Khu mỏ đá vôi Tuy Lai - Hợp Tiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá giá trị kinh tế mỏ đá vật liệu xây dựng áp dụng cho mỏ đá đồng vỡ ii quốc oai tỉnh hà tây (Trang 46 - 50)

a .Vị trí địa lý:

Khu mỏ đá vôi Tuy Lai - Hợp Tiến nằm ở phía Tây của 3 xP : Tuy Lai, Hồng Sơn, và Hợp Tiến huyện Mỹ Đức, diện tích phân bố khoảng 15 km2, bao gồm các núi đá có bề mặt địa hình lởm chởm, nhiều vách dốc. Độ cao các đỉnh nói tõ 50 - 310m, trung b×nh 80 - 100m.

Phía Đông và Nam khu mỏ là hồ nước lớn kéo dài từ Tuy Lai đến cầu Rậm, bề rộng hồ từ 20 - 400m, có chỗ 700 - 800m. Phía Nam mỏ là khu du lịch hồ

Quan Sơn. Hệ thống đ−ờng giao thông vào khu mỏ khá khó khăn, chỉ có đ−ờng cấp phối và đ−ờng mòn.

Phía Đông khu mỏ có mật độ dân c− đông đúc, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí trung bình.

b.Đặc điểm địa chất khu mỏ.

Theo tài liệu của Liên đoàn bản đồ địa chất, đá vôi khu Tuy Lai - Hợp Tiến

đ−ợc xếp vào hệ tầng Đồng Giao và đ−ợc chia làm 2 tập.

- Tập dưới: Đá vôi phân lớp mỏng đến vừa màu xám đen xen các lớp sét vôi hoặc vôi sét phân bố dọc theo thung lũng Hồng Sơn với chiều rộng 200 - 300m và phần rìa phía Đông dPy núi từ Tuy Lai - Hồng Sơn. Chiều dày tập 150 - 200m.

- Tập trên: Nằm chuyển tiếp với tập dưới gồm đá vôi phân lớp dày, đá vôi dạng khối sáng màu hơn tập dưới. ở những nơi bị dolomit hoá đá có màu xám trắng, phớt hồng đến nâu hồng, chiều dày tập 400 - 500m.

Trong các thung lũng đá vôi bị phủ bởi lớp trầm tích bở rời hệ Đệ tứ, bề dày cã thÓ tíi 10m.

c.Đặc điểm chất l−ợng.

Đá vôi khu Tuy Lai - Hợp Tiến có thành phần khoáng vật chủ yếu gồm Canxit vi hạt 48 - 80%, Dolomit 5 - 20%; Canxit tái kết tinh 15 - 25% ngoài ra còn có thạh anh, quặng và các tạp chất khác.

Thành phần hoá học trung bình : CaO 49,94%; MgO 4,20%;

CKT1,68%.Với hàm l−ợng CaO > 40% có thể sử dụng đá vôi làm xi măng.

Dựa vào kết quả khảo sát điều tra và kết quả phân tích các loại mẫu dải đá

vôi Tuy Lai - Hợp Tiến đ−ợc sơ bộ phân ra theo triển vọng và khả năng sử dụng

đá.

Tổng tiềm năng toàn khu: 1.007.320.000m3.

Trong đó: 566.140.000m3 làm VLXD thông thường.

437.130.000m3 làm nguyên liệu sản xuất xi măng.

4.050.000 m3 làm nguyên liệu đá ốp lát.

3. Mỏ đá vôi Hợp Thanh huyện Mỹ Đức.

a.Vị trí địa lý:

Khu mỏ thuộc địa phận xP Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú, Hùng Tiến và một phần xP H−ơng Sơn. Với diện tích khảo sát 15km2.

Khu khảo sát thuộc dPy núi đá vôi từ Hợp Thanh đến Hương Sơn và kéo dài tiếp về phía Nam sang tinh Hà Nam, địa hình phức tạp, sườn dốc, đỉnh lởm chởm có độ cao từ 40 - 248m, trung bình 70 - 90m.

Khu khảo sát có 2 sông nhỏ: Sông Thanh Hà ở trung tâm và chảy theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam, sông Cần Thơ chảy theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam. Hệ thống mương máng thuỷ lợi và các đầm hồ trũng ở ven các chân núi đá

vôi.

Giao thông trong khu mỏ nhìn chung còn khá khó khăn, chỉ có các đ−ờng cấp phối nhỏ, nhiều nơi chỉ có đ−ờng mòn.

Dân c− ở đây khá đông đúc, lực l−ợng lao động dồi dào, trình độ dân trí trung bình, đời sống văn hoá xP hội ch−a cao.

b. Đặc điểm địa chất khoáng sản.

