Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải hầm lò của Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng nước thải hầm lò và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước (Trang 45 - 55)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải hầm lò và quy trình xử lý nước thải hầm lò của Công ty TNHH MTV 91 – Tổng công ty Đông Bắc

4.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải hầm lò của Công ty TNHH

Nước thải hầm lò phát sinh chủ yếu do nguồn nước ngầm và từ nguồn nước bề mặt thẩm thấu xuống và một phần nước phục vụ sản xuất cấp xuống cùng với đó là lượng nước mưa chảy tràn cũng được công ty thu gom. Nguồn nước này sẽ được thu gom để đưa về hệ thống xử lý tập trung sau đó thải ra ngoài môi trường. Ngoài ra còn có lẫn nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu vực kho bãi than tại mặt bằng +150 với lưu lượng xả thải lớn nhất là 2.800 m3/ngày đêm, do trên bề mặt khia trường có những chất với nhiều thành phần hóa học khác nhau nhưng với hàm lượng nhỏ, không đáng kể tuy nhiên lượng đất đá bị rửa trôi theo bề mặt lớn do khai trường không có thảm thực vật, ngoài ra tại các khu vực như có máy móc hoạt động đều có hàm lượng dầu mỡ nhất định nếu không xử lý sẽ làm hàm lượng colifrom cao và ở các khu vực tuyển than của công ty thì do có nhiều hạt than mịn, các hạt khoáng vật, sét lơ lửng và các chất hòa tan khác cũng làm cho nước thải có hàm lượng Fe,

37

Mn hay một số kim loại cao. Nên công ty đã được thu gom cho vào chung với nước thải hầm lò của mỏ.

Hình 4.3. Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất phát sinh nước thải của Công ty TNHH MTV 91

Qua quá trình lấy mẫu và phân tích các mẫu nước thải hầm lò chưa qua xử lý của mỏ than Công ty 91 trong giai đoạn từ tháng 01/2019 đến tháng 04/2019 qua 4 lần theo dõi và phân tích được trình bày trong bảng 4.6.

Đào lò khai thông

Đào lò chuẩn bị

Lò chợ khấu than

Than nguyên khai

Sàng than

công nhân và nước thải hầm lò

Nước thải hầm lò Nước thải sinh hoạt của

cán bộ công nhân và nước thải hầm lò Nước

cấp cho nhu cầu

sinh hoạt của

cán bộ công nhân

Nước cấp cho cứu hỏa,

tưới đường

38

Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước thải hầm lò chưa qua xử lý của mỏ than Công ty 91 trong 4 đợt (10/01 đến 10/04/2019)

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả QCVN

40:2011/B TNMT (cột B) 10/01/

2019

20/02/

2019

09/03/

2019

10/04/

2019

1 pH - 5,4 4,7 5,1 4,9 5,5 – 9

2 TSS mg/l 389 298 271 191 100

3 Pb mg/l 0,08 0,09 0,15 0,21 0,5

4 Cu mg/l 0,18 0,31 0,12 0,21 2

5 Fe tổng mg/l 9,3 6,2 7,2 8,1 5

6 Cd mg/l KPH KPH KPH KPH 0,1

7 Mn mg/l 4,1 3,7 6,2 5,2 1

8 COD mg/l 217 301 175 190 150

9 BOD5 mg/l 10 9,3 8 6 50

10 Zn mg/l 0,35 0,21 0,41 0,36 2

11 Dầu mỡ

khoáng mg/l 7,4 3,8 6,4 8,1 10

12 Tổng coliform

MPN/10

0 2100 3200 2900 2850 5000

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

39 Ghi chú: KPH: không phát hiện

Qua kết quả theo dõi và lấy mẫu phân tích trong giai đoạn từ tháng 01 đến tháng 04/2019 (qua 4 lần lấy mẫu và phân tích) vừa rồi được thể hiện ở bảng 4.4 thì thấy nước thải hầm lò của mỏ than Công ty 91 có giá trị pH thấp, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), Fe tổng, mangan (Mn), COD đều cao và vượt giới hạn cho phép được quy định tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT cột B đối với nước thải công nghiệp, nhưng cũng có những chỉ tiêu đạt chỉ tiêu cho phép như Pb, Cu, Cd, BOD5, Dầu mỡ khoáng, Tổng coliform cụ thể như sau:

- Giá trị pH: giá trị pH của mỏ than Công ty 91 dao động từ 4,7÷ 5,4 thấp hơn giới hạn cho phép từ 1,1 ÷ 1,6 lần, tùy thuộc vào thời điểm lấy mẫu, nhìn chung giá trị pH của mỏ thấp có tính axit là do đặc tính của nước thải hầm lò có giá trị pH thấp, giá trị pH trung bình là 5,02. Nên cần phải xử lý nâng pH lên mức trung tính trước khi thải ra môi trường (hình 4.2).

Hình 4.4. Kết quả pH qua phân tích của mỏ than Công ty 91

5.4

4.7 5.1 4.9

5.5 5.5 5.5 5.5

9 9 9 9

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Kết quả pH qua phân tích của mỏ than Công ty 91

Kết quả mẫu Giới hạn cho phép dưới Giới hạn cho phép trên

40

- Hàm lượng TSS: hàm lượng chất rắn lơ lửng của mỏ than Công ty 91 khá cao, đều vượt giới hạn cho phép từ 1,9 ÷ 3,89 lần. Trong đó thấp nhất là tháng 04 đạt giá trị 191 mg/l và cao nhất là tháng 01 giá trị đạt 389 mg/l (còn quy định là 100mg/l), giá trị trung bình là 287,25 mg/l. Nên nước thải hầm lò cần được xử lý để giảm hàm lượng TSS trước khi thải ra môi trường (hình 4.3).

Hình 4.5. Kết quả TSS qua phân tích của mỏ than Công ty 91

- Kim loại nặng: hàm lượng các kim loại nặng gồm Cu, Pb, Cd trong nước thải hầm lò của mỏ Công ty 91 qua phân tích đều thấp và nằm trong ngưỡng cho phép, trong đó kim loại nặng có tính độc hại cao như Cd thì không phát hiện có trong mẫu nước thải hầm lò của công ty trong cả 4 lần lấy mẫu, qua đó cho thấy nước thải hầm lò của mỏ không bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (hình 4.4 và 4.5).

389

298

271

191

100 100 100 100

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Kết quả TSS qua phân tích của mỏ than Công ty 91

Kết quả mẫu Giới hạn cho phép

41

Hình 4.6. Kết quả Pb qua phân tích của mỏ than Công ty 91

Hình 4.7. Kết quả Cu qua phân tích của mỏ than Công ty 91

0.08 0.09

0.15

0.21

0.5 0.5 0.5 0.5

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Kết quả Pb qua phân tích của mỏ than Công ty 91

Kết quả mẫu Giới hạn cho phép

0.18 0.31

0.12 0.21

2 2 2 2

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Kết quả Cu qua phân tích của mỏ than Công ty 91

Kết quả mẫu Giới hạn cho phép

42

- Kim loại: Qua 4 lần lấy mẫu và phân tích thì đều cho thấy nước thải hầm của mỏ than Công ty 91 đều có hàm lượng các kim loại Mn và Fe cao, đều vượt ngưỡng cho phép trong đó.

+ Hàm lượng Mn dao động từ 3,7 ÷ 6,2 mg/l vượt quá giới hạn cho phép từ 3,7 ÷ 6,2 lần (giới hạn cho phép là 1 mg/l), giá trị trung bình là 4,8 mg/l, mẫu có hàm lượng Mn thấp nhất là tháng 2 với hàm lượng 3,7 mg/l và cao nhất là mẫu tháng 3 với hàm lượng là 6,2 mg/l (hình 4.6).

