Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại chi nhánh NHN0PTNT thành phố hà tĩnh tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NHN 0 &PTNT THÀNH PHỐ HÀ TĨNH QUA 3 NĂM (2009-2011)

2.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

2.4.3. Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

Mặc dù có nhiều hộ sử dụng vốn vay ngân hàng vào đúng mục đích đã đưa ra với ngân hàng nhưng bên cạnh đó còn có nhiều hộ vay vốn không sử dụng đúng như mục đích đã ghi trong khế ước. Khi vay được vốn thì quyền sở hữu thuộc về các hộ sản xuất, qua quá trình điều tra 90 hộ của ba xã Thạch Bình, Thạch Trung, Thạch Hạ có thể thấy được thực trạng sử dụng vốn của hộ nông dân qua bảng 7.

Qua bảng 7 ta có thể thấy đối với xã Thạch Bình có 25 hộ gia đình vay vốn đã sử dụng đúng mục đích vay chiếm tỷ lệ 60,32%. Đối với trồng trọt có 3 hộ sử dụng đúng mục đích vay với tổng số tiền sử dụng là 6,36 triệu đồng, mỗi hộ sử dụng bình quân 2,12 triệu đồng cho trồng trọt. Đối với ngành chăn nuôi có 16 hộ sử dụng vốn vay vào chăn nuôi, các hộ chủ yếu là nuôi bò và nuôi heo, mỗi hộ sử dụng bình quân 8,34 triệu đồng/hộ.

Có 6 hộ sử dụng vốn vay vào phát triển ngành nghề, đúng như mục đích vay mà hộ đã trình bày với ngân hàng, điều này là do đây là những hộ vay với số tiền lớn nên họ phải đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

tính toán kỹ trước khi vay để có thể trả nợ đúng hạn. Có 5 hộ vay sử dụng vào mục đích khác, thực tế cho thấy các hộ không sử dụng đúng như mục đích ban đầu mà dùng vào việc khác như xây nhà cửa, con cái học hành, đây là những nhà có điều kiện kinh tế khá giả, nhưng họ cần một số tiền gấp mà trong thời gian ngắn chưa xoay sở kịp nên vay ngân hàng nhưng với mục đích đưa ra là vay để trồng trọt, chăn nuôi.

Đối với xã Thạch Trung có 26 hộ trong tổng số 30 hộ vay sử dụng đúng mục đích, có 2 hộ sử dụng vốn vay vào trông trọt, mỗi hộ sử dụng 3,58 triệu đồng để phát triển trồng trọt, đây là những hộ cần vốn để trồng nấm, loại cây trồng đem lại lợi nhuận cao và mới được đưa vào sản xuất nhiều trên địa bàn thành phố, góp phần cải thiện đời sống cho hộ gia đình. Có 8 hộ sử dụng vốn vay vào chăn nuôi, mỗi hộ sử dụng 12,26 triệu đồng/hộ, những hộ vay vốn ở xã Thạch trung chủ yếu nuôi gà và nuôi heo. Có 16 hộ vay vốn sử dụng vốn vay để phát triển ngành nghề, mỗi hộ sử dụng 45,63 triệu đồng/hộ, hầu hết các hộ dùng vốn vay để buôn bán, kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho đời sống. Có 4 hộ sử dụng sai mục đích, chủ yếu là các hộ vay để xây nhà trọ, tại địa bàn nhu cầu về nhà trọ ngày càng được tăng nên có nhiều hộ xây nhà trọ cho thuê, nhưng vốn tự có chưa đủ nên hộ đã vay thêm ngân hàng nhưng với mục đích đư ra là trồng trọt và chăn nuôi.

Đối với xã Thạch Hạ có 24 hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích chiếm 84,96%. Có 4 hộ vay để trồng trọt, và 17 hộ vay để phát triển chăn nuôi. Có 3 hộ vay để phát triển các ngành nghề như đã ghi trong khế ước với ngân hàng, bình quân mỗi hộ sử dụng 46 triệu đồng/hộ để phát triển ngành nghề. Có 6 hộ không sử dụng vốn vay vào trồng trọt và chăn nuôi như mục đích vay vốn ban đầu mà dùng vào mục đích khác, thực tế điều tra cho thấy hầu hết các hộ sử dụng vốn vay để tiêu dùng và học hành cho con cái.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 8: Tình hình sử dụng vốn vay của các nhóm hộ điều tra

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Xã Thạch Bình Xã Thạch Trung Xã Thạch Hạ

Giá trị (Tr.đ)

Tỷ lệ ( %)

Số hộ (hộ)

BQ hộ (Tr.đ)

Giá trị (Tr.đ)

Tỷ lệ ( %)

