CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT
2.2 Phân tích hiện trạng đánh giá hiệu quả Dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ
2.2.2 Các căn cứ tính toán hiệu quả dự án
Chưa làm rõ được nguồn vốn đầu tư: Bao gồm bao nhiêu vốn góp (hay còn gọi là vốn chủ sở hữu) và bao nhiêu vốn vay cũng như vốn trong nước và vốn nước ngoài để phục vụ cho việc tính toán hiệu quả tổng vốn đầu tư, của riêng vốn góp, vốn trong nước và phân tích cơ cấu vốn
Lãi vay vốn ngoại tệ không có, chỉ có lãi vay vốn nội tệ (744,2 tỷ đồng), trong khi ở mục xác định tỷ suất chiết khấu lại nêu lãi suất vay vốn ngoại tệ là 8%/năm?
Vậy nguồn vốn vay ngoại tệ từ đâu (trong nước hay nước ngoài, tổ chức cho vay)?
Vốn tái đầu tư thay thế bổ sung: Không nêu rõ là thay thế bổ sung cái gì? Căn cứ để tính toán là gì? Trong khai thác khoáng sản thường có chi phí đầu tư bổ sung để duy trì công suất do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, phức tạp hơn khi xuống sâu, đi xa. Vậy trong khai thác bauxít và sản xuất alumin thì tình hình cụ thể như thế nào cũng chưa làm rõ được.
87
Tỷ suất chiết khấu: Trong Dự án đang tính toán tỷ suất chiết khấu như sau: (1) Lãi suất vay nội tệ =10,5%/năm; (2) Lãi suất vay ngoại tệ (USD) = 8%/năm; (3) Lãi suất bình quân gia quyền = 8,325%/năm
Tỷ suất chiết khấu không thể xác định một cách giản đơn bằng lãi suất bình quân gia quyền nêu trên vì đó là lãi suất của hai đồng tiền khác nhau có mức độ mất giá khác nhau chứ không đơn thuần chỉ là hai khoản vay có mức lãi suất khác nhau.
Cần phải xác định lãi suất thực (lãi suất cơ bản không bao gồm tỷ lệ lạm phát) của chúng. Khi đó chưa chắc lãi suất vay ngoại tệ thấp hơn lãi suất vay nội tệ mà trên thực tế là ngược lại. Hơn nữa khi giả cả đầu vào, đầu ra không bao gồm lạm phát thì lạm phát phải được loại trừ khỏi lãi suất vay vốn.
Tỷ suất chiết khấu phải xác định cho các nguồn vốn như vốn góp (vốn chủ sở hữu), vốn vay cũng như vốn trong nước. Đồng thời cần làm rõ nguồn vốn góp, nguồn vốn vay và vốn trong nước để làm căn cứ xác định tỷ suất chiết khấu của chúng.
Trong trường hợp không tìm được lãi suất cơ bản thì có thể làm theo phương án: (1) Phương án quy đổi ra VNĐ, khi đó có thể lãi suất vay đều là 10,5%/năm và các giá trị đều là VNĐ; (2) Phương án quy đổi ra USD, khi đó có thể lấy lãi suất vay đều là 8%/năm và các giá trị đều là USD. Khi đó kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả (NPV, IRR …) là kết quả tính toán không có yếu tố lạm phát (vì giá cả được giữ nguyên trong cả đời dự án) nên khi so sánh NPV, IRR tính toán được với các tỷ suất chiết khấu (bằng tỷ suất vay nêu trên) cần xem xét yếu tố lạm phát đã bao hàm trong tỷ suất vay vốn.
b) Giá bán Alumin thương phẩm:
Trong thuyết minh Dự án, giá sản phẩm đầu ra (Alumin) lấy theo giai đoạn bắt đầu từ năm 2011 và tăng dần lên đến năm 2040. Như vậy: (1) Đây hoàn toàn là giá dự báo chưa đảm bảo độ tin cậy; (2) Hơn nữa lại chưa phân tích biến động giá giai đoạn từ năm 1995 đến 2008 để rút ra quy luật biến động giá theo chu kỳ, biến động giá min/max/trung bình; (3) Chưa làm rõ mức giá tại thời điểm tính toán là bao nhiêu.
