoạt động xuất bản sách giáo khoa chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. Xuất bản sách giáo khoa là phương tiện giáo dục, truyền thông và để đánh giá sự phát triển giáo dục, dân trí ở mỗi nước. Hoạt động xuất bản được Đảng và Nhà nước đánh giá rất cao, coi đây là khâu quan trọng trong việc phát triển giáo dục cho toàn dân. Việc xuất bản hệ thống sách

giáo khoa chất lượng cao sẽ là công cụ chủ yếu để nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài ở nước ta.

Hiện nay, các nhà xuất bản ở nước ta phải thực hiện tốt hai chức năng:

chức năng sản xuất kinh doanh và chức năng văn hóa tư tưởng. Hai chức - năng đó phải được kết hợp hài hòa phù hợp với tính chất của mỗi nhà xuất bản, không thể nhấn mạnh một chức năng nào hoặc coi nhẹ một chức năng nào. Về thực chất, giữa hai chức năng này luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Một cuốn sách có giá trị tinh thần cao hoặc chứa đựng những kiến thức cần thiết cho người đọc thì sẽ được nhiều người mua, do đó nhà xuất bản có thể đảm bảo thực hiện giá trị cuốn sách và có lãi. Ngược lại, những cuốn sách được tiêu thụ nhanh, chứng tỏ cuốn sách có nội dung tốt, đáp ứng được nhu cầu người đọc. Nếu một cuốn sách nhà xuất bản cho là hay, là có giá trị nhưng cuốn sách đó lại không tiêu thụ được (trong đó gồm có cả những cuốn sách có tính tuyên truyền đường lối của Đảng, tư tưởng mới, tiến bộ, những phát kiến khoa học) do người đọc có trình độ hạn chế hoặc không quan tâm đến lĩnh vực cuốn sách đề cập, thì khi đó nhà xuất bản phải đặt mục tiêu cho những đầu sách đó là phục vụ sự phát triển văn hóa, khoa học, phục vụ sự phát triển của xã hội, tức là đưa chức năng văn hóa tư tưởng lên hàng đầu, - chứ không nhằm mục đích lợi nhuận. Trong khi đó cũng có những trường hợp là cuốn sách có nội dung không lành mạnh, kích thích sự tò mò hoặc kích thích tư tưởng lạc hậu… lại bán rất chạy trên thị trường. Vì vậy, thước đo để đánh giá giá trị cuốn sách ở đây cũng không phải lợi nhuận, mà là những chuẩn mực về văn hóa, đạo đức, tư tưởng và sự tiến bộ xã hội.

Sách giáo khoa là công cụ chủ yếu để dạy và học tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục con người. Nếu như việc xuất bản các loại sách khác có thể linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ pháp lý nhất định thì đối với sách giáo khoa - nếu không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà xuất bản Giáo dục và Nhà

nước thì sẽ gây nên những tác hại trong quá trình cụ thể hóa mục tiêu giáo dục và các khâu trong cả hệ thống giáo dục. Do đó, việc nâng cao chất lượng xuất bản, đảm bảo cho sách giáo khoa là loại hàng hóa đặc thù thì phải cải tiến nội dung nhưng phải đảm bảo tính kế thừa văn hóa dân tộc, đấu tranh loại bỏ tư tưởng độc hại. Đồng thời, với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học kỹ thuật, việc xuất bản sách giáo khoa phải chú trọng tới đầu tư về kỹ thuật, từng bước hiện đại hóa quá trình xuất bản để tiến kịp với nền giáo dục hiện đại trong khu vực và trên thế giới.

Trong thực tế, xuất bản sách giáo khoa ở nước ta đang là lĩnh vực độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục có sự quản lý về pháp lý của Nhà nước.

Hàng năm, Nhà xuất bản Giáo dục có chỉnh lý, bổ sung và cho ra đời những bộ sách giáo khoa mới đã được thẩm định nội dung, hình thức, biên soạn có sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo để cùng với các chuyên gia khoa học và sư phạm trong các lĩnh vực đóng góp ý kiến, hoàn chỉnh nội dung, kiểm tra chất lượng… Tính đa dạng và phức tạp trên đã ảnh hưởng không ít tới hoạt động xuất bản sách giáo khoa hàng năm, do yêu cầu về chất lượng nên mỗi bộ sách, cuốn sách phải tuân theo quy trình biên tập và in. Để đáp ứng những yêu cầu trên, Nhà xuất bản cần một lực lượng biên tập lớn có đủ trình độ chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ xuất bản, từ đó xuất bản những bộ sách giáo khoa theo từng cấp học và được áp dụng cho toàn bộ cấp học trong mọi miền của tổ quốc để đảm bảo tính thống nhất trong việc dạy và học của thầy và trò để hình thành một con người mới.