Số hộ (hộ)

BQ hộ (Tr.đ)

Giá trị (Tr.đ)

Tỷ lệ ( %)

Số hộ (hộ)

BQ hộ (Tr.đ)

Trồng trọt 6,36 1,34 3 2,12 7,16 0,72 2 3,58 13 3,86 4 3,25

Chăn nuôi 134,88 28,34 16 8,43 98,08 9,83 8 12,26 135,32 40,15 17 7,96

Ngành nghề 145,92 30,65 6 24,32 730,08 73,23 16 45,63 138 40,94 3 46

Khác 188,84 39,67 5 37,77 161,68 16,22 4 40,42 50,68 11,99 6 8,44

Tổng 476 100 30 15,87 997 100 30 33,23 337 100 30 11,23

Đúng mục đích 287,16 60,32 25 11,48 835,32 83,78 26 32,12 286,32 84,96 24 11,93

Sai mục đích 188,84 39,68 5 37,77 161,68 16,22 4 40,42 50,68 15,04 6 8,44

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng 6 và bảng 7 ta thấy rằng trong sổ khế ước vay vốn tại NHN0&PTNT thành phố Hà Tĩnh không có mục đích vay khác, nhưng thực tế điều tra cho thấy nhiều hộ sử dụng vốn vay vẫn có nhiều hộ sử dụng vốn vay vào các mục đích khác như phục vụ cho đời sống, con cái học hành, hay nhiều hộ cần số tiền lớn trong thời gian ngắn nên đã vay ngân hàng nhưng không sử dụng đúng mục đích như đã trình bày với ngân hàng. Xã Thạch Bình có 5 hộ sử dụng sai mục đích trong 30 hộ điều tra chiếm 39,68%, xã Thạch Trung có 4 hộ sử dụng sai mục đích chiếm 16,22% và xã Thạch Hạ có 6 hộ sử dụng vốn vay sai mục đích chiếm 15,04%. Mục đích khác ở đây là để con cái học hành, xin nghề nghiệp cho con cái, mua xe máy, sửa chửa nhà cửa, sắm sửa tiện ngi sinh hoạt, chữa bệnh, vay tiền để đi xuất khẩu lao động cần nhiều thủ tục hơn nên hộ vay đưa ra mục đích là trồng trọt và chăn nuôi. Qua điều tra thực tế cho thấy việc hộ nông dân không sử dụng vốn vay đúng mục đích là do các nguyên nhân:

+ Do tình trạng thu nhập thấp nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn mà nhu cầu cuộc sống ngày càng nhiều vấn đề nảy sinh cần có tiền để giải quyết. Mặt khác với những món tiền nhỏ 10,20 triệu đồng dễ vay vốn nên các hộ đã tìm đến NHN0&PTNT để vay với mục đích ghi trên giấy tờ là để chăn nuôi hay trồng trọt, nhưng thực tế số tiền vay để thỏa mãn nhu cầu họ đang cần.

Nhiều hộ vay đưa ra mục đích vay là để trồng trọt nhưng đất đai còn manh mún mà cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai có giá trị kinh tế còn thấp và vốn đầu tư không còn nhiều nên các hộ tự túc được vốn đầu tư nên vốn vay tham gia rất ít vào trồng trọt.

Còn hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi còn rất chậm. Vì vậy năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu. Không mạnh dạn đầu tư, sợ rủi ro, khó chấp nhận khó khăn. Họ vay vốn nhưng vốn đầu tư vào sản xuấ là rất ít.

Sản phẩm làm ra mang tính tự cung tự cấp nên ngoài việc tiêu dùng trong gia đình, một số ít bán nhưng chỉ tiêu thụ trong xã, trong huyện là chủ yếu, nhưng thị trường ở đây lại chưa phát triển. Tình trạng được mùa rớt giá vẫn xảy ra liên tục làm cho tâm lý người dân không chấp nhân rủi ro lại càng sợ hơn. Sản phẩm làm ra không bán được nên họ cũng không giám đầu tư vào sản xuất đến lúc không có mà trả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Vẫn chưa có sự liên kết cao giữa các ban ngành liên quan để dẫn dắt người dân cách thức làm ăn có hiệu quả.

Bên cạnh đó thực tế điều tra có thể thấy vốn sử dụng vào ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất chứng tỏ cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, vì đây là lĩnh vực đem lại thu nhập khá lơn, giúp người dân thoát khỏi đói nghèo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Mặc dù vậy đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chưa nhiều mà sử dụng vốn vay vào mục đích khác chiếm tỷ lệ lớn hơn, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc mở rộng quy mô sản xuất của các hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại chi nhánh NHN0PTNT thành phố hà tĩnh tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)