Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác và cải thiện chất lượng môi trường
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá kết hợp với tham vấn một số chuyên gia là giảng viên Trường Đại học, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Sơn, đề tài tiến hành đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động khai thác và cải thiện môi trường tại những khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.Các giải pháp chiến lược được vạch ra từ kết quả phân tích tương tác của ma trận SWOT được sắp xếp ưu tiên như sau:
4.3.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong khai thác khoáng sản
Tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Sơn nói riêng đã quán triệt thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân tỉnh về công tác khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và chiến lược về quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; tổ chức tốt việc điều tra cơ bản để cung cấp đầy đủ các dữ liệu về nguồn tài nguyên và môi trường phục vụ các chiến lược, kế hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững giai đoạn 2015-2020.
Đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái; tăng cường công tác bảo vệ đất ngập nước, rừng ngập mặn, cửa sông và khu ven biển và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Thực hiện đầu tư cải tạo các kênh mương, ao hồ, các đoạn sông, suối chảy qua các khu dân cư; tích cực cải thiện môi trường nông thôn; cải thiện môi trường.
Đối với các giấy phép khai thác đang còn hiệu lực nhưng chậm tiến độ triển khai để đưa mỏ vào hoạt động đề nghị các đơn vị sớm đẩy nhanh các thủ tục cần thiết để sớm đưa mỏ vào hoạt động để ổn định sản xuất;Các mỏ có giấy phép hết hạn đang làm các thủ tục để cấp lại đề nghị các Sở ban ngành liên quan tạo điều kiện hướng dẫn cho các đơn vị sớm hoàn thiện các thủ tục cần thiết để sớm đưa mỏ vào hoạt động. Đối với những mỏ có giấy phép hết hạn chưa làm các thủ tục xin cấp lại đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét nếu đủ điều kiện ra thông báo yêu cầu các đơn vị triển khai thủ tục cấp lại trong khoảng thời gian nhất định. Nếu quá thời gian ra thông báo đơn vị không tiếp tục triển khai đề nghị thu hồi giấy phép để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khác có năng lực thực sự tiếp tục đầu tư;
Các mỏ không triển khai hoạt động kể từ khi cấp phép hoặc trong quá trình triển khai chưa thực hiện các quy định trong hoạt động khoáng sản, các
giấy phép đã cấp không phù hợp để gia hạn theo quy định hiện hành đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các ngành chức năng thu hồi làm thủ tục đóng cửa mỏ. Nếu các đơn vị không nghiêm túc chấp hành đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan không xem xét giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp nêu trên.
Đối với công tác cấp lại hoặc cấp mới giấy phép khai thác khoáng sản đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan cần xem xét kỹ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý điều hành, quá trình chấp hành các quy định pháp luật của các đơn vị tham gia đầu tư.
Đầu tư xây dựng hệ thống dự báo tự động thông qua ảnh viễn thám và phần mềm GIS để xác định sự thay đổi sử dụng đất do hoạt động của con người từ đó có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi khai thác trái phép tài nguyên.
4.3.2.2. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường do khai thác khoáng sản Hoạt động khai thác, chế biến Caolanh - fenspat tại mỏ sẽ tác động ít nhiều đến cân bằng các thành phần môi trường tự nhiên và tập quán sinh sống của dân cư địa phương. Để đảm bảo sự an toàn cho con người, góp phần khống chế ô nhiễm và tái tạo môi trường từ lúc khai thác đến khi kết thúc đóng cửa mỏ cần áp dụng các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường như sau:
a. Đối với môi trường không khí:
- Biện pháp phòng chống bụi:Khai thác lộ thiên dùng máy khoan sẽ sinh ra bụi tại lỗ khoan, bụi bay không những gây ô nhiễm xung quanh máy khoan mà còn gây ô nhiễm tới những người làm việc gần đó, đồng thời ảnh hưởng tới việc vận hành an toàn cho thiết bị có điện. Biện pháp chủ yếu trong phòng chống bụi bay là dùng cách phòng bụi ướt bằng biện pháp khoan ẩm, sử dụng nước để tưới ẩm các vị trí rồi mới tiến hành khoan nhằm hạn chế bụi
bay lên kết hợp với phòng hộ cá nhân để ngăn chặn triệt để ô nhiễm và tác hại của bụi.
