Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường cho các hoạt động du lịch tại
4.4.5. Giải pháp về khoa học công nghệ
Từ thực trạng môi trường đã khảo sát được có thể thấy hiện nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn là từ chất thải rắn và nước thải. Các giải pháp hiện tại là vận chuyển tới khu chuyên xử lý, chôn lấp, đốt, các biện pháp này đều có mặt bất cập nhƣ tốn thời gian, chƣa xử lý
triệt để dễ gây ra ô nhiễm thứ cấp, tốn nguồn nhân lực, chi phí cao... Để xử lý có hiệu quả hơn các vấn đề ô nhiễm đang phát sinh tại địa bàn cần áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp.
- Với chất thải rắn:
Bổ sung thùng rác với số lƣợng phù hợp (300 m/thùng), đáp ứng nhu cầu của du khách và phù hợp với cảnh quan, thuận tiện quá trình thu gom.
Tăng cường nhân lực thu gom chất thải rắn vào mùa lễ hội để không có chất thải rắc tồn đọng bốc mùi, mất vệ sinh và ảnh hưởng cảnh quan môi trường.
Ngoài hình thức hiện tại đang thu gom đốt và đợi vận chuyển đến bãi xử lý chất thải rắc Xuân Sơn thì có thể sử dụng chế phẩm sinh học. Phương pháp này sẽ xử lý rác thải rắn hữu cơ. Các vi sinh vật có trong chế phẩm sinh học sẽ sử dụng chất thải rắn nhƣ là nguồn thức ăn, nó có khả năng phân giải nhanh rác hữu cơ... để tạo thành các loại phân hữu cơ vi sinh tốt cho môi trường.
- Với nước thải nên xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đặc điểm nước thải tại khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn chủ yếu là nước thải sinh hoạt, phát sinh từ hoạt động kinh doanh hàng ăn, khu nghỉ ngơi, khu vệ sinh... Thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy nên ƣu tiên phương pháp xử lý sinh học (phương pháp xử lý dựa vào khả năng ôxy hóa các liên kết hữu cơ dạng không tan và hòa tan của các loại vi sinh vật). Nước thải sau xử lý đạt cột B QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Nước sinh hoạt khu vực Thiên Trù, Hương Tích được cung cấp bởi Trạm cấp nước sạch Thiên Trù - Hương Tích với công suất 750 m3/ngày. Lượng nước tiêu thụ mùa lễ hội là 140 - 200 m3/ngày, vào ngày thường là 70 - 90 m3/ngày. Công suất hệ thống xử lý cần đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước từ các hoạt động du lịch hiện tại và nhu cầu dự kiến trong tương lai, công suất đề xuất là 500 m3/ngày đêm. Vị trí xây dựng và đặt hệ
thống cần cách xa khu dân cư và có nguồn tiếp nhận nước đầu ra liên tục, vị trí đề xuất là cạnh bãi rác Mả Mê ở bên phải cổng soát vé vào khu di tích thuộc địa bàn thôn Yến Vĩ, Hương Sơn, Mỹ Đức. Diện tích quy hoạch và xây dựng là 200 m2.
Sơ đồ 4.1. Công nghệ xử lý nước thải tập trung Bể tách mỡ
Nước thải nhà bếp Nước thải khu VS
Bể tự hoại 3 ngăn
Bể gom/điều hòa
Bể thiếu khí (Anoxic)
Bể hiếu khí (Aerotank)
Bể lắng
ƣớc thải sau xử lý đạt QCVN
14:2008/BTNMT (Cột B)
Bể chứa bùn
Bùn thải Hóa chất
khử trùng Cấp khí
Song chắc rác
Bùn tuần hoàn
Bùn xả
Nguyên lý hoạt động:
Nước thải tại các nguồn phát sinh được thu gom và chảy về hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ nhà bếp sẽ đi qua song chắc rác để loại bỏ tạp chất có kích thước lớn và vào bể tác dầu mỡ dể loại bỏ dầu mỡ, chất tẩy rửa có trong nước thải. Nước thải từ khu vệ sinh sẽ qua bệ tự hoại 3 ngăn. Tất cả nước thải lúc này được đưa tới bể điều hòa để điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ pH ở giá trị thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo. Hệ thống bề kỵ ký và hiếu khí sẽ xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn (đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).
+ Xử lý thiếu khí: Nồng độ ôxy gần nhƣ bằng 0 nhƣ yếm khí nhƣng có mặt NO3
-. HC + NO3
- + vi khuẩn dị dƣỡng → CO2 + N2 + H2O + sinh khối mới + Xử lý hiếu khí:
HC (chất hữu cơ) + O2 + vi khuẩn dị dƣỡng hiếu khí → CO2 + H2O + sinh khối mới
Nhƣ vậy trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý đƣợc các chất hữu cơ.Nếu phản ứng kéo dài ở điều kiện hiếu khí, khi HC còn rất ít ta sẽ thực hiện đƣợc quá trình nitrat hóa:
NH3 + O2 + vi khuẩn tự dƣỡng hiếu khí → NO3
- + H2O + sinh khối mới Trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý đƣợc các hợp chất hữu cơ chứa N và NH3, biến N thành NO3
-.
Có thể đƣa thêm giá thể vi sinh nhằm phát huy cao nhất khả năng tham gia của các loài vi sinh vật lơ lửng và vi sinh vật bám dính, đồng thời làm ổn định mật độ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý. Tại bể lắng dòng nước thải sẽ được loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học. Cuối cùng là tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng, điều chỉnh pH.