Hoạt động xuất bản sách giáo khoa ngoài vai trò chính trị - xã hội thì còn có vai trò kinh tế, đóng góp một phần vào tổng giá trị sản phẩm quốc nội. Nhà xuất bản Giáo dục với đặc thù là một doanh nghiệp trực tiếp xuất bản một khối lượng sách giáo khoa có quy mô lớn rong 50 năm qua từ năm 1957 , t - – 2007, Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản trên 48 000 đầu sách các loại với .

trên 3 tỉ bản sách nhưng không hề có bản sách hoặc xuất bản phẩm nào có nội dung sai phạm về tư tưởng chính trị[5].

Số lượng đầu sách trung bình xuất bản của Nhà xuất bản Giáo dục hàng năm chiếm khoảng 15,7% trên tổng số đầu sách trong cả nước. Trong đó tổng số đầu sách giáo khoa chiếm trung bình khoảng 3,4% trên tổng số đầu sách xuất bản trong nước.

Bảng 2.1. Số bản sách giáo khoa trên tổng số xuất bản phẩm trong cả nước từ năm 2003 - 2007 (tính theo phần %) [5]

TT Năm Sách giáo khoa các loại xuất bản hàng năm của Nhà xuất bản Giáo dục

(kể cả sách giáo khoa thí điểm, sách chương trình mục tiêu) (1)

Số bản sách giáo khoa

(kể cả sách giáo khoa thí điểm, sách chương trình mục tiêu)

(triệu bản)

(2) Số bản xuất bản phẩm trong cả nước

(triệu bản)

% 3 = 1 : 2

1 2007 180 276,447 65,1

2 2006 187 226,900 82,4

3 2005 173 249,205 69,4

4 2004 171 242,700 70,5

5 2003 167 223,000 74,9

Bảng 2. 2.Số lượng sách tham khảo từ năm 2002 – 2007 [5]

TT Năm Số đề tài sách tham khảo

(mới và tái bản) của Nhà xuất bản Giáo dục

Số đề tài Số bản

(triệu bản)

1 2007 3829 130

2 2006 3183 27

3 2005 2120 23

4 2004 2066 18

5 2003 1461 13

6 2002 1391 8

Bảng 2. 3.Số lượng tranh ảnh bản đồ từ năm 2002 – 2007 [5]

TT Năm Số đề tài và số sản phẩm bản đồ

và tranh ảnh giáo khoa hàng năm của Nhà xuất bản Giáo dục

Số đề tài Số bản

(triệu bản)

1 2007 116 4.113

2 2006 113 4.598

3 2005 145 4.619

4 2004 176 4.000

5 2003 158 3.500

6 2002 156 3.200

Bảng 2. 4.Số lượng sản phẩm nghe nhìn từ năm 2002 – 2007 [5]

TT Năm Số đề tài và và sản phẩm nghe nhìn hàng năm của Nhà xuất bản Giáo dục

Số đề tài Số bản

1 2007 50 mới 318.000

2 2006 65 mới 360.000

3 2005 60 mới 330.000

4 2004 347

(mới và tái bản) 148.000

5 2003 329 162.000

(mới và tái bản)

6 2002 312

(mới và tái bản) 73.000

Nhà xuất bản Giáo dục đạt doanh thu bình quân 800 - 900 tỉ đồng/năm.

Nhìn vào số liệu này ta thấy công tác xuất bản sách giáo khoa là lĩnh vực hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng cộng doanh thu của 4 năm 6 tháng từ năm 2002 đến 30 - 6 - 2006 là 3.820.967 triệu đồng lợi nhuận , là 345.816 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 108.860 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế là 236.956 triệu đồng. Nếu nhìn vào con số tuyệt đối thì đúng là Nhà xuất bản Giáo dục đã thu được lợi nhuận nhất định nhưng , nếu theo con số tương đối giữa lợi nhuận và doanh thu thì lợi nhuận trước thuế là 9%, sau thuế là 6,1% thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền - kinh tế (từ 7,5% đến 8,2%), trong đó lợi nhuận từ sách giáo khoa chiếm 69%

tổng lợi nhuận. Như vậy, không thể nói kinh doanh sách giáo khoa mang lại lợi nhuận cao. Nhưng do cơ chế độc quyền nên Nhà xuất bản Giáo dục đã được kinh doanh một mặt hàng có sẵn thị trường với số lượng tiêu thụ lớn, không phải chịu rủi ro. Chính vì thế, trong khi nhiều nhà xuất bản phải tự tìm kiếm nguồn việc nuôi nhau thì Nhà xuất bản Giáo dục liên tục phát triển và đây có lẽ là “lợi nhuận” lớn nhất của đơn vị kinh doanh sách [14].

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động xuất bản sách giáo khoa với khối lượng lớn sẽ trở thành một ngành chuyên môn hóa đặc thù trong ngành xuất bản phát hành và sẽ chịu tác động của các - quy luật kinh tế: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị...

