CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT
2.1 Giới thiệu khái quát dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ
2.1.2 Giới thiệu khái quát Dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ
1. Tên dự án: Nhà máy tuyển quặng bauxit và sản xuất alumin Nhân Cơ công suất 300.000 tấn alumin/năm, có xem xét khả năng mở rộng lên 600.000 tấn alumin/năm.
2. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ - TKV (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giữ cổ phần chi phối).
3. Các văn bản pháp lý chính của các cấp thẩm quyền cho phép đầu tư:
- Văn bản số 929/TTg-CN ngày 16/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ: “V/v Dự án nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ Đắk Nông và Bauxit - Nhôm Lâm Đồng”;
- Văn bản số 7406/VPCP-ĐMDN ngày 19/12/2006 Văn phòng Chính phủ:
“V/v thành lập Công ty cổ phần để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ”;
65
- Quyết định số 584/QĐ-HĐQT ngày 16/03/2007 của HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Chuyển giao dự án Nhà máy tuyển quặng bauxit và sản xuất alumin Nhân Cơ cho Cty CP Alumin Nhân Cơ - TKV;
- Văn bản số 4306/CV-HĐQT ngày 07/06/2007 của HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam “V/v thông qua dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy tuyển quặng bauxit và sản xuất alumin Nhân Cơ”;
- Quyết định số 28/QĐ-HĐQT ngày 15/6/2007 của HĐQT Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ (VNAC) phê duyệt đầu tư dự án
4. Một số nội dung chính của Quyết định đầu tư dự án:
4.1 Mục tiêu đầu tư:Tuyển quặng Bauxit, sản xuất ra Alumin đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến của thế giới dùng cho điện phân nhôm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
4.2 Quy mô, công suất:
- Nhà máy tuyển quặng bauxit (sử dụng quặng khai thác từ các mỏ Nhân Cơ, Đạo Nghĩa và Đắk R’tih thuộc tỉnh Đắk Nông): Công suất 900.000 tấn quặng tinh/năm, có khả năng mở rộng lên 1.800.000 tấn quặng tinh/năm. Quặng tinh được sử dụng để cấp cho nhà máy sản xuất alumin.
- Nhà máy sản xuất alumin: Công suất 300.000 tấn alumin/năm, có khả năng mở rộng lên 600.000 tấn alumin/năm.
4.3 Địa điểm xây dựng:Huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.
4.4 Các giải pháp công nghệ chủ yếu:
- Công nghệ tuyển quặng Bauxit: Tuyển trọng lực.
- Công nghệ sản xuất Alumin: Sử dụng công nghệ Bayer tiên tiến để sản xuất ra Alumin đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ xuất khẩu.
4.5 Tổng mức đầu tư:
1/ Chi phí xây dựng: 591.489.000.000
2/ Chi phí thiết bị: 1.861.836.000.000
3/ Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 45.876.000.000 4/ Chi phí quản lý dự án và chi phí khác: 235.977.000.000 5/ Lãi vay trong thời gian xây dựng: 177.557.000.000 Tổng mức đầu tư: 3.285.043.000.000 4.6 Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn của Chủ đầu tư: 20 á 30%.
- Vốn vay trong và ngoài nước: 70á 80%.
4.7 Hình thức đầu tư: Đầu tư mới, Việt Nam tự đầu tư 4.8 Thời gian thực hiện dự án:Năm 2007 - 2010.
5. Một số nội dung khác:
- Bộ Công thương thẩm định Thiết kế cơ sở của dự án tại văn bản số 1765/BCN-CLH ngày 23/4/2007;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại quyết định số 2102/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2007.
2.1.2.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh dự án a) Văn bản của Chính phủ:
- Thông báo số 2728/VPCP-QHQT ngày 02/5/2008 của Văn phòng Chính phủ trong đó Thủ tướng đã đồng ý cho nâng công suất dự án lên 600.000 tấn Alumin/năm;
- Văn bản số 2728/VPCP-QHQT ngày 02/5/2008 và văn bản số 258/TB-VPCP ngày 17/9/2008 của Văn phòng Chính phủ trong đó Thủ tướng đã: “Đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép TKV được áp dụng kết quả đấu thầu Dự án Tân Rai cho Dự án Nhân Cơ”.