- Biện pháp chống ồn:Việc ngăn chặn phát sinh tiếng ồn hoặc giảm cường độ ồn trên đường truyền trong quá trình vận hành, trên thực tế là không mang lại hiệu quả kinh tế và công nghệ rất phức tạp, vì thế sẽ tăng cường các biện pháp phòng hộ cá nhân. Biện pháp giảm ồn áp dụng là tại đầu ra của khí nén khi lắp bộ tiêu âm với trở kháng phức hợp, nhằm hạ tiếng ồn xuống, công nhân thao tác cần đeo dụng cụ bảo hộ như chụp tai bảo vệ để giảm nhẹ các tác động. Dụng cụ dùng chống tiếng ồn gồm có: nút tai, bông chống âm thanh, chụp tai, mũ phòng hộ và áo phòng hộ; yêu cầu dụng cụ phòng hộ là: đeo vào thoải mái, không làm hại tới da, dùng bền, có lượng cách âm tốt và nghe tiếng nói rõ ràng.
- Biện pháp phòng chống bụi khi nổ mìn:Khi nổ sẽ sinh ra một lượng bụi lớn, phạm vi ô nhiễm rộng, lượng bụi sinh ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như việc bố trí lỗ nổ mìn, lượng thuốc nạp, cách nhồi thuốc, bịt lỗ, tính chất đất đá nguyên liệu, điều kiện khí hậu khi nổ mìn. Biện pháp nhằm hạn chế các tác động của bụi chủ yếu là biện pháp tưới ẩm, cụ thể như sau:
+ Trước khi nổ phải phun hoặc đổ nước: trước lúc nổ phải phun nước vào mặt tầng nơi chuẩn bị nổ bằng hệ thống dây nhựa mềm dẫn nước lấy từ hố lắng hoặc giếng tại khai trường. Tại khu nổ khoan, bơm nước cao áp vào vị trí khai thác, cách đổ nước làm ẩm ướt với phạm vi rộng có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm thiểu phát tán bụi;
+ Nổ bằng bua nước: nổ với bua nước có hai loại là bua trong lỗ và ngoài lỗ, dùng cách nổ với bua nước trong lỗ hiệu quả tốt hơn so với nổ bịt nước ngoài lỗ, nhưng công nghệ phức tạp, thiết kế dùng phương thức ngoài lỗ;
+ Sau khi nổ áp dụng phun nước cục bộ kiểu di động, ở mỏ này cũng sẽ dùng phương thức này để khử bụi.
- Biện pháp giảm thiểu khí độc do nổ mìn: Nổ mìn thực chất là quá
trình xảy ra phản ứng oxy hóa các chất cháy (C và H2) mà oxy chính là một trong các thành phần của chất nổ. Để hạn chế các loại khí độc đối với con người và môi trường sinh ra trong quá trình nổ mìn thì lượng oxy cung cấp cho quá trình oxy hóa phải vừa đủ để oxy hóa hoàn toàn các chất cháy, tức là H2 bị oxy hóa thành H2O và Cacbon bị oxy hóa thành CO2. Quá trình oxy hóa hoàn toàn này được xem như có cân bằng oxy bằng 0.Để hạn chế sự hình thành các khí độc trong quá trình nổ mìn thì thuốc nổ phải có thành phần oxy vừa đủ cho quá trình oxy hóa. Để đạt được các yêu cầu về hiệu quả nổ cũng như bảo vệ môi trường, trên cơ sở những chủng loại thuốc nổ và phụ kiện nổ hiện có ở Việt Nam, hoạt động khai thác khoáng sản hoàn toàn có thể lựa chọn các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ đáp ứng được cả hai yêu cầu trên.
- Biện pháp chống ồn và rung chấn khi nổ mìn:
Để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn gây ra khi nổ mìn, mọi công tác có liên quan đến nổ mìn phải chấp hành đúng các điều quy định trong QCVN 02:2008/BCT của Bộ Công Thương.
- Giảm thiểu ô nhiễm không khí trong quá trình xúc đổ Caolanh - felspat nguyên liệu và đất đá thải ra bãi thải:
+ Khi đào xúc khai thác Caolanh - felspat nguyên liệu và đất đá thải ở khai trường, biện pháp phòng chống bụi có hiệu quả nhất là phun nước, sau đó là bịt kín buồng lái, tại khai trường đặt ống mềm di động phun nước vào đống quặng và đất đá sau phá nổ để ngăn chặn bụi.