Trong đó sách giáo khoa là hàng hóa đặc biệt mang tính đặc thù mà hoạt động xuất bản hàng hóa sách giáo khoa lấy việc phục vụ lợi ích xã hội, thực hiện mục tiêu chiến lược giáo dục là chính, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, Nhà xuất bản Giáo dục chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con

có tính bước ngoặt trong trong quá trình phát triển của Nhà xuất bản Giáo dục. Từ đây, Nhà xuất bản đã có mô hình của Tổng công ty xuất bản, tổ chức sản xuất - kinh doanh tổng hợp các xuất bản phẩm giáo dục, hoạt động ở cả ba khâu: xuất bản - - in phát hành.

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất bản trở thành nhiệm vụ kinh doanh của mỗi đơn vị xuất bản, được xác định là một đòi hỏi tất yếu. Nhưng với tư cách là đơn vị độc quyền xuất bản sách giáo khoa trên toàn quốc thì hoạt động xuất bản sách giáo khoa không phải chỉ là lợi nhuận mà phải là giá trị đích thực của cuốn sách. Nếu cuốn sách đó không có nội dung tư tưởng khoa học, nhiều lỗi kỹ thuật thì dù công sức biên tập bỏ ra với giấy in tốt, in đẹp đến đâu đi nữa thì cũng vô nghĩa. Vì vậy, giá trị của cuốn sách đó là giá trị về nội dung và hình thức của nó là hình thức truyền tải. Do sách giáo khoa là hàng hóa đặc thù nên nó cũng biểu hiện dưới hai mặt giá trị và giá trị sử dụng mang tính riêng biệt trong tổng thể các loại sách, trình độ của người đọc thỏa mãn nhu cầu đối với sách rất cao và đa dạng, đặc biệt là những giá trị về nội dung tiếp nhận được khi dùng sách được nâng cao, được tích lũy lâu dài trong nhận thức người đọc. Song những giá trị đó chỉ có ý nghĩa khi sách được đảm bảo lưu thông từ nơi sản xuất tới người sử dụng theo từng môn học, lớp học, kịp thời vào đầu mỗi năm học và đặc biệt là chất lượng nội dung cuốn sách phải theo những chuẩn mực và đảm bảo tính sư phạm về nội dung và hình thức.

Khác với các loại hàng hóa khác, giá trị và giá trị sử dụng của xuất bản phẩm nhiều lúc không đồng nhất. Điều này thường xảy ra đối với các xuất bản phẩm thuộc diện tuyên truyền. Vì mục tiêu giáo dục, xuất bản phẩm được bán dưới giá thành, đây là định hướng của Đảng, Nhà nước ta và là yếu tố quan trọng để quy định chính sách đối với doanh nghiệp với hàng hóa đặc thù này. Nhà nước có chính sách như: Đầu tư để xuất bản, trợ giá mặt hàng, tài

trợ xuất bản phẩm cho các đối tượng sử dụng. Mặt khác, giá trị sử dụng của xuất bản phẩm rất khó nhận biết. Để đánh giá được giá trị sử dụng của xuất bản phẩm phải có một quá trình người đọc biến nội dung tri thức của xuất bản phẩm thành tư tưởng, hành động hay những phát minh khoa học cần thiết. Từ sự phân tích trên ta thấy, việc tuyên truyền, phổ biến, lưu thông xuất bản phẩm trong xã hội là vấn đề cần thiết và cũng là một hoạt động kinh doanh đặc thù.

Hoạt động xuất bản nói chung và xuất bản sách giáo khoa nói riêng để tiến hành bình thường cần có sự hỗ trợ của nhiều ngành kinh tế kỹ thuật - như: công nghệ tin học, điện tử, công nghệ giấy, chế bản điện tử, công nghiệp in để hoàn thành một sản phẩm sách giáo khoa đạt tiêu chuẩn chất lượng về kỹ thuật, mỹ thuật cho từng loại đối tượng người học (cấp I, cấp II, cấp III, Đại học) và các đối tượng người đọc trong xã hội. Tuy nhiên, hoạt động xuất bản lại có tác động thúc đẩy sự phát triển của các ngành đó và là một bộ phận chung của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp xuất bản, đặc biệt là xuất bản sách giáo khoa.

2.2.2. Phát hành sách giáo khoa

Sau khi kết thúc quá trình xuất bản in, xuất bản phẩm được đưa tới tay - người đọc thông qua trao đổi sách trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng về xuất bản phẩm cho khách hàng. Thông qua lưu chuyển xuất bản phẩm, các doanh nghiệp đã thực hiện việc phổ biến tri thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… chứa đựng trong xuất bản phẩm cho mọi người ở mọi vùng lãnh thổ nhằm tuyên truyền về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giáo dục, động viên và khích lệ mọi người - dân ủng hộ cũng như đi theo con đường mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra.

