Giới thiệu chung về Thị xã Hương Thủy - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu thầu gói thầu xây lắp của ban đầu tư và xây dựng thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Giới thiệu chung về Thị xã Hương Thủy - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thị xã Hương Thủy là thị xã nằm ở phía Nam của thành phố Huế. Phía đông giáp huyện Phú Lộc, phía Bắc giáp huyện Phú Vang, phía Nam giáp huyện Nam Đông và A Lưới. Thị xã Hương Thủy có diện tích 458,17 km2 và dân số 96.525 người.

Thị xã Hương Thủy có địa hình đồng bằng thấp trũng và núi cao bị chia cát bởi sông Phú Bài, sông Châu Sơn (sông Vực), sông Ba Cửa và khe Thủy Lương. Hướng dốc chung của địa hình Tây Nam - Đông Bắc, thấp dần về phía Đông Bắc, cao dần về phía Tây Nam.

Thị xã Hương Thủy nằm trong vùng khí hậu của tỉnh TTH, chế độ khí hậu, thuỷ văn ở đây có đặc tính biến động lớn và hay xảy ra thiên tai bão lũ. Đặc điểm nổi bật của khí hậu tỉnh TTH là lượng mưa lớn nhất cả nước, vùng đồng bằng hẹp thường chịu nhiều lũ lụt mà việc hạn chế ngập rất khó khăn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

Điều kiện kinh tế

Nguồn: UBND thị xã Hương Thủy Biểu đồ 1.1: Cơ cấu các ngành kinh tế ở thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010 -2012.

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy cơ cấu kinh tế của thị xã qua 3 năm hầu như không thay đổi trong đó ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN) – xây dựng là chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 75%) và ngành nông – lâm – ngư nghiệp là chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm 6,62% năm 2012). Tuy cơ cấu ngành của thị xã ít biến động nhưng giá trị tổng sản phẩm qua các năm đều tăng cụ thể là:

Bảng 1.1: Giá trị tổng sản lượng và tốc độ tăng trưởng của thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010 -2012

Giá trị tổng sản phẩm (tỷ đồng)

% kế hoạch so với thực hiện

Tốc độ tăng trưởng Kế hoạch Thực hiện

Năm 2010 1.170,500 1.184,789 101,22% 18,42%

Năm 2011 1.398,000 1.393,000 99,64% 17,57%

Năm 2012 1637,000 1.615,500 98,69% 15,97%

Nguồn: UBND thị xã Hương Thủy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Cụ thể tình hình kinh tế của từng ngành:

Nguồn: UBND thị xã Hương Thủy Biểu đồ 1.2: Giá trị tổng sản phẩm của các ngành kinhn tế ở thị xã Hương Thủy

giai đoạn 2010 – 2012

Theo biểu đồ trên ta thấy, giá trị tổng sản phẩm của các ngành kinh tế tăng trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong đó, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tăng 40,54% tương đương với 82,211 tỷ đồng. Đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng là ngành công nghiệp – TTCN – xây dựng đạt 37,47% nhưng ngành này có giá trị tổng sản lượng tăng nhiều nhất trong 3 ngành, tăng 333,5 tỷ đồng. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp có giá trị cũng như tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 3 ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 16,30% tương đương với tăng 15 tỷ đồng.

Ngành nông – lâm – ngư nghiệp được chia thành 3 ngành nhỏ là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Tình hình phát triển của từng ngành được nêu trong bảng 1.2.

Bảng 1.2: Tình hình phát triển ngành nông – ngư – nghiệp của thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trồng trọt

Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 37.042 39.459 38.642

Năng suất bình quân Tạ/ha 57,05 61 59,02

Chăn nuôi

Sản lượng trâu,bò Con 4.782 3.697 3.058

Sản lượng lợn Con 32.000 32.375 34.000

Sản lượng gia cầm Con 346.000 341.000 338.473

Diện tích nuôi cá ha 527 551 579

Lâm nghiệp

Trồng mới rừng tập trung Cây 445 450 500

Trồng mới cây phân tán Cây 142.000 140.000 126.000

Nguồn: UBND thị xã Hương Thủy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nhìn vào bảng trên ta thấy, giai đoạn 2010 – 2012 ngành trồng trọt có tổng sản lượng lương thực có hạt và năng suất bình quân tăng. Năm 2011, có tổng sản lượng lương thực có hạt và năng suất bình quân cao nhất tăng 2.417 tấn và 3,95 tạ/ha so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2012 tổng sản lượng lương thực có hạt và năng suất bình quân giảm nhẹ tổng sản lượng lương thực có hạt giảm 817 tấn và năng suất bình quân giảm 1,98 tạ/ha do ảnh hưởng của sâu bệnh.

Ngành chăn nuôi, sản lượng lợn và diện tịch nuôi cá tăng đều, sảng lượng lợn tăng 2.000 con và diện tích nuôi cá tăng 52 ha. Tuy nhiên, sản lượng trâu, bò và gia cầm giảm;

sản lượng trâu, bò giảm 1.724 con và gia cầm giảm 7.527 con. Có hiện tượng này vì diện tích đồng cỏ bị thu hẹp và tâm lý lo sợ dịch bệnh nên người chăn nuôi gia súc có tâm lý chuyển sang các ngàng nghề khác như là nuôi lợn và chăn nuôi cá.

Lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2012 kinh tế trồng rừng được phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng gò đồi. Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được chú trọng. Tuy nhiên, trong năm 2012 đã phát hiện và xử lý 30 vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng;

tịch thu 30,9m3 gỗ các loại; xử phạt hành chính và thanh lý tài sản bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước 382 triệu đồng. Cũng trong năm 2012, xảy ra 02 vụ cháy rừng, diện tích bị thiệt hại 8,2 ha, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 55,5%.

1.2.1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội

Giáo dục đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. Cơ sở vật chất của ngành giáo dục tiếp tục được đầu tư từ nhiều nguồn vốn như chương trình kiên cố hóa trường học, huy động từ các tổ chức phi Chính phủ... Trang thiết bị dạy học đáp ứng tương đối đầy đủ, tập trung xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý và đánh giá chất lượng giáo dục, đến nay đội ngũ giáo viên cơ bản đã đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng.

Về y tế, tập trung nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là công tác khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn thị xã và các địa phương lân cận. Ngoài ra ngành y tế tại thị xã đã triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và địa phương; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tập huấn và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình: thị xã đã triển khai thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn, nhất là những nơi có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao.

Về giải quyết việc làm:

Bảng 1.3: Tình hình việc làm trên địa bàn thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị tính: lao động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lao động có việc làm mới 1500 4350 6327

Xuất khẩu lao động 305 342 382

Lao động được đào tạo mới 579 1501 1886

Nguồn:UBND thị xã Hương Thủy Năm 2011 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 46,33% ( 37.562/81.073 lao động), năm 2012 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 51%.

Chính sách xã hội:được quan tâm và tổ chức thực hiện tốt. Tổ chức tốt việc thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh liệt sỹ, người có công cách mạng nhân các ngày lễ, Tết. Phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển sâu rộng trong nhân dân. Giải quyết tốt các chế độ chính sách cho các đối tượng chính sách, các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bảo trợ xã hội đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Thị xã đã tổ chức rà soát, lập danh sách trẻ em mồ côi, khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ cho các em có điều kiện đến trường. Tổ chức triển khai tháng hành động vì trẻ em đến các đơn vị trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu thầu gói thầu xây lắp của ban đầu tư và xây dựng thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)