- Văn bản số 1072/VPCP-KTN ngày 20/2/2009 “V/v thực hiện gói thầu EPC Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ - Đắk Nông”, trong đó Thủ Tướng đã giao: “Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phê duyệt kết quả
67
đàm phán Hợp đồng gói thầu EPC Nhà máy Alumin Nhân Cơ theo thẩm quyền và đúng qui định...”
b) Văn bản của Chủ đầu tư:
- Quyết định số 31/QĐ-HĐQT ngày 11/9/2008 của HĐQT VNAC Phê duyệt điều chỉnh tên dự án, chi phí lập điều chỉnh dự án và kế hoạch đấu thầu lựa chọn tư vấn lập dự án điều chỉnh;
- Quyết định số 271/QĐ-AN ngày 01/10/2008 của Tổng giám đốc VNAC Phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập điều chỉnh DA;
- Hợp đồng lập điều chỉnh dự án số 02-2008/VNAC-NARIME ngày 09/10/2008.
c) Nội dung chủ yếu của Dự án điều chỉnh
1. Tên dự án điều chỉnh:Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ 2. Chủ đầu tư:Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ - TKV
3. Mục tiêu đầu tư:Sản xuất ra Alumin đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến của thế giới dùng cho điện phân nhôm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
4. Công suất dự án:
- Công suất thiết kế: 650.000 tấn alumin/năm, có khả năng mở rộng lên 1.200.000 tấn alumin/năm.
- Công suất sản xuất bình quân: 630.000 tấn Alumin/năm.
5. Địa điểm xây dựng:Huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.
6. Diện tích sử dụng đất:Khoảng 848,7 ha 7. Các hạng mục công trình chính của dự án:
7.1 Nhà máy tuyển quặng bauxit: Công suất sản xuất 1.650.000 tấn quặng tinh khô/năm;
7.2 Tuyến băng tải vận tải quặng tinh từ nhà máy tuyển sang nhà máy Alumin:Chiều dài khoảng 4,25 Km, công suất: 600 tấn/giờ
7.3 Nhà máy sản xuất Alumin:Công suất sản xuất 630.000 tấn Alumin/năm;
8. Giải pháp và lưu trình công nghệ:
8.1 Giải pháp công nghệ:
- Công nghệ tuyển quặng Bauxit: Tuyển rửa.
- Công nghệ sản xuất Alumin: Sử dụng công nghệ Bayer tiên tiến để sản xuất ra Alumin đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ xuất khẩu.
8.2 Lưu trình công nghệ:
Lưu trình công nghệ của Dự án được thể hiện qua Lưu trình Hình 2.1[16].
9. Tổng mức đầu tư dự án
9.1 Cơ sở lập vốn đầu tư của dự án
- Căn cứ các quy định của Nhà nước về lập dự án đầu tư xây dựng công trình để lập vốn đầu tư cho từng hạng mục công trình và lập tổng vốn đầu tư cho cả dự án;
- Các chi phí đã thực hiện hoặc đang thực hiện được cập nhật theo giá trị đã thực hiện trên cơ sở các quyết định phê duyệt dự toán cho các công việc cụ thể;
- Các chi phí chưa thực hiện được tính theo các định mức, các quy định của Nhà nước quy định hiện hành.
9.2 Xác định các chi phí trong vốn đầu tư dự án 9.2.1 Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng được tính riêng cho phần giá trị xây dựng của các hạng mục công trình trong dự án, bao gồm:
- Chi phí xây dựng của gói thầu EPC nhà máy Alumin được tính theo giá trị phần xây dựng trong hợp đồng số 01/VNAC-CHALIECO ngày 18/3/2009 giữa Công ty CP Alumin Nhân Cơ - TKV (VNAC) với Công ty TNHH công trình quốc tế nhôm Trung Quốc (CHALIECO);
- Chi phí xây dựng của gói thầu EPC nhà máy tuyển được tính theo giá trị xây dựng trong giá gói thầu EPC nhà máy tuyển và tuyến băng tải vận chuyển quặng tinh
69
từ nhà máy tuyển đến nhà máy Alumin do tư vấn lập điều chỉnh dự án là Viện nghiên cứu cơ khí - Bộ Công thương (NARIME) được VNAC thẩm tra;
Hình 2.1: Lưu trình sản xuất Alumin[16]
KHU KHAI THÁC MỎ VÀ TUYỂN QUẶNG
KHU NHÀ MÁY SẢN XUẤT ALUMIN
Quặng Bauxit
Xưởng tuyển quặng
Bùn thải sau tuyển rửa
Hệ thống phụ trợ:
- Nhà máy cấp điện và hơi - Hệ thống phân phối điện - Hệ thống xử lý nước
- Hệ thống chuẩn bị nguyên liệu - Các hạng mục khác ...
