4. Đánh giá theo sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi tr−êng
1.2.3. Những quan điểm phân loại và sử dụng các chỉ tiêu đánh
Với hệ thống các chỉ tiêu dùng để đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng nêu trên, khi sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng người ta có thể phân ra các nhóm khác nhau theo các quan điểm khác nhau sau:
1. Đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng theo 1 chỉ tiêu
Quan điểm này đ−ợc nhiều nhà khoa học có tên tuổi ủng hộ mà khởi đầu là K.L. Parajitski. Các nhà nghiên cứu thuộc nhóm này cho rằng việc tập hợp nhiều chỉ tiêu để đánh giá, lựa chọn là việc làm khó khăn, mất nhiều công thức nghiên cứu. Mặt khác trong một số trường hợp các quan điểm đó có những mâu thuẫn nhất định, các tiêu chuẩn dùng để đánh giá có thể có tác động đa phương làm triệt tiêu tính khách quan trong việc đánh giá dẫn tới kết quả lựa chọn lại phụ thuộc vào yếu tố chủ quan. Vì vậy, tuỳ theo mục đích đánh giá để lựa chọn ph−ơng án sử dụng một chỉ tiêu tổng hợp phù hợp với mục tiêu. Một số chỉ tiêu mà các nhà nghiên cứu trên thế giới thường dùng làm tiêu chuẩn duy nhất để
đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng là:
- Tổng lợi nhuận có hoặc không tính tới yếu tố thời gian.
- Giá trị bằng tiền của mỏ khoáng - Chi phí quy đổi
- T− bản hoá địa tô cấp sai - Giá trị gia tăng
Đương nhiên để tính toán được chỉ tiêu trên thì người ta cần tính toán rất nhiều các chỉ tiêu khác song chúng chỉ là chỉ tiêu hỗ trợ mà không phải là chỉ tiêu để xem xét quyết định giá trị kinh tế mỏ khoáng.
2. Đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng theo tập hợp các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuËt.
Đa số các nhà nghiên cứu kinh tế khoáng sản hiện nay trên thế giới cũng nh− trong n−ớc ủng hộ quan điểm này. Các nhà nghiên cứu thuộc nhóm này cho rằng: Giá trị kinh tế của mỏ khoáng phụ thuộc vào yếu tố, khía cạnh khác nhau nh−:
- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, - Khả năng về vốn,
- Điều kiện kỹ thuật mỏ,
- Điều kiện địa lý, địa chất mỏ, - Điều kiện kinh tế, xP hội…
Theo quan điểm này, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản
ánh được đầy đủ các yếu tố trên. Vì vậy, để lựa chọn được phương án hợp lý nhất, cần xem xét tập hợp các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu của nhóm này được sử dụng làm cơ sở cho Nhà nước ban hành các quy định pháp quy trong quá trình điều tra thăm dò địa chất và khai thác khoáng sản.
Tất cả những lựa chọn phải nhằm mục đích cuối cùng là phải thoả mPn 3 nguyên tắc cơ bản của đánh giá giá trị kinh tế khoáng sản.
Việc đánh giá kinh tế mỏ khoáng sản căn cứ vào kết quả nghiên cứu địa chất mỏ khoáng sản. Vì thế cần thiết phải tiến hành nghiên cứu đánh giá mỏ khoáng sản theo các giai đoạn nghiên cứu địa chất.
a, Đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng theo kết quả tìm kiếm và tìm kiếm tỉ mỉ Trong giai đoạn này công tác nghiên cứu địa chất khoáng sản hướng vào việc nghiên cứu các dị thường, biểu hiện quặng hoá, xác địng loại hình công nghiệp khoáng sản, xác định trữ l−ợng dự đoán P và ở một số khu vực có đủ tài liệu có thể đánh giá trữ l−ợng cấp C2. Về chất l−ợng khoáng sản ở giai đoạn này chỉ xác định thành phần khoáng vật quặng, đặc tính công nghệ chủ yếu của nó.
