Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại chi nhánh NHN0PTNT thành phố hà tĩnh tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NHN 0 &PTNT THÀNH PHỐ HÀ TĨNH QUA 3 NĂM (2009-2011)

2.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

2.4.2. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nông dân

Sự phát triển của nông thôn không chỉ nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác của nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nâng cao mức sống cho người dân góp phần phát triển nền

Trường Đại học Kinh tế Huế

kinh tế của đất nước. Tuy nhiên vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất đó là nguồn vốn. Qua quá trình điều tra thực tế hoạt động sản xuất của ba xã Thạch Bình, Thạch Trung, Thạch Hạ vốn vay của các hộ nông dân đa số đều tham gia vào quá trình sản xuất. Khi hộ nông dân có nhu cầu vay vốn, họ cần nói rõ cho cán bộ tín dụng biết mục đích vay vốn, từ đó cán bộ ngân hàng đưa ra mức cho vay cũng như lãi suất vay hợp lý cho hộ nông dân. Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất được thể hiện qua bảng 6

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 7: Mục đích vay vốn của các hộ điều tra

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Xã Thạch Bình Xã Thạch Trung Xã Thạch Hạ

Giá trị (Tr.đ)

BQC (Tr.đ) Giá

trị (Tr.đ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ vay (hộ)

BQ hộ vay (Tr.đ)

Giá trị (Tr.đ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ vay (hộ)

BQ hộ vay (Tr.đ)

Giá trị (Tr.đ)

Tỷ lệ (%)

Số hộ vay (hộ)

BQ hộ vay (Tr.đ)

Trồng trọt và chăn nuôi 43 9,03 6 7,17 42 4,21 4 10,5 46 13,64 7 6,57 131 7,71

Chăn nuôi 278 58,40 18 15,44 225 22,57 10 22,5 231 68,55 20 11,55 734 15,29

Ngành nghề 155 32,56 6 25,83 730 73,21 16 45,63 60 17,80 3 20 945 37,8

Tổng 476 100 30 15,87 997 100 30 33,23 337 100 30 11,23 1.810 20,11

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng ta thấy được trong ba xã thì xã Thạch Trung có số tiền vay là cao nhất, bình quân 33,23 triệu đồng/hộ. Bởi đây là xã có trục đường chính nối giữa thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà, dân cư chủ yếu là buôn bán nhỏ, phát triển dịch vụ phương tiện vận tải, nhà máy, và xây phòng trọ cho thuê đem lại doanh thu lớn cho các hộ gia đình. Nhìn chung mục đích vay vốn của hộ sản xuất là tập trung vào kinh doanh, buôn bán trong số 90 hộ điều tra đã có đến 48 hộ đề xuất mục đích vay vốn với CBTD là chăn nuôi với tổng số tiền là 734 triệu đồng, bình quân chung là 15,29 triệu đồng/hộ. Đối với mục đích vay để chăn nuôi trong đó xã Thạch Bình có 17 hộ vay với tổng số tiền 278 triệu đồng, chiếm 58,40% đạt bình quân 15,44 triệu đồng/ hộ. Xã Thạch Trung có 10 hộ vay với tổng số tiền vay là 225 triệu đồng, chiếm 22,57%, bình quân hộ đạt 22,5 triệu đồng/hộ, xã Thạch Hạ có 20 hộ vay với mục đích chăn nuôi với số tiền 231 triệu đồng chiếm 68,55%, bình quân hộ vay đạt 11,55 triệu đồng. Hộ nông dân thường đưa mục đích vay là chăn nuôi bởi CBTD sẽ thẩm định cho vay dễ dàng hơn, ít rườm rà. Bên cạnh đó khi hộ nông dân vay vốn sản xuất nông nghiệp vay 30 triệu không cần thế chấp tài sản.

Nếu hộ gia đình ghi trong khế ước mục đích vay vốn là phát triển ngành nghề, buôn bán họ cảm thấy các thủ tục vay sẽ rườm rà hơn do đó các hộ vay với mục đích chăn nuôi. Hầu hết các hộ nêu mục đích vay vốn là trồng trọt và chăn nuôi bởi nếu nêu mục đích vay vốn là trồng trọt thì khó vay vốn. Bởi để vay được vốn các hộ phải có những quy định cụ thể đưa ra một dự án đầu tư cụ thể và có tính khả thi, nhưng ngành trồng trọt quy mô nhỏ đưa lại lợi nhuận rất thấp, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai.

Qua đây ta có thể thấy để dễ dàng vay vốn hộ nông dân đều nêu mục đích vay là phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Với mục đích vay là trồng trọt và chăn nuôi, cả 3 xã tổng số tiền vay đạt 131 triệu đồng, bình quân mỗi hộ đạt 7,71 triệu đồng/hộ. Trong đó xã cao nhất là xã Thạch Hạ với tổng số tiền vay là 46 triệu đồng chiếm 13,64%, bình quân hộ đạt 6,57 triệu đồng/hộ, với mục đích vay này xã Thạch Bình có tổng số vốn vay là 43 triệu đồng chiếm 9,03%, bình quân đạt 7,17 triệu đồng. Vay với mục đích buôn bán , dịch vụ hồ sơ vay vốn phức tạp hơn, bên cạnh đó thì vay để buôn bán, chăn nuôi cần một số vốn lớn. Qua điều tra 3 xã có 25 hộ vay với mục đích buôn bán và

Trường Đại học Kinh tế Huế

là 378 triệu đồng/hộ. Trong đó xã Thạch Bình có 6 hộ vay, tổng số tiền vay là 155 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 25,83 triệu đồng/hộ. Xã Thạch Trung có số hộ vay với mục đích phát triển ngành nghề là lớn nhất với 16 hộ, tổng số tiền vay là 730 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 45,63 triệu đồng. Xã Thạch Hạ có số hộ vay phát triển ngành nghề là thấp nhất chỉ có 3 hộ, tổng số tiền vay là 60 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 20 triệu đồng.

Qua đây ta thấy rằng các hộ vay vốn với mục đích chăn nuôi là chiếm phần lớn, không có hộ vay cho trồng trọt mà chỉ có vay cho trồng trọt và chăn nuôi kết hợp với nhau. Vốn cho trồng trọt chỉ cần một khoản vốn nhỏ vì các hộ nông dân chủ yếu trồng lúa, ngô, khoai những cây trồng cần chi phí thấp chủ yếu là lấy công làm lãi nên người dân có thể tự túc vốn. Với tâm lý đưa ra mục đích vay là chăn nuôi thì được vay dẽ dàng hơn nên hầu hết hộ vay vốn đều đưa ra mục đích là vay để lấy vốn chăn nuôi.

Nhưng thực tế còn có nhiều hộ không sử dụng đúng như mục đích vay như đã đề cập với ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Do đó CBTD khó có thể kiểm soát được việc sử dụng vốn của hộ nông dân ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng chi trả vốn cho ngân hàng có đúng với thời gian đã quy định hay không.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại chi nhánh NHN0PTNT thành phố hà tĩnh tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)