Dây chuyền sản xuất Hydrate (Chu trình Bayer)
Lò nung Alumina
Kho thành phẩm Quặng
71
Hình 2.1: Lưu trình sản xuất Alumin[16]
Quặng từ Nhà máy
tuyển
Hoà trộn và khử silic
Hoà tách Lắng tách và lọc dung dịch Aluminate
Strong liquor
Kết tinh, phân ly và lọc sản phẩm
Cô đặc
Sản phẩm Al(OH)3
Rửa bùn đỏ
Bùn đỏ ra bãi thải ngoài
Spent liquor
Cụm phụ trợ
Hình 2.1: Lưu trình sản xuất Alumin[16]
Alumin hydroxit Al(OH)3
Nước công nghệ
Gia nhiệt sơ cấp Gia nhiệt thứ cấp ( – 600oC)
Lò nung (Al(OH)3 –
900oC)
Sản phẩm Al2O3 – 99%
Dầu FO Không khí
Khí thải
Khí ra môi trường Xử lý
73
- Chi phí xây dựng các hạng mục ngoài hàng rào các nhà máy tuyển, nhà máy Alumin (không thuộc các gói thầu EPC nhà máy Alumin và nhà máy tuyển) được tính trên cơ sở các Quyết định phê duyệt hoặc dự toán do tư vấn tính được VNAC thẩm tra sơ bộ và có một số hạng mục công trình chưa có được tính theo giá trị tư vấn lập dự án điều chỉnh tính được VNAC thẩm tra và lập biểu tổng hợp riêng.
9.2.2 Chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị được tính riêng cho phần giá trị thiết bị của các hạng mục công trình trong dự án, bao gồm:
- Chi phí thiết bị của gói thấu EPC nhà máy Alumin được tính theo giá trị phần thiết bị trong hợp đồng số 01/VNAC-CHALIECO ngày 18/3/2009 gữa Công ty CP Alumin Nhân Cơ – TKV (VNAC) với Công ty TNHH công trình quốc tế nhôm Trung Quốc (CHALIECO);
- Chi phí thiết bị của gói thầu EPC nhà máy tuyển được tính theo giá trị thiết bị trong giá gói thầu EPC nhà máy tuyển và tuyến băng tải vận chuyển quặng tinh từ nhà máy tuyển đến nhà máy Alumin do tư vấn lập điều chỉnh dự án là Viện nghiên cứu cơ khí – Bộ Công thương (NARIME) được VNAC thẩm tra;
- Chi phí thiết bị của các hạng mục ngoài hàng rào các nhà máy tuyển, nhà máy Alumin (không thuộc các gói thầu EPC nhà máy Alumin và nhà máy tuyển) được tính trên cơ sở các Quyết định phê duyệt hoặc dự toán do tư vấn tính, được VNAC thẩm tra sơ bộ và có một số hạng mục công trình chưa có được tính theo giá trị tư vấn lập dự án điều chỉnh tính được VNAC thẩm tra và lập biểu tổng hợp riêng (không gồm chi phí của trạm quan trắc môi trường vì cần được lập riêng và được đưa vào chi phí khác của dự án).
9.2.3 Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng
- Chi phí đền bù các khu vực đã thực hiện (đã lập phương án đền bù) được tính theo giá trị đền bù thực tế đã thực hiện (theo giá trị trong phương án án đền bù);
- Chi phí đền bù các khu vực còn lại của dự án được tính trên cơ sở ước tính theo tỷ lệ diện tích đền bù và giá trị đền bù trên thực tế các khu vực tương tự đã được thực hiện và quy định về mức đền bù của UBND tỉnh Đắk Nông.