Mặt khác, cũng thông qua phổ biến xuất bản phẩm, các doanh nghiệp đã góp

phần tích cực vào việc phổ biến tri thức, nâng cao trình độ văn hóa và dân trí xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng và văn minh.

Đó là quá trình phân phối lưu thông sách giáo khoa từ nơi sản xuất đến - người tiêu dùng thông qua kênh tiêu thụ phát hành sách giáo khoa với mạng - lưới tiêu thụ rộng khắp đến từng địa phương trên toàn quốc, để đảm bảo nhu cầu sách giáo khoa cho tất cả học sinh trong cả nước ở từng cấp vào đầu mỗi năm học.

Kinh doanh xuất bản phẩm là khâu nối liền giữa sản xuất và người sử dụng trong xã hội, là khâu cuối cùng giữ vị trí quan trọng trong quá trình xuất bản - in - lưu thông xuất bản phẩm, sẽ làm cho thị trường nhộn nhịp hẳn lên và góp phần thay đổi bộ mặt văn hóa xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế - hàng hóa thì sản xuất xuất bản phẩm là để bán. Kinh doanh xuất bản phẩm chính là sự vận động tiếp theo của quá trình từ người sản xuất đến người sử dụng. Sự vận động này càng nhanh, càng nhiều sẽ giúp cho cơ sở sản xuất thu hồi vốn nhanh, giảm chi phí về mặt thời gian lưu thông để tiếp tục vòng quay khác của vốn. Như vậy, kinh doanh xuất bản phẩm coi như là quá trình tái sản xuất xuất bản phẩm. Khâu này bị ách tắc sẽ dẫn đến sự ách tắc của khâu trước, dẫn đến khủng hoảng trong sản xuất và sử dụng xuất bản phẩm trong xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh giữ vị trí quan trọng về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Kinh doanh là mũi nhọn, đột kích phá vỡ cơ chế cũ để hình thành cơ chế mới. Kinh doanh xuất bản phẩm đã thu hút được sự chú ý của các ban ngành, các tổ chức chính trị, văn hóa tư tưởng vào vấn đề này. Đó là sự đầu tư trí lực, tiền của để mang lại lợi nhuận cho nhà kinh doanh và cho xã hội.

Kinh doanh xuất bản phẩm không chỉ có ý nghĩa nối liền nhu cầu với các đơn vị sản xuất lưu thông và giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau - thành một chỉnh thể mà nó còn gắn các quá trình sản xuất kinh doanh xuất - bản phẩm quốc gia với thế giới. Việc xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm phát triển đã làm cho các quốc gia xích lại gần nhau trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, làm hoàn thiện hóa giao lưu văn hóa tinh thần giữa các quốc gia.

Việc kinh doanh xuất nhập khẩu xuất bản phẩm giữ vai trò quan trọng - trong nền kinh tế xã hội. Vì nó mở rộng khả năng sử dụng xuất bản phẩm ở mỗi quốc gia, từ đó nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân mỗi nước, gắn quá trình phát triển văn hóa trong nước với nền văn hóa thế giới thông qua việc xuất, nhập khẩu xuất bản phẩm. Đó là quá trình phải phấn đấu không chỉ của bản thân các nhà xuất bản mà còn là vấn đề của quốc gia.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất lưu thông xuất bản phẩm nói chung có nhiều thành phần tham gia cạnh tranh, vai trò của nhà nước cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức, quản lý và điều tiết vĩ mô. Để thực hiện tốt vai trò của mình, nhà nước cần đổi mới toàn diện cả về tư duy và phương thức quản lý và giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp. Mục tiêu quản lý của nhà nước là nhằm tạo ra trạng thái bình ổn thị trường theo định hướng tư tưởng của nhà nước. Nhà nước tác động và quản lý kinh doanh mặt hàng này bằng các hệ thống chính sách, công cụ là pháp luật và tài chính.

Hoạt động phát hành là một hoạt động kinh tế và hoạt động văn hóa.

Phát hành sách giúp đưa văn hóa tư tưởng tới từng người học trên cả nước.

Khi hoạt động phát hành phát triển mạnh mẽ sẽ hình thành nên một thị trường phát triển lành mạnh, ngăn chặn tình trạng mất trật tự trong phát hành với nhiều thành phần kinh tế tham gia trong cơ chế thị trường hiện nay. Do đó, phát hành sách giáo khoa cũng là một phần của hệ thống phát hành xuất bản phẩm. Không giống như những xuất bản phẩm khác lưu thông trên thị trường

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý hất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001 2000 và phân phối sản phẩm sách giáo khoa tại nhà xuất bản giáo dục (Trang 30 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)