Xem xét chuỗi số liệu về giá nhôm và Alumin từ năm 1995 đến 2008 (14 năm) như trong Bảng 2.4 trên cho thấy: (1) Xu hướng chung là giá có sự biến động theo chu kỳ 7 năm (từ 1995 đến 2002 giá biến động giảm; sau đó từ 2002 đến 2008 giá lại biến động tăng; đầu năm 2009 giá lại giảm xuống); (2) Biên độ biến động giá giao ngay: giá thấp nhất trong kỳ chỉ bằng 0,5 giá bình quân, còn giá cao nhất bằng 1,6 giá
bình quân; (3) Mức giá giao ngay cao nhất đạt 443 USD/tấn và mức giá thấp nhất là 139 USD/tấn. Từ đó suy ra việc Dự án lấy giá bán Alumin bình quân tăng từ 270 USD/tấn năm 2011 lên 278,4 USD/tấn năm 2012, sau đó tăng dần lên 417,56 USD/tấn năm 2030; sau đó cả giai đoạn 2030-2040 lấy giá bình quân là 417,6 USD/tấn là không có cơ sở.
Hơn nữa, giá các loại đầu vào (kể cả chi phí tiền lương) tính theo mặt bằng giá tại thời điểm tính toán (Quý 3/2009), nhưng giá Alumin đầu tư lại lấy theo bình quân cả thời kỳ 1995-2030 là không hợp lý, không đảm bảo cùng mặt bằng giá nên không đảm bảo tính so sánh được. Do đó, nên lấy giá tất cả đầu vào và đầu ra tại thời điểm tính toán (Quý 3 hoặc tháng 9/2009) để tính cho phương án cơ sở; sau đó tham khảo thêm giá giai đoạn 1995-2009 và giá dự báo giai đoạn sau 2009 để phục vụ cho việc phân tích độ nhạy.
Bảng 2.4. Thống kê giá Alumin trong 15 năm gần đây[25]
Năm
Giá Alumin, USD (Giá FOB) Hợp
đồng Giao ngay
Giá nhôm LME kỳ
hạn 3 tháng (USD)
Giá alumin hợp đồng so với giá nhôm LME 3 tháng (%) Hợp đồng Giao ngay
1995 203 241 1.832 11,1 13,2
1996 197 181 1.536 12,8 11,8
1997 196 204 1.619 12,1 12,6
1998 181 182 1.380 13,1 13,2
1999 175 205 1.388 12,6 14,8
2000 191 314 1.567 12,2 20,0
2001 182 152 1.454 12,5 10,5
2002 171 139 1.365 12,5 10,2
2003 182 265 1.428 12,7 18,6
2004 229 393 1.721 13,3 22,8
2005 261 443 1.900 13,7 23,3
2006 346 443 2.594 13,3 17,1
89
2007 330 332 2.661 12,4 12,5
2008 345 367 2.634 13,1 13,9
TBình 228 276 1.791 13,0 15,0
* Vấn đề thị trường tiêu thụ Alumin: Trong Thuyết minh của chủ đầu tư không có phân tích thị trường tiêu thụ Alumin mà chỉ căn cứ vào cam kết của nhà thầu phía Trung Quốc là tất cả sản lượng của nhà máy Alumin sẽ được họ bao tiêu hết. Điều này có thể là phù hợp trong thời gian ngắn trước mắt nhưng khó có thể chắc chắn như vậy trong cả đời dự án trên 30 năm vì nhiều lý do, trong đó có thể có sự thay đổi chủ trương phát triển kinh tế của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc ra sức phát triển “nóng” để chạy đua nhằm trở thành nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, chỉ sau Mỹ. Việc này tiêu tốn một lượng nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng, kể cả kim loại đen và màu khổng lồ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao họ quan tâm tới bauxit Việt Nam đến thế. Đường lối này đã và đang bị phản ứng rất dữ dội cả từ trong và ngoài nước. Do vậy, Trung Quốc đã từng bước điều chỉnh thông qua chính sách “phát triển hài hòa”, đặc biệt là từ khi Hồ Cẩm Đào làm tổng bí thư. Nếu đường lối trên thay đổi (mà xác suất thay đổi rất lớn), khó khăn sẽ xảy ra và alumin của ta khó bán được cho Trung Quốc thì việc tiêu thụ sẽ trở thành một vấn đề nổi cộm không dễ gì giải quyết. Khi alumin không tiêu thụ được ở Trung Quốc thì khả năng alumin của ta xâm nhập vào những thị trường khác, nhất là nơi mà alumin của Ôxtrâylia đã có mặt là rất thấp. Ôxtrâylia ở gần ta, lại có sản lượng alumin gấp đôi Trung Quốc, chiếm tới 27,3% tổng sản lượng alumin của toàn thế giới (60,9 triệu tấn năm 2005), trong khi Trung Quốc chỉ chiếm 13,1%[26]. Trong 2 - 3 thập niên tới, có nên tính đến phương án thay thế khác, chẳng hạn dùng alumin của Việt Nam để sản xuất ra nhôm sơ cấp, nhất là khi việc cung cấp điện của khu vực Tây Nguyên có thể được cải thiện đáng kể nhờ sự phát triển của các công trình thủy điện tại chỗ hoặc nhờ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tương lai? Nếu có cân nhắc thêm các phương án kiểu như vậy thì dự án sẽ có tính thuyết phục hơn.