9.2.4 Chi phí quản lý dự án và chi phí khác
* Chi phí tư vấn đầu tư:
- Đối với các công việc (hoặc đang thực hiện) được tính theo giá trị thực hiện hoàn thành hoặc các Quyết định phê duyệt dự toán chi phí phần công việc tư vấn đó;
- Đối với các công việc chưa thực hiện được tính theo định mức quy định của Nhà nước hiện hành.
Các chi phí tư vấn được tính theo biểu tính chi tiết riêng để tổng hợp vào tổng mức đầu tư dự án.
* Chi phí quản lý dự án: Chi phí quản lý dự án được tính theo định mức quy định tại văn bản sổ 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng.
* Chi phí khác:
- Đối với các công việc đã hoặc đang thực hiện được tính theo giá trị thực hiện hoàn thành hoặc các quyết định phê duyệt dự toán chi phí phần công việc đó;
- Đối với các công việc chưa thực hiện được tính theo định mức quy định của Nhà nước hiện hành (nếu có) hoặc tính số liệu khảo sát trên địa bàn xây dựng dự án hoặc các số liệu tham khảo các hạng mục công trình tương tự.
Bảng 2.1. Tổng mức đầu tư dự án điều chỉnh[16]
Nội dung chi phí Trong nước (1.000đ)
Nước ngoài (USD)
Tổng cộng (Quy đổi ra 1.000đ)
75
TT
A Giá trước VAT 3.784.822.928 427.949.320 11.049.690.584 1/ Chi phí xây dựng 1.189.884.876 74.623.537 2.456.694.040 2/ Chi phí thiết bị 1.190.943.108 306.897.897 6.400.841.807
3/ Chi phí đền bù, GPMB 236.048.670 0.0 236.048.670
4/ Chi phí quản lý dự án 44.324.561 0.0 44.324.561
5/ Chi phí tư vấn đầu tư 171.681.508 17.866.609 474.985.063
6/ Chi phí khác 97.410.090 28.561.277 582.266.328
7/ Vốn lưu động 110.357.757 110.357.757
8/ Lãi vay trong thời gian XD 744.172.358 744.172.358
B VAT 255.594.420 0.0 255.594.420
Cộng (A+B) 4.040.417.347 427.949.320 11.305.285.004
C Dự phòng 112.677.464 112.677.464
Tổng mức đầu tư 4.153.094.812 427.949.320 11.417.962.468 Quy đổi ra 1.000 USD Tỷ giá: 1USD = 16.976
VND
9.2.5 Chi phí lãi vay vốn đầu tư: Lãi vay vốn trong thời gian thực hiện đầu tư được tính theo biểu tính giải ngân cho quá trình đầu tư dự án theo phương án:
- Lãi suất vốn vay nội tệ dài hạn tính bằng 10,5%/năm; Thời gian vay: 10 năm có ân hạn trong thời gian đầu tư (2-3 năm) theo phương án tài chính đang được TKV thực hiện; Lãi suất vốn vay ngoại tệ dài hạn (tính cả các chi phí khác gồm: Phí quản lý, phí bảo lãnh, phí bảo hiểm, phí cam kết) với mức lãi suất là 8%/năm. Thời gian vay: 10 năm có ân hạn trong thời gian đầu tư (2-3 năm) theo phương án tài chính đang được TKV thực hiện;
- Lãi suất bình quân vốn vay cho toàn bộ dự án được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được xác định là 8,325%/năm tuy có cao song đảm bảo an toàn cho việc tính toán.
9.2.6 Chi phí vốn lưu động
Vốn lưu động được tính trên cơ sở chi phí cần thiết để mua vật tư, nguyên vật liệu, chi phí tiền lượng và một số các chi phí khác cần cho thời gian đầu vận hành các nhà máy và được lập biểu tính chi tiết riêng.
9.2.7 Thuế Giá trị gia tăng (VAT): VAT được tính cụ thể cho từng loại chi phí vốn đầu tư trong các biểu tính chi tiết vốn đầu tư và được tập hợp thành dòng riêng trong biểu tổng vốn đầu tư dự án theo đúng quy định.
