Chất lượng môi trường nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cao lanh fensfat đến môi trường tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 67 - 70)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng chất lượng môi trường và hoạt động quản lý khai thác

4.2.2. Chất lượng môi trường nước

Môi trường nước tại khu vực chịu ảnh hưởng từ lượng nước thải do quá trình sản xuất chủ yếu phát sinh do quá trình chế biến quặng, nước rửa máy móc thiết bị và nước sử dụng để khống chế bụi tại các khu vực gia công quặng, khu vực khoan lỗ mìn… Lượng nước thải sản xuất phát sinh nhiều vào các tháng mùa mưa, mùa khô rất ít chủ yếu là nước thải tuyển rửa vànước thải moong khai thác. Ngoài ra còn có nước thải sinh hoạtcủa cán bộ công nhân viên làm việc tại văn phòng và khu mỏ. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải của khu mỏ là các chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, vi sinh vật...

Để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất cũng như đánh giá tác động của nguồn thải đến chất lượng nước mặt khu vực, nghiên cứu đã tiến hành quan trắc 3 đợt vào tháng 03, tháng 06, tháng 09 năm 2019 để xác định nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn thải cũng như nguồn tiếp nhận. Kết quả phân tích được thể hiện tại phụ lục 5 của luận văn.

a. Nước thải

Kết quả phân tích 6 mẫu nước thải tại 3 thời điểm được so sánh với:

QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lượng nước thải sinh hoạt. (Cột B: Khi nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận là nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.)

0.00 50.00 100.00 150.00

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6

Lần 1 Lần 2

Lần 3 QCVN

m g/

l

Giá trị TSS

Hình 4.4. So sánh các chỉ tiêu trong nước thải với QCVN.

* Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, mẫu nước thải sinh hoạt tại mỏ Bưa Mè (NT4) có hàm lượng chất rắn lơ lửng khá cao trung bình lần lượtlà 83,83 mg/l. Mẫu nước ở hồ chứa nước thải tuyển quặng (NT5) có hàm lượng TSS, BOD, Coliform khá cao.

b. Nước mặt

Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường trong nước mặt ở khu vực khai thác Caolanh – Fenspat khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4.3. Kết quả phân tích nước mặt.

TT

Chỉ tiêu phân

tích

Đơn vị 22/03/2019 03/06/2019 21/09/2019 QCVN 08- MT:2015 /BTNMT NM1 NM2 NM1 NM2 NM1 NM2 Cột B1 Cột B2 1 pH - 7,2 7,07 6,9 6,9 7 7,12 5,5 - 9 5,5 - 9 2 DO mg/L 5,11 5,23 4,1 5,09 4,2 4,15 ≥ 4 ≥ 2

3 BOD5 mg/L 8,4 5,1 9,6 6,3 8,9 12 15 25

4 TSS mg/L 21 16,9 18,5 16,2 19,2 32 50 100

5 NO3- mg/L 0,76 0,77 0,45 0,74 0,81 1,75 10 15 6 Dầu mỡ mg/L <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 <0,3 - - 7 Coliform MPN/100

mL 250 430 320 360 360 350 7.500 10.000

Hình 4.5. So sánh các chỉ tiêu trong nước mặt với QCVN.

* Ghi chú

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

+ Cột B1: Nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

+ Cột B2: Giao thông thủy và các mục đích sử dụng khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

* Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép áp dụng QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt,cột B1.Ngoài ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt, nước thải từ moong khai thác, hiện tượng xô lũ vùi lấp diện tích canh tác, những vùng lân cận với các bãi thải Caolanh – Fenspat còn chịu ảnh hưởng của dòng chảy mặt chứa các vật chất lơ lửng do chúng rửa trôi từ các bãi thải xuống. Dòng nước mặt ởnhững khu vực này thường có màu trắng ngà do hàm lượng các chất lơ lửng cao. Khi chảy vào ruộng lúa, do địa hình bằng phẳng hơn, vận tốc dòng chảy trở nên thấp hơn nên các vật liệu lơ lửng sẽ lắng đọng xuống dẫn đến mất đất canh tác, giảm năng suất cây trồng.

Đánh giá chung: Qua kết quả quan trắc, có thể thấy hoạt động của các mỏ Caolanh – Fenspat tại xã Sơn Hùng và xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ít ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại suối Hố Trại và suối Bưa Mè.Tuy nhiên để tránh hiện tượng xô lũ vào mùa mưa cần có các giải pháp kè bãi thải, và khu vực khai thác với khu vực thấp hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cao lanh fensfat đến môi trường tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)