Chương 3: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường
3.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ trong lĩnh vực năng lượng có tính đến yếu tố môi trường
Mục tiêu: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu mà có thể dựa vào đó để tối đa hóa lợi ích đóng góp của công nghệ vào mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải KNK hoặc giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH.
Những chỉ tiêu lựa chọn trên cơ sở các nghiên cứu đã có về công nghệ, để ước lượng tầm ảnh hưởng của các chỉ tiêu này đến việc lựa chọn các công nghệ phù hợp.
Có rất nhiều các chỉ tiêu được đưa ra khi lựa chọn công nghệ, các chỉ tiêu này phải phản ánh được 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường, công nghệ. vì vậy cần có sự thảo luận để sàng lọc ra những chỉ tiêu thích hợp và cần thiết nhất khi lựa chọn công nghệ có tính đến yếu tố môi trường (cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính).
47 Thảo luận nhóm để lựa chọn các
chỉ tiêu phù hợp cho việc ưu tiên công nghệ giảm phát thải hoặc thích ứng với BĐKH
Những mục tiêu chính dựa vào đó mà một công nghệ có thể được đánh giá dự kiến bao gồm:
- Tối đa hóa lợi ích về môi trường, xã hội, kinh tế và tối thiểu hóa các tác động bất lợi do sử dụng công nghệ đó
- Tối thiểu hóa phát thải KNK
- Tối đa hóa khả năng phục hồi của ngành/phân ngành chịu tác động của BĐKH.
Quyết định và xác định các chỉ tiêu đánh giá
Hệ thống các chỉ phản ánh các mục tiêu đề cập ở trên:
- Đóng góp vào ưu tiên phát triển đất nước: ưu tiên phát triển môi trường, xã hội, kinh tế.
- Tiềm năng giảm phát thải KNK của công nghệ
- Tiềm năng đóng góp của công nghệ trong việc giảm thiểu tính tổn thương do BĐKH/ khả năng thích ứng với tác động của BĐKH)
- Khả thi về mặt công nghệ
- Tính hiệu quả của công nghệ về chi phí trong vòng đời của một đầu tư công nghệ (bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí O&M)
- Lợi nhuận hoặc khả năng hoàn vốn của một đầu tư công nghệ (ví dụ như IRR, NPV)
- Khả năng thương mại, khả năng ứng ể
48
Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu còn dựa trên việc xem xét lợi ích của công nghệ đó đem lại cho xã hội, nhà đầu tư, nhà cung cấp công nghệ. Lợi ích xã hội bao gồm: sử dụng công nghệ đó giúp giảm thiểu ô nhiễm đất, nước, không khí, giảm phát thải KNK, tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí… Lợi ích của nhà đầu tư được phản ánh qua lợi nhuận, khả năng hoàn vốn, chi phí đầu tư, chi phí O&M.
Trong quá trình thảo luận, báo cáo cũng tham khảo kinh nghiệm lựa chọn chỉ tiêu từ dự án “From Technology Needs to Technology Strategies” [9] của Hà Lan và
“Technology Needs Assessment for Climate Change”[16] do UNFCCC và UNDP, hệ thống chỉ tiêu để đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng mà báo cáo đề xuất gồm:
Chỉ tiêu nhóm 1: Đóng góp vào mục tiêu phát triển: Cải thiện môi trường, cải thiện xã hội, cải thiện kinh tế;
Chỉ tiêu nhóm 2: Khả năng giảm phát thải KNK của công nghệ
Chỉ tiêu nhóm 3: Chi phí công nghệ: Chi phí đầu tư, chi phí O&M, Khả năng hoàn vốn, Chi phí giảm phát thải biên (Marginal abatement costs)
Theo “Technology Needs Assessment for Climate Change”, hệ thống chỉ tiêu tối thiểu yêu cầu bao gồm:
(1) Chỉ tiêu nhóm 1: Đóng góp vào mục tiêu phát triển trong việc giảm nhẹ các tác động của BĐKH:
- Cải thiện môi trường: Giảm hoặc tránh được ô nhiễm không khí, giảm ô nhiễm nước, giảm rác thải.