9.2.8 Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng được tính cho việc dự phòng trượt giá, việc phát sinh khối lượng. Đối với các gói thầu EPC đã được tính đầy đủ các chi phí dự phòng cho việc trượt giá (tăng tỷ giá giữa USD với VND hoặc trượt giá vật tư, nguyên vật liệu) nên chỉ tính 1%, còn đối với các hạng mục công trình chưa thực hiện tính dự phòng thì mức dự phòng là 5%.
10. Nguồn vốn đầu tư: Vốn của Chủ đầu tư: 30%; Vốn vay trong và ngoài nước: 70%
11. Hình thức đầu tư: Đầu tư mới, Việt Nam tự đầu tư 12. Thời gian thực hiện dự án: 2007 – 2011
13. Hiệu quả kinh tế dự án A/ Cơ sở tính toán
13.2 Xác định vốn đầu tư dự án đưa vào tính toán hiệu quả
Vốn đầu tư dự án đưa vào tính toán hiệu quả được xác định trên cơ sở vốn đầu tư nhà máy tuyển và nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, được tính trước VAT; Giá trị vốn vay là 70% vốn đầu tư mới. Phần chi phí lãi vay vốn đầu tư dự án được tính theo 02 kịch bản của 02 phương án cơ sở với các mức lãi vay vốn khác nhau: (1) Phương án 1: Lãi vay tiền đồng 10,5%, lãi vay tiền USD là 8%; suất chiết khấu r = 8,325%; (2) Phương án 2: Lãi vay tiền đồng: 11,0%, lãi vay tiền USD là 7%, suất chiết khấu r = 7,525%.
13.3 Doanh thu: Doanh thu được xác định trên cơ sở
- Giá bán sản phẩm alumin: Giá bán sản phẩm alumin tính toán trong các phương án cơ sở được lấy theo giá dự báo của CRU (Commodity Research Unit
77
England - Viện Nghiên cứu hàng hoá, Anh) - Một tổ chức có uy tín trên thế giới chuyên nghiên cứu và dự báo về thị trường kim loại màu.
- Sản lượng sản xuất alumin: Khối lượng sản phẩm sản xuất Alumin hàng năm trên cơ sở tiến độ thực hiện hợp đồng EPC Nhà máy Alumin Nhân Cơ và các cam kết về sản xuất sản phẩm của Tổng thầu thực hiện gói thầu EPC Nhà máy Alumin.
13.4 Chi phí và giá thành sản phẩm
* Chi phí nguyên nhiên vật liệu, động lực đầu vào:
- Mức tiêu hao nguyên vật tư, vật liệu được tính trên cơ sở các cam kết của nhà thầu hoặc theo số liệu tính toán trong dự án. Đối với dự án khai thác mỏ được chuẩn hoá theo điều kiện khai thác mỏ Nhân Cơ;
- Giá các loại nguyên nhiên vật liệu khác được tính theo các thông báo giá vật tư, nguyên vật liệu đến chân công trình tại Nhân Cơ hoặc các báo giá của các đơn vị sản xuất, cung ứng đến nơi sử dụng là xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.
* Các chi phí trực tiếp khác:
- Chi phí tiền lương, chi phí khấu hao, thuế tài nguyên, chi phí môi trường, thuế xuất khẩu Alumin được tính theo các quy định của Nhà nước hiện hành;
- Chi phí hoàn nguyên bao gồm chi phí san lấp mặt bằng, đổ đất màu và cải tạo đất sau khi khai thác, chi phí trồng cây hoặc chi phí hỗ trợ cho các hộ dân khi bị thu hồi, mượn đất trong thời gian khai thỏc 1 á 2 năm để tỏi sản xuất được tớnh bỡnh quân là 115 triệu đồng/ha. Chi phí đền bù tài sản hoa màu trên đất để khai thác tính bình quân 100 triệu đồng/ha;
- Chi phí vận chuyển, lưu kho bãi và bốc xếp xuống cảng được tính theo phương án vận chuyển bằng ô tô và tính theo các quy định hiện hành và tham khảo tính chi phí của Cảng Sài Gòn;
- Các chi phí về quản lý chung, sửa chữa thường xuyên, chi phí khác bằng tiền, chi phí đầu tư duy trì, chi phí nộp cấp trên, thuế tài nguyên v.v. được tính đầy đủ trong biểu tính chi phí;