Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất –
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty LICOGI 18.1
3.3.3. Quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
CPSXKDDD của các công ty xây dựng thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TSNH , trong CPSXKDDD thì tỷ trọng của nguyên liệu, vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn, thường từ 60% tới 75%. Vì vậy, một nhiệm vụ đặt ra với các công ty xây dựng khi quản lý tốt CPSXKDDD là phải quản lý tốt, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu đầu vào của các công trình xây dựng. Tình hình hàng tồn kho, CPSXKDDD của công ty được thể hiện qua bảng 3.2:
Bảng 3.2: Tình hình hàng tồn kho, CPSXKDDD
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tài sản ngắn hạn đồng 92.778.509.229 116.365.957.569 120.788.379.456 Hàng tồn kho đồng 53.698.002.519 83.724.720.147 95.767.277.623
Hàng tồn kho/TSNH % 57,878 71,949 79,285
CPSXKDDD đồng 53.621.235.803 83.722.901.431 95.765.458.907 CPSXKDDD/hàng
tồn kho % 99,857 99,998 99,998
CPSXKDDD/TSNH % 57,795 71,948 79,284
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty LICOGI 18.1 năm 2007-2008-2009)
Hình 3.2: Tỷ trọng HTK, CPSXKDDD trong tổng TSNH (ĐVT: %) Qua bảng trên ta thấy, CPSXKDDD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống hàng tồn kho và tăng dần qua các năm, năm 2007 chiếm tỷ trọng là 99,857% và đến năm 2009 tỷ trọng này là 99,889%. Trong khi đó, hàng tồn kho là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH, vì vậy việc hàng tồn kho quá nhiều làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng TSNH của công ty trong thời gian qua.
Việc hàng tồn kho tăng ảnh hưởng một cách gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, do tài sản của công ty không được mang vào sử dụng mà tồn kho, không sinh lời và tốn kém chi phí quản lý hàng tồn kho đó, đồng thời làm tăng thời gian luân chuyển của TSNH, giảm số lượng vòng quay trong một chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, một trong những cách nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty LICOGI 18.1 là quản lý tốt lượng hàng tồn kho này, chỉ để tồn kho một lượng vừa đủ cho hoạt động của công ty.
Công ty khi tiến hành kiểm kê hàng tồn kho, lập danh sách theo dõi các loại nguyên liệu, các công trình đang trong quá trình hoàn thành. Với các
công trình làm có thời gian ngắn, sớm hoàn thành công ty nhanh chóng chuyển giao cho khách hàng, tăng doanh thu và giảm được CPSXKDDD, tăng hiệu suất sử dụng TSNH. Với các công trình lớn, thời gian thi công dài công ty cần khuyến khích cán bộ, công nhân của công ty nhanh chóng hoàn thành công trình, theo đúng tiến độ và có thể vượt được tiến độ thi công nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của công trình. Các công trình của công ty tiến hành ở nhiều địa bàn xa xôi, ở nhiều nơi nên các đội trưởng của các công trình cần quản lý chặt chẽ nguyên liệu, vật liệu đầu vào của công trình mình. Tránh tình trạng nguyên liệu vật liệu này đủ nhưng nguyên liệu vật liệu khác thì thiếu, tạm ngưng nhập và dự trữ các nguyên vật liệu đang dư thừa, tồn động tại các công trình. Nếu các công trình ở gần thì có thể chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu ứ đọng từ công trình này sang công trình khác.
Cần tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là cá chi phí về nguyên liệu vật liệu, vì thường chiếm 70%- 80% giá trị công trình xây dựng, công ty luôn luôn nêu cao tinh thần sáng tạo, tiết kiệm chi phí trong các hoạt động. Nếu công ty tiết kiệm chi phí, giá trị CPSXKDDD của các công trình giảm, ảnh hưởng tích cực đến vòng quay của TSNH, sức sinh lời của TSNH. Đồng thời, công ty tiết kiệm một khoản tiền đưa vào sản xuất hoặc là phần thưởng thưởng cho các cá nhân, đội ngũ hoạt động tốt trong các năm. Để tiết kiệm chi phí công ty cần ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm thời gian thi công, giảm sức người, tiết kiệm nguyên liệu vật liệu : gạch không nung, vật liệu chống cháy, máy móc thiết bị… Đồng thời, công ty cần tạo ra một phong trào thi đua giữa các công trình, các cán bộ công nhân để có những sáng kiến độc đáo, ứng dụng cho việc giảm thời gian thi công, tiết kiệm chi phí mà chất lượng công trình được đảm bảo và nhất là ảnh hưởng của thời tiết. Các chính sách khuyến khích người lao động hoạt động hăng say như : ưu tiên mua cổ phiếu, mua căn hộ
chung cư tại khu đô thị cầu Sến, tại Nam Thăng Long – Hà Nội, các chính sách khác và cũng như khen thưởng, vinh danh trước toàn thể cán bộ, công nhân viên và phòng truyền thống của công ty.
Xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu theo chu kỳ sản xuất do tiến độ thi công của công trình phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Đây là công việc hết sức khó khăn, yêu cầu Công ty phải cân đối đầu vào và đầu ra từng mùa.
Căn cứ vào các định mức sử dụng nguyên vật liệu và dự đoán thị trường xây dựng trong các năm tiếp theo, trong các mùa do phòng kinh tế - kỹ thuật tiến hành để đưa ra nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu. Căn cứ vào các thuộc tính tự nhiên, chu kỳ cung ứng nguyên vật liệu là cơ sở đúng đắn nhất để sử dụng nguyên liệu vật liệu hiệu quả.
3.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
3.3.4.1. Tiến hành nâng cấp và đổi mới một cách có chọn lọc TSCĐ trong thời gian tới.
Đối với các doanh nghiệp việc mua sắm tài sản cố định đúng phương hướng, đúng mục đích có ý nghĩa to lớn và cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Điều đó giúp cho việc tính khấu hao của công ty được chính xác hơn và giảm được hao mòn vô hình. Nếu công ty không chủ động đầu tư để đổi mới máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh tranh. Đây là vấn đề chiến lược lâu dài mà công ty cần có phương hướng đầu tư đúng đắn, tuy nhiên cần phải xem xét hiệu quả của sự đầu tư mang lại, công ty mua sắm tài sản cố định phải dựa trên khả năng hiện có của mình về lao động, khả năng tiêu thụ về sản phẩm, nghiên cứu kỹ lưỡng các TSCĐ đầu tư về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Việc đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công suất lớn và trình độ của cán bộ, công nhân viên của công ty sẽ làm tăng chất lượng mẫu mã sản phẩm, giảm sản phẩm hỏng, giảm thời gian thi công, tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí do đó hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty. Doanh thu tiêu thụ lớn, lợi nhuận tăng nhanh, góp phần tích cực trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chung, hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng.
Do vốn đầu tư mua sắm đổi mới TSCĐ chủ yếu bằng vốn đi vay, công ty phải có trách nhiệm trả lãi theo định kỳ và hoàn trả gốc trong một thời hạn nhất định. Do đó sẽ thúc đẩy công ty phải phân tích kỹ lưỡng, tìm giải pháp tốt nhất để đưa TSCĐ vào sử dụng một cách triệt để có hiệu quả nhất sao cho kết quả kinh doanh thu được bù đắp được tất cả các chi phí trong đó có chi phí trả lãi vay vốn, phải có lãi để mở rộng sản xuất, có tích luỹ để hoàn trả lãi vay khi hết thời hạn.
Để làm được điều đó, công ty phải cố gắng đầu tư sử dụng tốt vốn nói chung và TSCĐ nói riêng trên cơ sở phải phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn nên đầu tư vốn với tỷ trọng lớn vào loại máy móc thiết bị nào là chủ yếu, trong quá trình sản xuất phải sử dụng tốt TSCĐ trên cơ sở đưa máy móc thiết bị vào hoạt động một cách đồng bộ, công suất hoạt động máy lớn, số giờ máy và số ca của máy được hoạt động một cách triệt để, phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng máy móc tốt, định mức khấu hao đúng đắn. Có như vậy, công ty sẽ hoàn thành tốt công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, lợi nhuận đạt được ngày càng lớn sẽ giúp công ty ngày càng lớn mạnh. Trên cơ sở đó, công ty sẽ hoàn trả hết số vốn vay, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nâng cao uy tín trên thị trường.
Bên cạnh đó, việc đổi mới TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và đảm bảo an toàn lao động. Xét trên góc độ tài chính, sự
nhạy cảm trong việc đầu tư đổi mới TSCĐ còn là một nhân tố quan trọng trong việc hạ thấp chi phí năng lượng, nguyên vật liệu, giảm chi phí sửa chữa, chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất để sửa chữa, làm cho năng lực hoạt động tăng, năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên liệu, chống hao mòn vô hình trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển.
Như đã phân tích ở trên, trong các loại TSCĐ của công ty thì các thiết bị, dụng cụ quản lý của công ty đã khấu hao gần hết trong năm 2009, giá trị còn lại 6.259.256 đồng. Có một số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tại thời trong năm 2009 nguyên giá là 85.184.843 đồng. Nên trong năm 2010 công ty cần tiến hành mua mới các thiết bị, dụng cụ quản lý doanh nghiệp.
Với một số TSCĐ đã lạc hậu, hư hỏng nhiều công ty cần tiến hành đổi mới.
Đồng thời, dựa vào đặc điểm, tình hình thực tiễn công ty tiến hành mua một số thiết bị công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và nhân lực, đồng thời đảm bảo đúng tiến độ thi công của công trình.