+ Trong quá trình đổ thải, sử dụng ống mềm để phun nước tại điểm thải mỗi lần đổ thải để hạn chế bụi phát tán.
b. Đối với môi trường nước
- Đối với nước thải công nghiệp: Trong công đoạn khai thác quặng, do công tác khoan nổ mìn nên ít nhiều ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng. Hoạt động khai thác khoáng sản sử dụng phương pháp nổ mìn với lượng thuốc nhỏ cho hiệu suất nổ cao và hạn chế các chấn động địa chất, do đó hạn chế ảnh
hưởng tới cấu trúc các mạch nước ngầm trong khu vực. Đồng thời khống chế được phạm vi nổ nên hạn chế đất đá văng.
Nước sử dụng trong xưởng chế biến caolanh chủ yếu là nước ngâm, lọc quặng caolanh và vệ sinh thiết bị. Nước thải từ xưởng chế biến thực chất là một dạng hỗn hợp bùn – nước thải, được thu gom bằng các rãnh thu gom sau đó chảy xuống hệ thống bể lắng tròn để tuần hoàn nước tuyển lọc cao lanh đảm bảo lượng nước được tuần hoàn tái sử dụng lại 100% cho sản xuất không thải ra ngoài môi trường. Bã thải sau tuyển lọc caolanh được thu gom tại kho chứa bố trí tại xưởng chế biến caolanh sau đó phối trộn với fenspat sau nghiền để bán.
- Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt thường chứa hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao, biện pháp xử lý phù hợp nhất trong trường hợp này là xử lý yếm khí bằng hệ thống bể tự hoại và khử trùng trước khi dẫn ra các mương thủy lợi phục vụ cho mục đích tưới tiêu.
- Đối với nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn khi chảy qua khu vực chế biến mang nhiều cặn bẩn, độ đục rất cao sẽ sử dụng hệ thống thu gom tập trung nước mưa để làm giảm độ đục của nước mưa trước khi chảy ra môi trường và hạn chế xói mòn, sạt lở bờ dốc trong khu mỏ.
- Đối với vấn đề lũ quét: Phú Thọ là địa phương thường xảy ra lũ quét;
mỏ nằm trong vùng đồi nên có thể có khả năng bị ảnh hưởng bởi lũ quét. Đề phòng ẩn họa này của thiên nhiên sẽ theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, lên kế hoạch ứng phó rút các thiết bị khai thác lên khỏi lòng moong khi dự báo có mưa lớn, di dời người ra khỏi các điểm có thể có lũ quét tràn qua.
- Nước thải moong khai thác: Với lượng nước chảy vào moong khai thác cần tiến hành bơm ra hố lắng để thu gom lắng cặn nước thải mỏ.
b. Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế - xã hội Khi hoạt động của các mỏ diễn ra sẽ tập trung một lượng công nhân làm việc tại mỏ, điều này sẽ làm nảy sinh những vấn đề phức tạp trong công
tác quản lý hành chính và những vấn đề về đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực. Để giảm thiểu các tác động về mặt xã hội và duy trì tốt an ninh trật tự trong khu vực và các vùng lân cận có liên quan, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Đối với các hộ dân có khả năng chịu ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác chế biến của mỏ, chủ dự án cần cam kết có biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa các tác động ngay trong quá trình hoạt động, đồng thời thỏa thuận bồi thường thiệt hại và khắc phục nếu xảy ra tác động tiêu cực liên quan đến các hộ dân.
- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức công tác đăng kí tạm trú, tạm vắng, công tác kiểm tra nhân khẩu, hộ khẩu thường trú đối với công nhân mỏ
- Xây dựng các quy chế, quy định riêng đối với cán bộ công nhân viên trong mỏ và phải chắc chắn rằng ai cũng được phổ biến;
- Xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật;
- Tổ chức các buổi giao lưu, phổ biến kiến thức pháp luật, các quy định mới của chính quyền địa phương để cập nhật thông tin;
- Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, tránh tình trạng gây rối làm ảnh hưởng tới trật tự chung.
d. Đối với chất thải rắn
* Đối với chất thải mỏ
- Để tiến hành khai thác caolanh - felspat, một khối lượng lớn đất đá phủ phải được bóc ra sẽ được thu gom tại bãi thải để sử dụng cho công tác san lấp mặt bằng và hoàn thổ khai trường khi cải tạo, phục hồi môi trường tại mỏ.
