CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU HẠT NHỰA
3.2. Thực trạng quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu hạt nhựa của công
3.2.1. Chuẩn bị, khai báo và nộp hồ sơ hải quan
Bộ phận xuất nhập khẩu của công ty tiếp nhận thông tin về yêu cầu nhập hàng từ phòng mua hàng. Hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam sẽ mất từ 5 đến 7 ngày nếu đi trực tiếp và mất khoảng 10 – 12 ngày nếu đi quá cảnh. Bộ phận xuất nhập khẩu tiến hành kiểm tra các thông tin trên chứng từ, yêu cầu các giấy tờ cần thiết với bên bán trước khi xuất hàng đi.
Sau khi nhận được Giấy thông báo hàng về từ phía hãng tàu, bộ chứng từ đầy đủ từ phía người bán, nhu cầu cần hàng của bộ phận mua hàng mà phòng xuất nhập khẩu sẽ tiến hành mở tờ khai sớm hay muộn do hàng không được lưu tại cảng quá 30 ngày, nếu quá khi mở tờ khai sẽ bị cơ quan hải quan phạt, nếu mở quá sớm và trong vòng 15 ngày kể từ khi ngày mở tờ khai, hàng hóa chưa qua khu vực giám sát thì sẽ phải hủy tờ khai
b. Khai báo:
Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ tiến hành khai báo những thông tin cần thiết, đầy đủ, chính xác về hàng hạt nhựa được nhập: Loại hình, phương tiện vận chuyển, người bán… thông tin về hàng hóa như tên hàng, mã hàng, mục đích nhập về, xuất xứ, số lượng…
Trong đó Hạt nhựa PP được nhập với thuế suất ưu đãi 3%, theo hiệp định kí kết EVFTA, nếu DN cung cấp được CO (certificate Original) form AK thì thuế sẽ được giảm xuống 0%, VAT 10%. Tuy nhiên, DN là công ty sản xuất xuất khẩu với 100% vốn đầu tư nước ngoài nên nguồn nguyên liệu này sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế. Do vậy, cả thuế nhập khẩu và thuế GTGT đều được giảm xuống còn 0%.
Hiện nay, nếu DN khai sai mã miễn giảm, sẽ làm tăng hoặc giảm số tiền thuế thì sẽ bị phạt hành chính với những mức phạt khác nhau (theo Điều 8 thông tư số 39/2018/TT-BCT), như vậy nhân viên tiến hành khai báo cần cẩn thận, tỉ mỉ, hết sức lưu ý đến điều này, tránh các phát sinh không đáng có ảnh hưởng đến tiến độ nhập hàng cũng như chi phí phát sinh.
Nhân viên thuộc phòng xuất nhập khẩu khai báo bằng hình thức hải quan điện tử đến hệ thống VNACCS. Tờ khai của doanh nghiệp được truyền đến chi cục hải quan Hà Nam, hàng hóa của doanh nghiệp được vận chuyển theo đường biển và cập cảng Hải Phòng. Trong quá trình khai báo, nhân viên phụ trách còn phải đính kèm chứng từ bản scan có kí số của công ty lên V5. Sau khi tiến hàng khai báo, nhân viên sẽ chờ kết quả phân luồng tự động do hệ thống rủi ro trả về.
Các lỗi sai của nhân viên công ty gặp phải khi khai báo: sai số hóa đơn, ngày hóa đơn, mã địa chỉ, điểm đích vận chuyển bảo thuế, số lượng, đơn vị, tên hàng
Bảng 3.3: Bảng thống kê số tờ khai đã sửa qua các năm của công ty TNHH Intersack VN từ 2017-2019
Đơn vị: Số tờ
Năm 2017 2018 2019
Sửa trong thông quan 32 26 19
Sửa sau thông quan (Trong 60 ngày kể từ ngày mở tờ
khai) 7 5 3
Sửa sau thông quan (Quá 60 ngày) 2 1 1
(Nguồn: Phòng XNK) Do đội ngũ nhân viên chưa có kinh nghiệm, năm 2017 và 2018 số tờ khai sửa trong thông quan cao (32 tờ năm 2017, 26 tờ năm 2018). Đến cuối năm 2018 công ty bắt đầu tiến hành chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do vậy đến năm 2019 số tờ khai sửa trong thông quan chỉ còn 19 tờ, số tờ khai sửa sau thông quan giảm từ 7 tờ năm 2017 xuống còn 3 tờ vào năm 2019 và sẽ còn cải thiện vào các năm sau để hạn chế và tối đa những tờ khai bị sửa, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Sửa sau thông quan: Trong năm 2017 do sửa tờ khai quá hạn 2 lần doanh nghiệp không chỉ bị lập biên bản phạt hành chính mà còn tốn rất nhiều thời gian và các loại chi phí khác, năm 2018 giảm chỉ còn 1 tờ khai sửa sau thông quan (quá 60
ngày) do thanh tra sau thông quan phát hiện chênh lệch nguyên liệu tồn tại kho và tồn trên hệ thống. Năm 2019 doanh nghiệp phải sửa 1 tờ khai sau thông quan do nhân viên phụ trách ghi áp sai mã HS code dẫn đến chênh lệch về thuế nên doanh nghiệp phải tiến hành nộp phạt hành chính.
Các lỗi sai khi khai tờ khai hải quan của doanh nghiệp chủ yếu do yếu tố con người, do chứng từ về chậm và do hãng tàu:
Hình 3.1 Tỉ lệ phần trăm nguyên nhân các lỗi sai khi khai tờ khai hải quan của công ty TNHH Intersack VN từ 23017 – 2019:
248 76
36
2017
56.94%
28.89%
14.17%
2018
35.00%
30.00%
35.00%
2019
Yếu tố con người Chứng từ chậm Hãng tàu
(Nguồn: Phòng XNK) Cuối năm 2017, công ty nhận ra tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên khai báo hải quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu của công ty và nhận
thấy rằng trình độ nghiệp vụ của nhân viên trong công ty còn yếu, do vậy đến đầu năm 2018 công ty đã tiến hành tổ chức cho nhân viên phòng XNK và các phòng ban có liên quan tham gia vào các lớp đào tạo chuyên nghiệp, đến năm 2018 tỉ lệ các tờ khai sai do yếu tố con người còn 57%, giảm 12% so với năm 2017. Năm 2019 giảm xuống chỉ còn 35%, giảm 22% so với năm 2018 và giảm 34% so với năm 2017.
Con số này đã cho thấy rõ kết quả tích cực từ hoạt động tiến hành đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên của công ty.
Lỗi sai do chứng từ về chậm chiếm 21% năm 2017 và tăng dần qua các năm, 29% vào năm 2018 và 20% vào năm 2019. Dịch vụ chuyển phát nhanh bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố môi trường dẫn đến thời gian nhận chứng từ kéo dài, đặc biệt vào năm 2019 do ảnh hưởng từ dịch Covid 19 mà mọi hoạt động vận chuyển đều bị trì trệ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động nhập khẩu của công ty nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
Năm 2017 lỗi sai do hãng tàu chiếm 10% tăng lên 14% vào năm 2018 và tăng cao vào năm 2019 là 35%. Do sai tên tàu và mã cảng mà hàng về dẫn đến qua trình khai báo bị trì hoãn và phải sửa nhiều lần, làm tăng tỉ lệ các tờ khai bị phân luồng vàng