Trong hoạt động kinh doanh việc tăng cường đổi mới trang thiết bị máy móc là một lợi thế để chiếm lĩnh không chỉ thị trường hàng hoá mà cả thị trường vốn tạo uy tín của khách hàng và sự tin cậy của các chủ nợ.
3.3.4.2. Tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ
Do đặc điểm ngành xây dựng nên công ty cần có các phương pháp quản lý TSCĐ một cách chặt chẽ để đảm bảo TSCĐ tham gia vào thi công tốt, đánh giá chính xác giá trị và sử dụng TSCĐ hiệu quả hơn. Các phương pháp có thể áp dụng để quản lý TSCĐ chặt chẽ :
- Tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận trong nội bộ công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong năm. Đối với tài sản cố định thuộc loại thanh lý hay nhượng bán thì công ty phải tiến hành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định về giá trị tài sản :
+ Tài sản đem nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai.
+ Tài sản thanh lý dưới hình thức huỷ, dỡ bỏ, hỏng hóc phải tổ chức hội đồng thanh lý do giám đốc công ty quyết định.
- Phương pháp tính khấu hao : Tài sản cố định của công ty trong quá trình hoạt động được tính vào giá của công trình thông qua việc tính khấu hao vì vậy trong quá trình sử dụng công ty chọn ra cho mình phương pháp khấu hao thích hợp với từng nhóm TSCĐ. Nếu tính khấu hao nhanh quá sẽ tăng chi phí sản xuất trong các năm khấu hao, đồng thời giảm bớt hao mòn vô hình, tận dụng lợi ích của TSCĐ sau khi khấu hao hết. Nếu khấu hao chậm quá sẽ nhiều hao mòn vô hình, giá công trình giảm, thời gian sử dụng TSCĐ lâu nhưng dù khấu hao nhanh hay chậm thì phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về khấu hao TSCĐ. Theo học viên cần tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính với tỷ lệ khấu hao bình quân từ 10% -12%/năm
- Thực hiện đánh giá lại tài sản vào cuối mỗi kỳ hoặc niên độ kế toán: Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình xảy ra rất nhanh chóng. Điều này làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ không còn chính xác, phản ánh sai lệch so với giá trị hiện tại của chúng. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp công ty lựa chọn cho mình được phương pháp, khấu hao hợp lý nhằm thu hồi lại vốn hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời đối với tài sản mất giá, tránh tình trạng thất thoát vốn.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng vì như thế giảm thời gian TSCĐ tham gia vào sản xuất trong một chu kỳ kinh doanh, tăng số vòng quay của TSCĐ lên. Một yêu cầu trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công là phải đảm bảo chất lượng thi công của các công trình đó. Một số biện pháp cần thực hiện đẩy nhanh thi công các công trình : ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất : gạch không nung, gạch chịu lửa, bê tông nhẹ, sàn bê tông rỗng, xi măng đông cứng nhanh, máy vận thăng, công nghệ khoan.. ;vừa đẩy
nhanh tốc độ thi công vừa tiết kiệm chi phí cho các công trình xây dựng. Đồng thời, công ty nâng cao tinh thần thi đua, sáng tạo trong tập thể cán bộ, công nhân viên của công ty để kịp tiến độ thi công, tránh những bất lợi do thời tiết mang lại.
3.3.5. Kết quả của các biện pháp:
Với các giải pháp học viên đề xuất ở trên, trong năm 2010 đã từng bước công ty đạt được các thành tích tốt trên các phương diện hoạt động:
Bảng 3.3: Dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010
TT Tên chỉ tiêu ĐVT Dự kiến năm 2010
I Giá trị tổng sản lượng Tr. Đ 190.000 Trong đó: - Giá trị sản lượng xây
lắp tự làm Tr. Đ 135.000
- Thầu phụ Tr.Đ 20.000
- Đầu tư XDCB Tr. Đ 30.000
- Sản xuất BT thương phẩm Tr. Đ 5.000
II Tổng doanh thu Tr. Đ 170.000
Trong đó: Đơn vị tự làm Tr. Đ 160.000
Thầu phụ Tr. Đ 10.000
III Tổng lợi nhuận Tr. Đ 4.100