- Cải thiện xã hội: Nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục, bình đẳng.
- Cải thiện kinh tế: Xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao kỹ năng, kích thích doanh nghiệp.
49
Tác động của công nghệ đến hệ sinh thái và kinh tế thường gọi là chi phí bên ngoài, vì chúng thường không xác định bằng giá trị bằng tiền. Đây là chỉ tiêu quan trọng, nhưng chúng không cần phải tính toán bằng tiền trong MCDA.
(2) Chỉ tiêu nhóm 2: Khả năng giảm phát thải KNK của công nghệ
(3) Chỉ tiêu nhóm 3: Chi phí công nghệ: Chi phí đầu tư, chi phí O&M, khả năng hoàn vốn.
Khi tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ năng lượng có xét đến yếu tố môi trường cho Việt Nam, bên cạnh thực hiện theo các bước phương pháp MCDA, các nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu, báo cáo còn dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau:
- Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Chính phủ phê duyệt 8/2004 [2];
- Đặc điểm các công nghệ hiện đang sử dụng (đã trình bày chương 2);
- Dự báo những công nghệ mới có thể được sử dụng (đã trình bày chương 2);
- Nhu cầu sử dụng công nghệ cho phát triển kinh tế-xã hội xuất phát từ các quy hoạch, chiến lược phát triển đến 2025 và 2030 của các phân ngành năng lượng;
- Khả năng giảm phát thải khí nhà kính của một số công nghệ được sử dụng, từ kết quả kiểm kê khi nhà kính quốc gia và dự báo;
- Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu – phân tích phân cấp AHP;
- Đánh giá, tham vấn chuyên gia…
Sau quá trình thảo luận, nghiên cứu và đánh giá đồng thời có sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia, Bốn chỉ tiêu nhóm (cấp 1) và 10 chỉ tiêu nhánh (cấp 2) ưu tiên lựa chọn công nghệ năng lượng có tính đến yếu tố môi trường được chọn gồm:
Chỉ tiêu nhóm 1: Đóng góp phát triển đất nước, gồm 3 chỉ tiêu nhánh Môi trường, Kinh tế, Xã hội
50
Chỉ tiêu nhóm 2: Khả năng giảm nhẹ/thích ứng gồm 2 chỉ tiêu nhánh khả năng giảm phát thải KNK, khả năng thích ứng với BĐKH
Chỉ tiêu nhóm 3: Tính khả thi về công nghệ gồm 2 chỉ tiêu nhánh khả năng ứng dụng,
khả năng thương mại Chỉ tiêu nhóm 4: Khả thi về tài chính, gồm 3 chỉ tiêu nhánh Suất đầu tư, chi phí O&M,
khả năng hoàn vốn.
Đóng góp phát triển cho đất nước về môi trường: có thể là thông tin về định tính hoặc định lượng mô tả tác động đến môi trường của công nghệ năng lượng về ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, và trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
Đóng góp phát triển cho đất nước về kinh tế: đóng góp công nghệ đó cho nền kinh tế chung của đất nước, như phát triển kinh tế (% của GDP), nhu cầu nhập khẩu-cơ hội xuất khẩu (cân bằng cán cân thanh toán), tiết kiệm năng lượng.
Đóng góp phát triển cho đất nước về xã hội: sử dụng công nghệ đó góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng cho xã hội, tạo việc làm cho lao động, mức độ ảnh hưởng khi sử dụng công nghệ đến sức khỏe con người, nâng cao kiến thức, nâng cao dân trí.
Khả năng thích ứng với BĐKH: Khả năng thích ứng, đối phó với tác động tiêu cực của BĐKH
51
Hình 3.3 : Cây chỉ tiêu đánh giá ưu tiên công nghệ trong lĩnh vực năng lượng có tính đến yếu tố môi trường