Tóm lại, việc chủ đầu tư không nghiên cứu các phương án khác nhau để tiêu thụ alumin về lâu dài mà mặc nhiên thừa nhận việc bao tiêu của nhà thầu Trung Quốc tạo ra một rủi ro lớn, khó lường cho việc quyết định đầu tư ngay cho chủ đầu tư, chưa nói đến các cấp quản lý hữu quan.
c) Giá các loại đầu vào
Giá các loại đầu vào (than, điện, nhiên liệu - xăng, dầu,...: Được lấy tại thời điểm tính toán và giữ nguyên cho cả đời dự án. Trong khi giá điện, than trong nước còn nhiều bất hợp lý và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ giá than, giá nhiên liệu từ năm 2009 và giá điện từ năm 2010 phải theo giá thị trường. Chi phí năng lượng, nhiên liệu chiếm tới 40% giá thành sản phẩm; do vậy vấn đề giá của các loại năng lượng, nhiên liệu phải xem xét, xử lý hết sức cẩn thận, đảm bảo tính khoa học, khách quan.
Như trong Thuyết minh, việc giá các loại đầu vào lấy tại thời điểm tính toán, trong khi giá sản phẩm đầu ra lấy theo giai đoạn bắt đầu từ năm 2011 và tăng dần lên như vậy không đảm bảo cùng một mặt bằng giá và rõ ràng là không đúng. Như vậy thống nhất giá đầu vào và giá đầu ra lấy ở cùng thời điểm Quý 3/2009 là hoàn toàn hợp lý; Đối với một số loại sản phẩm hoặc trường hợp mà giá cả phải thực hiện theo quy định của Nhà nước thì có thể điều chỉnh theo quy định.
Các khoản thuế, phí môi trường:
Gồm thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, tiền thuê đất và phí môi trường: không tính theo quy định hiện hành mà tính theo mức tự đề xuất. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo phương án ưu đãi: Từ 2011 đến 2014 áp mức thuế suất 0%; Từ 2015 đến 2023 áp mức thuế suất 5%; Từ 2024 đến 2025 áp mức10%; Từ 2026 đến 2041 áp mức 25%. Thuế xuất khẩu áp mức 5%.
Như đã biết, thuế suất là chính sách của Nhà nước do Quốc hội quy định nhằm hạn chế hoặc khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ liên quan. Nếu cần khuyến khích xuất khẩu, Quốc hội có thể xem xét giảm thuế suất và ngược lại. Xét về khía cạnh kinh tế đơn thuần, Alumin không phải là hàng hóa cần khuyến khích xuất khẩu (trừ lý do phi kinh tế) nên khả năng quy định thuế suất thấp ít xảy ra.
Tuy nhiên, trong Biểu thuế xuất khẩu hiện nay không có sản phẩm Alumin nên có thể vận dụng loại hàng hóa “Các loại khác” trong nhóm “Nhôm và các sản phẩm nhôm” tại Biểu thuế trên để tính thuế xuất khẩu cho Alumin với mức thuế suất từ 0 ÷ 30% và Việt Nam cũng phải cân nhắc đến lộ trình cắt/giảm thuế khi gia nhập WTO.
Do vậy, tác giả cho rằng khả năng một mức thuế suất thấp hơn 20% có thể xảy ra.
Như vậy, nên tính các khoản thuế, phí theo mức quy định hiện hành, nếu lỗ thì tính mức thuế, phí cần thiết để dự án có hiệu quả nhằm làm cơ sở cho đề xuất cơ chế chính sách ở phần sau.
91