CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
4.2. Các giải pháp kỹ thuật công nghệ nhằm bảo vệ môi trường không khí [6,4,14]
4.2.4. Các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên tuyến đường vận chuyển
Sơ đồ hệ thống giảm thiểu bụi (hình 4.8) bằng thiết bị bơm nước với áp suất cao tạo sương mù Tại Công ty tuyển than Cửa Ông, 6 hệ thống giảm thiểu bụi đã được lắp đặt. Mỗi hệ thống có 32 vòi phun. Các vòi phun
92
được đặt trên cột cao 4,5 m và các cột cách nhau 20 m. Trên hình 4.9 giới thiệu hình ảnh một đoạn của hệ thống.
1. Bể nước 3. Bơm nước
2. ống hút 4. Động cơ 5. ống đẩy chính
6,7. Các ống nhánh; 8. Các ống nhánh và vòi phun
Hình 4.13: Bố trí thiết bị bơm nước với áp suất cao tạo sương mù
Hình 4.14: Hình ảnh về hệ thống phun sương giảm thiểu bụi
93
Bảng 4. 5: Kết quả của phương pháp giảm thiểu bụi bằng phun nước cao áp
Nồng độ khi ô tô chạy qua, mg/m3
TT Vị trí đo Khi chưa
giảm thiểu bụi
Khi hệ thống giảm thiểu bụi
làm việc
Hiệu quả (%) 1 Trong khu vực nhà máy gần
đường ô tô 25,2-145 5,2 79-96
2 Trước cổng ra vào cổng
công ty 90-127 7,3 92-94
3 Trên đương ô tô 100-127 11,2 88,8-91
4 Cạnh nhà làm việc 88,2-112,2 5,7 94-95 5 Cạnh hố nhận than 75,1-87 11,07 85-87
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường, 2009)
Ngoài ra, để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trên tuyến đường cần thực hiện các giải pháp sau:
- Bê tông hoá (nhựa atphan hoặc ximăng) mặt đường mỏ, nhất là những đoạn đường cố định, có mật độ xe qua lại lớn.
- Phun nước thường xuyên các tuyến đường vận tải, nhất là đường ra bãi thải. Bằng cách này có thể giảm lượng bụi đạt hiệu quả 70 ÷ 80%. Có ba phương pháp phun nước: phun nước thông thường (phương pháp phổ biến và chi phí thấp), phun sương và phun nước có chứa NaCl hoặc CaCl2).
- Dùng bạt che kín các thùng xe khi vận tải đất đá ra bãi thải cũng như khi vận tải than về kho chứa hay ra cảng tiêu thụ.
- Xây dựng trạm rửa xe tự động ở các điểm mà đường mỏ thông ra đường giao thông quốc gia để rửa sạch xe mỏ trước khi hoà mạng giao thông quốc gia.
- Trồng và phát triển các hàng rào cây xanh hai bên đường vận chuyển tạo thành vành đai bảo vệ, hạn chế sự phát tán của bụi ra môi trường xung quanh.
94
- Lắp các bộ lọc vào động cơ ôtô để khử các khí độc như CO2, NOX,...
4.2.5. Các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong gia công chế biến khoáng sản
Do đặc thù công nghệ và qua khảo sát thực tế thấy các vị trí phát sinh bụi chủ yếu của khu sàng tuyển bao gồm: Bunke nhận than, các vị trí chuyển tải băng và đầu băng tải khu sàng than. Than qua bunke được rót tải trực tiếp lên hệ thống băng tải cấp liệu sàng để đưa qua sàng sơ cấp, tại đây than dưới sàng được rót lên băng tải than cám sơ cấp, tuỳ theo yêu cầu sử dụng than cám được rót thẳng xuống bãi chứa hoặc đưa lọc trung gian bằng hệ thống tay gạt, gạt than cỡ hạt lớn xuống sàng thứ cấp. Các vị trí bố trí vòi phun sương trong hệ thống sàng được thể hiện trên hình 4.10.
Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực sàng tuyển than chủ yếu là tiếng ồn và bụi, ngoài ra còn có khí thải của các động cơ. Để hạn chế tác động của bụi, khu sàng tuyển than thường xuyên được phun nước, phun mù để lắng đọng nhanh các hạt bụi. Các phương tiện vận chuyển than ra vào khu vực sẽ theo đúng quy trình, tránh tăng giảm ga đột xuất làm phát sinh ra bụi. Các bộ phận dây chuyền sàng tuyển sẽ được chống dung, hạn chế tối đa việc phát tiếng ồn. Công nhân sàng tuyển phải được trang bị bảo hộ lao động để tránh tác hại của tiếng ồn và bụi.
Trước khi xúc bốc phải phun nước làm ẩm đống than. Khu vực sàng tuyển cần trang bị hệ thống phun nước cao áp và vòi phun để kịp thời phun tưới chống bụi.
Mặt khác tại các kho than sẽ sử dụng bạt để phủ đống than nhằm chống trôi khi mưa to, đồng thời chống tung bụi khi than khô và gió to.
95
Hình 4.15: Bố trí vị trí phun sương chống bụi tại các vị trí phát sinh bụi chủ yếu của khu sàng
Trên các hình 4.11 và 4.12 giới thiệu toàn cảnh cụm sàng I Công ty than Cao Sơn và hoạt động của các vòi phun sương tại bunke nhận than từ ô tô.
Hình 4.16: Toàn cảnh cụm sàng Cao Sơn
Hình 4.17: Vòi phun hoạt động ở bunke nhận than
96
Hiệu quả giảm thiểu bụi được giới thiệu trong bảng 3.6. Các số liệu đo bụi đều cách điểm sinh bụi 1 – 2m về phía cuối luồng gió và thời điểm đo là vào lúc mùa hè.
Bảng 4. 6: Hiệu quả giảm thiểu bụi ở cụm sàng
Nồng độ bụi trong không khí TT Vị trí sinh bụi
Khi vòi phun không
làm việc
Khi vòi phun làm
việc
Hiệu quả giảm bụi
(%)
1 Hố nhận than từ ô tô 25 - 35 4,75 – 5,25 81 – 85 2 Cụm sàng sơ cấp 19 – 29 4,56 – 6,09 76 – 79 3 Cụm sàng thứ cấp 18 – 30 3,96 – 5,4 78 – 82 4 Bunke chứa bã sàng sơ
cấp
16 – 23 3,2 – 3,91 80 – 83
5 Bunke chứa bã sàng thứ cấp
17 – 24 5,1 – 5,76 70 – 76
6 Đầu băng tải cám sơ cấp khi rót than
19 – 32 5,89 – 8 69 – 75
7 Đầu băng tải cám thứ cấp khi rót than
20 - 31 7,4 – 7,44 63 - 76
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường, 2009)
97
4.2.6. Nhận xét
Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường không khí trong giai đoạn khai thác than, các biện pháp sẽ được sử dụng gồm có:
- Khoan ướt hoặc sử dụng máy khoan có hệ thống hút lọc bụi;
- Sử dụng thuốc nổ có cân bằng oxy gần bằng không;
- Nổ mìn vi sai, nổ với lượng thuốc nổ nhỏ;
- Chống bụi bằng phương pháp tưới ẩm đất đá trước khi nổ mìn; trước khi xúc bốc đất đá.
- Trang bị xe phun nước, phun mù ngăn cản sự phát tán bụi trên toàn diện tích khai trường, trên các tuyến đường chuyên trở đất đá, quặng và tại bãi thải;
- Tại các vị trí sàng tuyển bố trí hệ thống cấp nước để phun tưới chống bụi.
- Công nhân thao tác tại điểm sinh bụi hoặc nơi có tiếng ồn cao thường xuyên phải đeo khẩu trang chống bụi, đeo nút tai.
Đây là những phương pháp đơn giản về công nghệ, dễ thực hiện và chi phí thấp nhưng rất hiệu quả. Về cơ bản đạt được các tiêu chuẩn TCVN 5937:2005 và TCVN 5949: 1998.