Xung quanh bãi đất đá thải sẽ làm đúng theo quy trình,có độ dốc vào bên trong của bãi. Bãi đất đá thải thường xuyên được phun mù, tưới nước để giảm thiểu bụi phát tán gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Ngoài ra còn đất đá văng khi nổ mìn, tuy nhiên khối lượng không lớn
nên cần dọn dẹp để tránh cản trở giao thông trong mỏ.
Các vật liệu thay thế hoặc bị hỏng như săm lốp, thùng chứa, sắt thép thừa… phải được lưu trữ ngay tại xưởng sửa chữa hay kho chứa. Loại chất thải này có thể đem bán cho các cơ sở tái chế bên ngoài hoặc tái sử dụng cho các mục đích khác trong mỏ.
Bã thải quặng đuôi: sản phẩm caolanh - fenspat sau khi chế biến tại mỏ Đồi Chiềng không thải quặng đuôi ra bãi thải mà phần bã thải sẽ được trộn cùng với sản phẩm fenspat theo đơn đặt hàng để đi tiêu thụ.
Hình 4.8. Thiết kế bãi thải an toàn trong khai thác mỏ.
e. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và cảnh quan
* Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất:
Các mỏ khoáng sản thường sử dụng một diện tích đất khá lớn cho việc khai thác và chế biến quặng Caolanh - felspat. Phần lớn diện tích đất là cây bụi không có giá trị kinh tế cao và phần diện tích trên đỉnh đồi trồng cây keo, bạch đàn, chè.Công tác thải bỏ đất đá thải sẽ được kiểm soát chặt chẽ và theo những quy định nghiêm ngặt để tránh làm chai cằn và phong hoá đất, không để đất đá thải lẫn lộn với đất hoàn thổ.
Ap dụng các biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động của các hoạt động khai thác tới môi trường đất bao gồm:
+ Kiểm soát chặt chẽ việc thải bỏ các chất thải rắn, thải bỏ đúng nơi quy định, hạn chế phát sinh bụi trong diện rộng bằng các thiết bị khử bụi, vì các yếu tố này dễ dẫn đến việc làm chai cằn, phong hoá đất;
+ Trên cơ sở điều kiện địa hình hiện trạng và trình tự khai thác đã được lựa chọn.
+ Hạn chế dầu mỡ từ các thiết bị thi công để tránh nước mưa cuốn trôi ra khu vực xung quanh;
+ Dẫn nước mưa chảy theo hướng nhất định, không để chảy tràn lan làm ô nhiễm diện tích lớn.
+ Khoanh vùng khu đất của các khu mỏ được địa phương cấp để tiện quản lý và chịu các trách nhiệm về pháp lý cũng như các vấn đề về môi trường và hoàn thổ phục hồi môi trường sau khai thác.
* Đối với cảnh quan, địa hình
Khi khai thác, khả năng phục hồi hoàn nguyên hệ sinh thái khu vực sau khai thác là không thể thực hiện được hoặc nếu có thì rất khó và cũng phải mất một thời gian rất dài. Các mỏ có cost khai thác âm thực hiện san gạt lấp đầy moong khai thác sau đó gia cố các sườn tầng và trồng cỏ phủ xanh các mặt tầng, bãi thải.
Bãi đất đá thải trước khi hết thời gian phục vụ, sẽ tiến hành đổ thải theo kiểu san phẳng dần dần địa hình rồi sẽ được hoàn thổ phục hồi môi trường như bằng cách trồng cây bạch đàn.
- Nghiêm chỉnh chấp hành việc cấm mọi hành vi chặt phá rừng, săn bắn trái phép của cán bộ công nhân viên trong mỏ.
- Nghiêm chỉnh chấp hành việc cấm mọi hành vi khai thác mỏ ra ngoài phạm vi được cấp phép.
- Thực hiện phương án khai thác đến đâu thì mới tiến hành bóc lớp mặt tới đó (lớp mặt bao gồm cả thảm thực vật) để tránh phá vỡ đột ngột cân bằng sinh thái trong diện rộng.
- Ngoài ra, trong quá trình khai thác thực hiện nghiêm ngặt quy trình, nhất là công tác thải bỏ đất đá thừa, tuyệt đối không để chất thải đổ vào hệ thống thoát nước khu vực làm ô nhiễm nguồn nước mặt, làm mất hoặc làm đổi hướng dòng chảy, bởi vì các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới tập quán cư