IV Thu vốn Tr. Đ 170.000
V Tài sản cố định Tr. Đ 19.071
- NG khấu hao bình quân Tr. Đ 22.871
- Khấu hao cơ bản TSCĐ Tr. Đ 3.800
VI Nộp ngân sách Tr. Đ 10.000
* Thuế GTGT Tr. Đ 9.000
* Thuế TNDN Tr. Đ 1.000
VII Tổng quỹ lương(Cả thuê ngoài) Tr. Đ 18.000 Tỷ trọng tiền lương / DT tự làm % 11,25 Tổng số CBCNV( cả thuê ngoài) Người 480 Thu nhập bình quân/người/tháng 1000 đ 3.100
VIII Đầu tư XDCB Tr. Đ 33.000
* Xây lắp Tr. Đ 30.000
* Thiết bị Tr. Đ 3.000
IX Lãi cổ tức % 17
Bảng 3.4 : bảng cân dối kế toán dự kiến năm 2010
(ĐVT: Đồng)
Chênh lệch
TÀI SẢN NĂM 2009 Năm 2010
∆ %
A Tài sản ngắn hạn 120.788.379.456 120.980.987.659 192.608.203 0,159 B Tài sản dài hạn 23.097.936.045 36.872.392.543 13.774.456.498 59,635 Tổng cộng tài sản 143.886.315.501 157.853.380.202 13.967.064.701 9,707 NGUỒN VỐN
a Nợ phải trả 129.393.255.389 135.791.237.827 6.397.982.438 4,945 1 Nợ ngắn hạn 122.497.142.782 120.298.235.278 -2.198.907.504 -1,795 2 Nợ dài hạn 6.896.112.607 15.493.002.549 8.596.889.942 124,663 B Vốn chủ sở hũu 14.493.060.112 22.062.142.375 7.569.082.263 52,226 Tổng cộng nguồn vốn 143.886.315.501 157.853.380.202 13.967.064.701 9,707
Sự thay đổi này tác động đến các chỉ tiêu phân tích thông qua bảng sau : Bảng 3.5 : Dự kiến một số chỉ tiêu đánh giá trong năm 2010
năm chênh lệch
STT Chỉ tiêu
2009 2010 ∆ %
1 Doanh thu thuần 167.886.724.426 170.000.000.000 2.113.275.574 1,259 2 Tổng chi phí 164.463.803.938 165.000.000.000 536.196.062 0,326 3 Nợ phải trả 129.393.255.389 135.791.237.827 6.397.982.438 4,945 4 vốn chủ sở hữu 14.493.060.112 22.062.142.375 7.569.082.263 52,226 5 Tổng nguồn vốn 143.886.315.501 157.853.380.202 13.967.064.701 9,707
6 TSNH 120.788.379.456 120.980.987.659 192.608.203 0,159
7 TSDH 23.097.936.045 36.872.392.543 13.774.456.498 59,635 8 Tổng tài sản 143.886.315.501 157.853.380.202 13.967.064.701 9,707
9 EBIT 3.422.920.488 5.000.000.000 1.577.079.512 46,074
10 Thuế thu nhập DN 581.896.483 800.000.000 218.103.517 37,481 11 Lợi nhuận sau thuế 2.841.024.005 4.200.000.000 1.358.975.995 47,834
12 Năng suất sử dung tổng TS 1,167 1,077 -0,090 -7,701
năm chênh lệch
STT Chỉ tiêu
2009 2010 ∆ %
13 Năng suất sử dung TSNH 1,390 1,405 0,015 1,098
14 Năng suất sử dụng TSDH 7,268 4,610 -2,658 -36,569
15 hệ số nợ 0,899 0,860 -0,039 -4,341
16 hệ số VCSH 0,101 0,140 0,039 38,756
Qua bảng trên cho thấy năm 2011 nếu doanh nghiệp tăng doanh thu thuần 1,259%, tổng chi phí tăng 0,326% thì sẽ làm EBIT tăng lên 46,074%, điều đó làm lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 47,834%. Nhìn chung tất cả các chỉ số đều tăng nhưng một số chỉ tiêu giảm : Năng suất sử dụng TS ; hệ số nợ chứng tỏ nguồn vốn của công ty tăng, đồng thời nợ phải trả giảm làm cho tình hình tài chính của công ty đang đi theo xu hướng tốt,.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đòi hỏi phải có sự cố gắng áp dụng nỗ lực tất cả các biện pháp. Mặt khác, công ty cần tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp một cách thường xuyên để tìm ra các ưu nhược điểm, tìm ra thế mạnh của công ty trong cuộc hội nhập kinh tế thế giới.
3.3.5. Hoàn thiện bộ máy tổ chức Marketing 3.3.5.1. Căn cứ đề xuất
Qua phân tích ở chương 2 ta thấy công ty chưa có phòng marketing và các phòng thực hiện về mặt chiến lược của công ty trong thời gian tới. Hiện nay, công việc đó phòng kỹ thuật đang phụ trách nên hiệu quả chưa cao.
Trong quá trình hội nhập, việc hiểu rõ tình hình nền kinh tế hiện tại và trong tương lai, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của công ty và các công ty khác là một nhân tố để thành công. Hơn nữa, hiện nay thị trường xây dựng của công ty chủ yếu trong thị trường xây dựng Quảng Ninh và theo đơn đặt hàng của công ty LICOGI 18.