Môi trường xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cao lanh fensfat đến môi trường tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 70 - 73)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng chất lượng môi trường và hoạt động quản lý khai thác

4.2.3. Môi trường xã hội

Ngành khai thác mỏ là một nhân tố chính đóng góp không những vào nhu cầu nguyên liệu và sự tăng trưởng kinh tế của thế giới công nghiệp hoá mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển.

Khai thác khoáng sản sẽ đóng góp một phần tích cực vào nền kinh tế quốc gia

và tăng nguồn thuế trung ương và địa phương, tạo điều kiện tăng đầu tư nội địa – có nghĩa là cải tạo các tác động tồn tại trước đó, cải thiện các dịch vụ xã hội và nâng cao năng lực lâu dài cho ngành quản lý môi trường. Việc cung cấp dịch vụ và hàng hoá cho hoạt động khai thác khoáng sản sẽ tạo việc làm mới và tăng trưởng kinh tế trong các ngành công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ vệ tinh (ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất nhỏ độc lập, dịch vụ ăn uống …).

Nhưng bên cạnh đó khi có một lượng công nhân di chuyển đến, sẽ có thể có sự du nhập nếp sống văn hoá mới hoặc tích cực hoặc tiêu cực, ảnh hưởng ít nhiều tới bản sắc văn hóa của địa phương và có thể phát sinh các tệ nạn xã hội tiêu cực khác. Khi mỏ kết thúc khai thác công nhân lao động sẽ mất việc làm kéo theo các tác động tiêu cực đến vấn đề kinh tế - xã hội.

Để phục vụ cho công tác đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến sức khỏe người dân gần khu vực nghiên cứu, đề tài tiến hành 60 phiếu điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi các hộ dân sống xung quanh các mỏ Caolanh – Fenspat tại xã Giáp Lai và xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn.

Kết quả điều tra cụ thể như sau:

- Tình hình môi trường và chấp hành các quy định môi trường của doanh nghiệp:

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy có tới gần 70% số người được hỏi cho rằng ảnh hưởng lớn nhất của khai thác kaolin - feldspat là việc mất đấtcanh tác do các khai trường và bị xô lũ. Hiện tượng xô lũ xảy ra khi có mưa lớn, một lượng đất đá từ các bờ moong khai thác, bãi thải tràn xuống vùi lấp đất canh tác.

Có tới 93,3% số người được hỏi cho rằng khai thác Caolanh – Fenspat gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhânchủ yếu là do chất thải rắn (78,3% số phiếu) và bụi (73,3% số phiếu). Trong số 60 phiếu được hỏi có 71,7% phiếu cho rằng các doanh nghiệp khai thác Caolanh – Fenspat có thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

- Tình hình sử dụng nước sinh hoạt

Kết quả điều tra cho thấy, trong số 60 phiếu được hỏi có 53,3% số hộ giađình sử dụng nước giếng khoan làm nguồn nước sinh hoạt, 30% sử dụng cảnước giếng khơi và nước mưa, còn lại sử dụng nước giếng khơi.

53.33 30.00

16.67

Tổng hợp kết quả điều tra tình hình sử dụng

nước sinh hoạt khu vực khai thác Caolanh - Fenspat Thanh Sơn (%)

Nước cấp Giếng khoan

Giếng khơi + Nước mưa Giếng khơi

Hình 4.6. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại khu vực các mỏ Caolanh - Fenspat Thanh Sơn.

Hầu hết các nguồn nước trên đều được sử dụng trực tiếp không qua bất kỳ hìnhthức xử lý nào (95% số phiếu) và 100% phiếu kết quả cho thấy nguồn nước đang sử dụng tốt cho mục đích ăn uống và sinh hoạt.

- Tình hình sức khỏe và an sinh xã hội khu vực:

Kết quả điều tra cho thấy, trong số 60 phiếu được hỏi có 42% phiếu cho rằng việc khai thác Caolanh – Fenspat có ảnh hưởng đến sức khỏe, có tới 60%

số người được hỏimắc bệnh về hô hấp và 65 % được hưởng chế độ đãi ngộ khi khám chữa bệnh.

Các doanh nghiệp có đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và an sinh xã hội khu vực chiếm 80% phiếu được hỏi.

25.00

0.00

25.00

60.00

33.33

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00

Nha khoa Ung thư Da liễu Bệnh đường hô hấp Các bệnh khác Tỷ lệ bệnh tật theo kết quả điều tra tại các khu mỏ

Caolanh - Fenspat huyện Thanh Sơn

Hình 4.7. Tỷ lệ mắc các bệnh tại khu vực các mỏ Caolanh - Fenspat Thanh Sơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cao lanh fensfat đến môi trường tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)