Trong trường hợp chung, sức căng của bộ phận kéo từ điểm rời đến điểm tới của trạm dẫn động và đạt giá trị cực đại tại điểm đó. Kích thước của bộ phận kéo được xác định theo giá trị sức căng cực đại này.
Đối với tuyến băng dài, phức tạp để giảm ứng lực và độ giãn dài của bộ phận kéo, người ta chia thành các đoạn băng đặt nối tiếp nhau. Tuy nhiên, điều
đó buộc phải sử dụng thiết bị chuyển tải. Ngoài ra, khi tuyến băng phức tạp, ứng lực trong bộ phận kéo từ điểm rời đến điểm tới trạm dẫn động tăng lên rất lớn. Lực này tác dụng lên các thiết bị dẫn hướng tại các điểm quay và đoạn cong, làm tăng lực cản chuyển động và độ mòn của chúng, nên đòi hỏi phải gia cường thêm kết cấu giá đỡ.
ở băng nhiều trạm dẫn động, lực kéo được truyền cho bộ phận kéo từ hai hay một số trạm dẫn động đặt tại các điểm giữa của vòng tua. Nhờ vậy mà khắc phục được nhược điểm trên. Ví dụ, khi đặt trên băng tải các trạm dẫn
động trung gian bằng ma sát, có thể vận tải khối lượng lớn vật liệu trên khoảng cách và độ cao lớn mà không cần chuyển tải.
* Nhược điểm của băng nhiều trạm dẫn động là giá thành cao, phục vụ và cung cấp điện phức tạp, có thể phân bố lại công suất và lực kéo giữa các trạm dẫn động. Vì vậy, hiệu quả của việc ứng dụng băng nhiều trạm dẫn động cần phải được kiểm tra bằng cách so sánh chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của từng phương án trong các trường hợp cụ thể.
Khi thiết kế băng nhiều trạm dẫn động, điều kiện cơ bản cần phải tuân thủ là sức căng lớn nhất của bộ phận kéo trên từng đoạn riêng biệt đặt tại điểm tới mỗi trạm dẫn động cần phải như nhau, nhằm sử dụng tốt nhất độ bền của bộ phËn kÐo.
Để xác định độ giảm sức căng của bộ phận kéo khi đặt nhiều trạm dẫn động chúng ta khảo sát băng tải quy ước có một trạm dẫn động, và nhiều trạm dẫn
động. Giả sử băng có n đoạn thẳng nối với nhau tại các điểm quay, lực cản trên các đoạn đó là như nhau và bằng w’, trên các điểm quay, sức cản tăng tỷ lệ thuận với sức căng của bộ phận kéo ( hệ số tăng sức căng >1 ).
Sức căng lớn nhất của bộ phận kéo và lực kéo được tính như sau :
=
Trong đó: W- tổng lực kéo yêu cầu.
-Trên băng có i trạm dẫn động công suất như nhau, số đoạn do mỗi trạm dẫn
động kéo là như nhau (cho rằng i>1và n/i-số nguyên). Sức căng trên điểm tới mỗi trạm dẫn động khi cùng giá trị sẽ là:
Lực kéo trên mỗi trạm dẫn động:
Tổng lực kéo yêu cầu trong trường hợp này:
*So sánh các kết quả trên cho thấy khi lắp i trạm dẫn động, sức căng lớn nhất của bộ phận kéo giảm đi hơn i lần, đồng thời lực kéo tổng cũng giảm đi một ít do giảm sức cản trên các trạm quay và trên các đoạn cong.
Hình 4.2 Biểu đồ sức căng của bộ phận kéo với một và ba trạm dẫn động
Trên hình 4.2, chỉ ra biểu đồ sức căng của bộ phận kéo trên băng có 12 đoạn khi lắp một trạm và ba trạm dẫn động.
đường gãy khúc AB đặc trưng cho sự tăng sức căng của bộ phận kéo khi một trạm dẫn động. Tất cả các đoạn đều có độ nghiêng như nhau, bởi vì sức cản chuyển động trên các đoạn băng tương ứng nhu nhau, còn độ cao của bậc tăng dần vì khi cùng một hệ số tăng sức căng nhưng sức căng của bộ phận kéo tăng dần từ điểm rời đến điểm tới bộ dẫn động.
Khi có ba trạm dẫn động, sức căng của bộ phận kéo thay đổi theo đường ACDEFG, nghĩa là có ba điểm cực đại, bé hơn nhiều với một giá trị của trường hợp đầu (nhỏ hơn ba lần).
Chi phí điện năng để khắc phục sức cản trên các trạm quay và tổng lực kéo khi dùng ba trạm dẫn động cũng giảm đi một ít (DC+EF+HG=3DC<HB).
Việc lắp đặt hai hay một số trạm dẫn động cho phép tăng chiều dài băng khi cùng một sức căng lớn nhất của bộ phận kéo.
Ta xét trường hợp một băng thẳng nằm ngang với hai nhánh đặt song song, khi băng có một trạm dẫn động ở đầu biểu đồ sức căng của bộ phận kéo được biểu thị bằng đường 1-2-3 (bỏ qua sức cản trên trạm quay2).
Hình 4.3 Biểu đồ sức căng của bộ phận kéo đối với băng nằm ngang có một và hai trạm dẫn động
Lực kéo W đuựơc biểu thị bằng đoạn 3-3”.
Nếu ở cuối băng đặt trạm dẫn động thứ hai để khắc phục sức cản trên nhánh không tải và giữ trạm dẫn động đầu băng với lực kéo và sức căng lớn nhất Smax như cũ, thì biểu đồ sức căng được biểu thị bằng đường 1’-2’-3’-4’.
Trong đó đoạn 2’-3’ và 4’-4”sẽ là giá trị lực kéo của trạm dẫn động ở đuôi băng và đầu băng.
Dễ dàng nhận thấy rằng đường 1-2 và đường 1’-2’ trùng nhau; đoạn thẳng 2-3 và 3’-4’ song song với nhau; và khi cùng một sức căng lớn nhất Smax,
trong trường hợp thứ hai băng sẽ có chiều dài lớn hơn. Bởi vì trong trường hợp thứ nhất, trạm dẫn động đầu băng truyền lực kéo cho cả hai nhánh, còn trường hợp thứ hai, chỉ cho một nhánh có tải.
Khi vận tải từ trên cao xuống thấp mà sức cản trên hai nhánh bằng nhau, nếu đặt trạm dẫn động đầu và đuôi băng thì có thể tăng chiều dài băng lên gấp
đôi mà vẫn đảm bảo lực kéo và sức căng lớn nhất cho trước.