Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng nước thải hầm lò và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước (Trang 64 - 68)

MTV 91 Tổng công ty Đông Bắc

4.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại Công ty

Hiện nay nước thải tại Công ty phát sinh từ quá trình khai thác hầm lò và từ nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên hoạt động tại công trường. Lượng nước thải này khá lớn khoảng 2.800 m3/ngày đêm, hiện tại nước thải này đã được Công ty tổ chức thu gom và xây dựng các trạm xử lý đạt Quy chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước cần thực hiện một số biện pháp như sau:

- Tiến hành vận hành các trạm xử lý theo đúng quy trình công nghệ đã được cung cấp.

- Thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc online tự động, từ đó tự động hóa hệ thống xử lý, nếu hệ thống không đạt hay gặp trục trặc sẽ báo về hệ thống, giúp Công ty quản lý, giám sát chặt chẽ được quá trình xử lý nhằm xử lý triệt để nước thải phát sinh từ khai trường.

- Thực hiện chế độ quan trắc định kỳ thường xuyên, nhằm đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý.

- Định kỳ kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng hệ thống để hệ thống xử lý đạt kết quả tốt, trành hiện tượng hỏng hóc làm giảm hiệu quả xử lý của hệ thống.

- Tăng cường bổ sung hóa chất xử lý cho hệ thống, đảm bảo luôn đủ hóa chất để vận hành xử lý.

Bảng 4.8. Một số sự cố có thể xảy ra đối với các hệ thống xử lý nước thải tại công ty và giải pháp xử lý

Hiện tượng Nguyên nhân Giải pháp

1. Bơm không hoạt động (Mô tơ không

quay)

- Không có nguồn điện - Công tắc tự động bị ngắt - Cầu chì cháy

- Nối mạch điện không

- Kiểm tra nguồn điện,cáp nối - Bật lại công tắc tìm nguyên nhân

- Kiểm tra cáp nối và điểm nối

56 đúng.

- Cánh quạt bị kẹt.

- Mô tơ, tủ điện, ổ trục bị hỏng.

- Điện áp thấp.

cáp, thay cầu trì cùng loại.

- Kiểm tra mạch điện.

- Kiểm tra cánh quạt,nên gắn lưới chặn rác ở đầu hút.

- Liên hệ nhà cung cấp bơm.

- Kiểm tra nguồn điện 2. Bơm hoạt

động nhưng không có nước hoặc

không ổn định.

- Có khí trong đường ống - Đường ống bị tắc (các bình lọc thô/lọc tinh bị nghẹt)

- Rò rỉ tại các đường ống hút

- Xả khí,kiểm tra đầu ống hút phải gắn van chặn giữ nước.

- Rửa các bình lọc thô,thay thế lõi lọc tinh.

- Kiểm tra và thay thế.

3. Bơm hoạt động nhưng

không đủ công suất.

- Ống bị rò rỉ - Áp lực quá cao

- Đường ống hút bị nghẹt.

- Có khí trong đường ống.

- Đấu nối điện sai nên chiều quay của động cơ không đúng

- Kiểm tra đường ống.

- Kiểm tra đường ống hút.

- Xả khí

- Tắt nguồn và đấu nối điện lại.

4. Bơm hoạt động một lúc rồi dừng(rơ le

nhiệt ngắt)

- Hư hỏng bên trong bơm.

- Cài đặt rơ le nhiệt thấp hơn giá trị thực tế khi vận hành.

- Bơm bị kẹt.

- Liên hệ nhà cung cấp bơm.

- Cài đặt rơ le nhiệt ở mức độ cao hơn,nhưng trong phạm vi cho phép của bơm.

- Kiểm tra bơm.

5. Bơm quay theo chiều ngược lại khi

- Rò rỉ trên đường ống hút.

- Van 1 chiều bị hỏng

- Kiểm tra.

- Kiểm tra và thay thế.

57 dừng.

6. Bơm bị rung hoặc ồn.

- Ổ trục bị hỏng.

- Có vật lạ rơi vào cánh mô tơ.

- Liên hệ nhà cung cấp.

- Lấy vật lạ ra ngoài.

7. Máy thổi

khí - Không ra khí - Xem lại động cơ - Xem lại công tắc điện.

8. Bơm hóa chất không

bơm được hoặc không hút được hóa

chất

- Bị rò rỉ ở đầu hút của bơm;

- Van không kín;

- Màng bơm bị rách;

- Đầu bơm bị gãy;

- Đầu bơm có chứa khí;

- Viên bi không đặt đúng chỗ hoặc không bịt kín van.

- Kiểm tra đầu hút của bơm;

- Kiểm tra các van khí của bơm;

- Xem lại công tắc bơm.

9. Hệ thống điều khiển không có điện

- Đầu nối hệ thống điều khiển với dòng điện nguồn đấu sai hoặc bị đứt, gãy dây cáp điện.

- Kiểm tra lại hệ thống đấu nối tủ điện điều kiện

10. Hệ thống điều khiển hay bị đảo pha, mất pha hay rơ le nhiệt

- Nguồn điện yếu, dây cáp không chụi được tải;

- Có động cơ thiết bị đấu nối sai;

- Cài đặt thông số rơ le nhiệt không phù hợp cho động cơ.

- Kiểm tra lại nguồn điện, các thiết bị đấu nối của động cơ.

- Cài đặt lại thông số rơ le nhiệt cho phù hợp với công suất của động cơ.

58

Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải của đơn vị có thể bị ảnh hưởng do:

- Sự cố rủi ro về đường ống: khi vận hành hệ thống xử lý có thể gặp rủi ro như vỡ, bục đường ống trong quá trình hoạt động. Nguyên nhân là do áp lực dòng chảy không ổn địa vì địa hình không bằng phẳng, nơi có địa hình dốc cao sẽ gây ra áp lực lớn tác động lên tuyến ống nhất là vào những thời điểm mùa mưa bão tốc độ dòng chảy của nguồn nước lớn, lưu lượng xả nước cao. Ngoài ra còn hệ thống ống, khớp nối trong mô hình cũng có thể bị vỡ do áp lực dòng chảy được tạo ra từ các bơm áp hoặc do trong quá trình đấu nối đường ống không đúng kỹ thuật dẫn đến rò rỉ, bục đường ống.

- Sự cố rủi ro về hệ thống điện: Do nguồn điện sử dụng cho hệ thống xử lý là dòng điện 3 pha, nên trong quá trình vận hành có thể gặp rủi ro về nguồn điện. Khi hệ thống điện gặp sự cố sẽ rất nguy hiểm đến các động cơ thiết bị của mô hình xử lý và gây nguy hiểm đến những người xung quanh khu vực xây dựng hệ thống xử lý.

Những sự cố này được đưa ra dựa trên những sự cố thường gặp tại các hệ thống xử lý nước thải, qua đây giúp cho người vận hành của Công ty có cái nhìn tổng quan về các vấn đề khi có sự cố gặp phải, từ đó phán đoán và có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo hệ thống luôn vận hành hiệu quả, đảm bảo chất lượng đầu ra đạt yêu cầu sơ với quy định, không gây ảnh hưởng đến môi trường.

59 PHẦN 5

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng nước thải hầm lò và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)