Ngoài ra, có thể dự kiến các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác thông qua tài liệu
địa chất, địa vật lý ở các công trình khoan khai đào (hào, giếng, lò…)
Trong giai đoạn này biểu hiện quặng hoá còn ít ch−a thể đánh giá đầy đủ các mặt, yếu tố kinh tế - địa chất nhưng nhìn chung có thể thấy được phương h−ớng nghiên cứu trong t−ơng lai, những biểu hiện quặng nào bỏ qua, biểu hiện quặng hoá nào cần đ−a vào tiếp tục nghiên cứu. Trên cơ sở những số liệu thu
đ−ợc thành lập các khái luận kinh tế – kỹ thuật về triển vọng mỏ khoáng sàng đP phát hiện (TEC). Nội dung TEC gồm: Trữ l−ợng khoáng sản, hàm l−ợng hợp phần có ích chủ yếu, giá trị −ớc tính của khoáng sàng, công suất −ớc tính,sản phẩm hàng hoá và giá trị d− kiến, sơ bộ kiến tổng chi phí đầu t− cơ bản…
b, Đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng theo kết quả thăm dò sơ bộ
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đ−a khoáng sàng vào thăm dò tỉ mỉ tiếp theo hay không. Nhiệm vụ của giai đoạn này là vạch ra quy mô của quặng hoá, xác định chất l−ợng trung bình của nguyên liệu khoáng, đặc điểm thế nằm, hình thái thân quặng sự biến đổi của các thông số địa chất ở phần rìa và dưới sâu. Trên cơ sở đó nghiên cứu tính toán trữ lượng cấp C2 và với các khu vực chính có nhiều triển vọng có thể tính toán trữ l−ợng cấp C1. Kết quả thăm dò sơ
bộ là cơ sở xác định giá trị công nghiệp khoáng sàng. Với khoáng sàng có giá trị công nghiệp cần lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật (TED). Nội dung TED phải xác
định đ−ợc mỏ có giá trị kinh tế hay không, đi kèm với các kiến nghị chỉ tiêu công nghiệp cần sử dụng và phương hướng nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng
để Nhà nước có các quyết định cần thiết sau này.
Trong nội dung của TED, các chỉ tiêu để đánh giá kinh tế gồm:
- Hàm l−ợng công nghiệp tối thiểu, hàm l−ợng trung bình, hàm l−ợng biên.
- Trữ l−ợng quặng công nghiệp.
- Tổn thất quặng khi khai thác, độ bẩn quặng khi khai thác, thu hồi kim loại ở sản phẩm hàng hoá.
- Sản l−ợng hàng hoá hiện vật, giá trị.
- Giá thành đơn vị hàng hoá.
- Lợi nhuận và doanh lợi khai thác khoáng sàng.
- Chỉ tiêu đánh giá đầu t−.
Để tính toán đ−ợc các chỉ tiêu trên, có thể sử dụng một trong hai ph−ơng pháp là ph−ơng pháp t−ơng tự hoặc ph−ơng pháp tính toán trực tiếp.
c, Đánh giá giá trị kinh tế mỏ khoáng theo kết quả dò tỉ mỉ thăm dò khai thác.
Dạng này đ−ợc tiến hành với các khoáng sàng có giá trị công nghiệp cần sớm đ−a vào khai thác. Trong thăm dò tỉ mỉ phải tính đ−ợc trữ l−ợng theo từng loại quặng công nghiệp, khoanh đ−ợc các vùng phí quặng và chứa quặng, khoanh đ−ợc thân quặng và lPm rõ cấu trúc bên trong của nó. Trong giai đoạn này, những hiểu biết về hình thái thân quặng, điều kiện thế nằm, cấu trúc nội bộ thân quặng đủ cho phép xác định trữ l−ợng ở các cấp A+B+C1 với tỷ lệ khác nhau trên các đối t−ợng khác nhau làm cơ sở đánh giá khoáng sàng một cách toàn diện, theo từng cả khối, từng thân quặng, từng kiểu quặng, loại quặng. Kết quả cuối cùng là thành lập luân chứng kinh tế kỹ thuật (TEO) với các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chính thức do Hội đồng trữ lượng Nhà nước phê duyệt cụ thể
đối với từng loại mỏ khoáng. Chỉ tiêu này phải đảm bảo xác định đúng giá trị công nghiệp mỏ, phân trữ l−ợng thăm dò thành trữ l−ợng trong và ngoài cân đối, sử dụng đầy đủ hợp lý các thành phần chính và đi kèm, tháo nước khô mỏ, phế liệu khai thác, chế biến nguyên liệu, ảnh h−ởng môi tr−ờng sinh thái… ngoài ra còn dự đoán một số chỉ tiêu nh− năng suất lao động, số l−ợng công nhân, nhu cầu vận chuyển trong t−ơng lai.
Từ tất cả các chỉ tiêu đánh giá đ−a ra trên, qua thực tiễn giải quyết các nhiệm vụ đánh giá kinh tế mỏ khoáng, một số tác giả đP đ−a ra bảng thống kê các chỉ tiêu cần đánh giá mỏ khoáng tương ứng trong các giai đoạn nghiên cứu
địa chất nh− sau:
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá mỏ khoáng trong các giai đoạn nghiên cứu
địa chất
TT Chỉ tiêu ĐVT Giai đoạn nghiên cứu địa
chÊt