Theo kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 50.000 nhóm tờ Hà Đông - Hoà Bình các tác giả của Liên đoàn bản đồ địa chất đP xếp đá vôi khu Hợp Thanh vào hệ tầng Đồng Giao (T2đg) trong quá trình đo vẽ khảo sát thấy rõ nét nhất ở mặt cắt A- B Hợp Thanh - An Phú. Đá vôi ở đây đ−ợc chia thành 2 tập.

- Tập 1: (T2đg1): Đá vôi phân lớp mỏng đến vừa màu xám đen xen các lớp vôi sét hoặc sét vôi hạt mịn. Phân bố phía Tây Nam đứt gPy thuộc xP An Phú với chiều dài 1.700 - 1.800m, rộng 400 - 700m.

- Tập 2: (T2đg2): Chiếm chủ yếu diện tích trong khu vực gồm đá vôi phân lớp dày đến dạng khối màu xám đen, xám tro đến xám sáng, đôi chỗ có đá vôi dạng dăm màu sắc loang lổ ở khu núi Đỏ.

c. Đặc điểm chất l−ợng.

Theo kết quả phân tích mẫu thạch học, thành phần khoáng vật tạo đá gồm:

Canxit ẩn tinh đến vi hạt chiếm 78 - 93%; dolomit 5 - 16%. Ngoài ra còn có ít thạch anh, quặng và các tạp chất khác.

Thành phần hoá học trung bình: CaO: 53.2%; MgO: 1.46%; CKT: 1.52%

Từ các kết quả phân tích hoá học và cơ lý đá cho thấy đá vôi khu Hợp Thanh ch−a bị biến đổi Canxit hoá, dolomit hoá nhiều, tính chất cơ lý đảm bảo chất l−ợng làm VLXD rải đ−ờng, các chỉ số phân tích hoá cacbonat cho thấy có thể làm nguyên liệu sản xuất ximăng đ−ợc.

d. Dự báo tiềm năng.

Ph−ơng pháp dự báo tiềm năng: đ−ợc sử dụng nh− vùng Tuy Lai - Hợp Tiến Dựa vào kết quả khảo sát điều tra và kết quả phân tích các loại mẫu khu Hợp Thanh đ−ợc sơ bộ phân ra theo triển vọng và khả năng sử dụng đá.

Tổng tiềm năng toàn khu: 237.094.000m3.

Trong đó: 19.971.000m3 làm VLXD thông thường.

216.971.000m3 làm nguyên liệu sản xuất ximăng.

248.000m3 có thể làm nguyên liệu đá ốp lát.

4. Mỏ đá vôi Ninh Sơn.

a. Vị Trí.

Mỏ đá vôi xây dựng Ninh Sơn ở tại núi Trầm, thuộc địa phận Ninh Sơn - xP Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, có toạ độ địa lý

20056' 20'' vĩ độ Bắc;

105041'40'' king độ Đông.

Trước đây nhân dân đP khai thác đá để nung vôi nhưng hơn 20 năm qua để bảo vệ khu di tích chùa Trầm, nhà n−ớc đP cấm khai thác.

b. Đặc điểm địa chất khoáng sản.

Theo các tài liệu khảo sát, đá vôi núi Trầm có tuổi triat giữa, bậc anizi, hệ tầng Đồng Giao (T2ađg) lộ thành khối riêng biệt với diện tích nhỏ khoảng 25ha.

Mặt cắt địa tầng chứa đá vôi gồm 2 phần:

- Phần dưới: Đá vôi xen sét vôi, đá vôi dạng dải xen silic màu xám, xám

đen, xám bẩn, phân lớp mỏng từ 0,5 - 2-3m.

- Phần trên: Đá vôi màu xám sáng, xám hồng, xám trắng phân lớp trung bình, chuyển tiếp lên trên là đá vôi phân lớp dày, đá vôi dạng khối. Đá hạt mịn,

đôi chỗ bị tái kết tinh nhẹ, có nhiều mạch Canxit mỏng xuyên cắt trong đá.

Chiều dày chung khoảng 250m.

c. Đặc điểm chất l−ợng.

Thành phần hoá học trung bình của đá: CaCO3 = (94.63 - 94.8%), CaO (=

52.53 - 53.87%); MKN (41 - 42.1%); SiO2 = (0.5 - 1.52%); Al2O3 = (0.64 - 1.4%); Fe2O3 = (0.25 - 0.4%); SO3 = 0,2%.

Đá vôi trong mỏ có thể sử dụng làm các loại VLXD và nung vôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá giá trị kinh tế mỏ đá vật liệu xây dựng áp dụng cho mỏ đá đồng vỡ ii quốc oai tỉnh hà tây (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)