Hình 4.8. Kết quả Mn qua phân tích của mỏ than Công ty 91

+ Hàm lượng Fe dao động từ 6,2 ÷ 9,3 mg/l vượt quá giới hạn cho phép từ 1,2 ÷ 1,8 lần (giới hạn cho phép là 5mg/l), giá trị trung bình là 7,7 mg/l, mẫu có hàm lượng Fe thấp nhất là tháng 2 với hàm lượng 6,2 mg/l và cao nhất là tháng 1 với hàm lượng 9,3 mg/l (hình 4.7).

4.1

3.7

6.2

5.2

1 1 1 1

0 1 2 3 4 5 6 7

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Kết quả Mn qua phân tích của mỏ than Công ty 91

Kết quả mẫu Giới hạn cho phép

43

Hình 4.9. Kết quả Fe qua phân tích của mỏ than Công ty 91

- Dầu mỡ khoáng: Hàm lượng dầu mỡ khoáng của nước thải mỏ dao động từ 3,8 ÷ 8,1 mg/l đều thấp hơn so với ngưỡng cho phép từ 1,23 ÷ 2,6 lần (giới hạn cho phép là 10 mg/l). Giá trị trung bình là 6,225 mg/l trong đó thấp nhất là mẫu ở tháng 2 với hàm lượng là 3,8 mg/l và cao nhất là mẫu ở tháng 4với hàm lượng là 8,1 mg/l. Qua đây cho thấy nước thải của mỏ Công ty 91 không bị ô nhiễm bởi dầu mỡ khoáng, cho thấy công ty cũng có sự quản lý, kiểm soát lượng dầu mỡ khoáng trong quá trình khái thác, sản xuất than khá tốt (hình 4.8).

9.3

6.2

7.2

8.1

5 5 5 5

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Kết quả Fe qua phân tích của mỏ than Công ty 91

Kết quả mẫu Giới hạn cho phép

44

Hình 4.10. Kết quả Dầu mỡ khoáng qua phân tích của mỏ than Công ty 91

- Tổng Coliform: Hàm lượng tổng Coliform là hàm lượng để đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật đối với nước thải hầm lò, qua bảng kết quả phân tích vừa rồi cho thấy nước thải hầm lò Công ty 91 có hàm lượng tổng Coliform đạt từ 2.100 ÷ 3.200 MPN/100ml thấp hơn so với ngưỡng quy định (ngưỡng quy định là 5.000 MPN/100ml), điều này cho thấy nước thải của mỏ không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật (hình 4.9).

7.4

3.8

6.4

8.1

10 10 10 10

0 2 4 6 8 10 12

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Kết quả Dầu mỡ khoáng qua phân tích của mỏ than Công ty 91

Kết quả mẫu Giới hạn cho phép

45

Hình 4.11. Kết quả tổng Coliform qua phân tích của mỏ than Công ty 91 - Các chất hữu cơ: Qua bảng ta thấy hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước thải hầm lò của mỏ Công ty 91 là (hình 4.10):

+ Hàm lượng COD: nước thải hầm lò của mỏ có hàm lượng COD dao động từ 175 ÷ 301 mg/l, cao hơn so với quy định cho phép là 1,1 ÷ 2 lần (ngưỡng cho phép là 150mg/l), giá trị trung bình qua các đợt phân tích là 180 mg/l. Nên cần được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.

+ Hàm lượng BOD5: nước thải hầm lò của mỏ có hàm lượng BOD5 dao động từ 6 ÷ 10 mg/l, thấp hơn so với quy định cho phép là 5 ÷ 8,3 lần (ngưỡng cho phép là 50mg/l), giá trị trung bình qua các đợt phân tích là 6,075 mg/l, hàm lượng đạt so với quy chuẩn cho phép.

2100

3200

2900 2850

5000 5000 5000 5000

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Kết quả Tổng Coliform qua phân tích của mỏ than Công ty 91

Kết quả mẫu Giới hạn cho phép

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng nước thải hầm lò và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)