Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG LÀNH MẠNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.3. Tiêu chí đánh giá quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp 20 1. Nhóm tiêu chí về năng lực chủ thể của các bên trong quan hệ lao độ ng
1.3.4. Nhóm tiêu chí về sự ổn định trong quan hệ lao động
Các cơ chế của QHLĐ sẽ tạo ra những kết quả khác nhau. Đó là những quy tắc, tiêu chuẩn mà các bên đã đạt được thoả thuận và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp. Những đầu ra đó vô cùng đa dạng. Tuy vậy, chỉ có hai nhóm đầu ra chính là: đầu ra trực tiếp và đầu ra gián tiếp:
+ Đầu ra trực tiếp
Đầu ra trực tiếp chính là kết quả thoả thuận, đối thoại giữa các bên. Đó là những văn bản thể hiện sự giao kết hay quyết định về chính sách của doanh nghiệp đối với các vấn đề liên quan. Đầu ra trực tiếp rất dễ nhận biết và dễ đánh giá do có thể hiểu hiện thành các hình thức văn bản. Đầu ra trực tiếp của QHLĐ gồm hai loại là:
- Các quy tắc về thủ tục, cơ chế: Thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động cá nhân, kỷ luật lao động (nội quy lao động), biên bản ghi nhớ, thủ tục phát hiện và giải quyết bất bình lao động, thủ tục giải quyết khiếu nại,…
- Các chuẩn mực về điều kiện lao động đặc thù. Xét về khía cạnh quan hệ việc làm, đầu ra này biểu hiện tính chất đoàng hoàng của việc làm (Work Decency). Tính chất đoàng hoàng của việc làm có thể được đánh giá thông qua các chi tiết sau:
Được tạo điều kiện để tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật công nghệ;
Thoả mãn với môi trường làm việc; Được nhận phần thù lao tương xứng với lao động bỏ ra; Có tiếng nói tại nơi làm việc; Cân bằng được công việc với đời sống gia đình; Có điều kiện đảm bảo học hành cho con cái; Có điều kiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động.
Khi đánh giá các đầu ra trực tiếp cần tập trung đánh giá trên ba phương diện là: phương diện pháp lý và phương diện kinh tế và phương diện xã hội.
- Phương diện pháp lý: Nhằm xác định tính "hợp pháp" của các đầu ra.
(Được xác định ở cấp quốc gia, địa phương).
- Phương diện kinh tế: Nhằm xác định tính "hợp lý" của đầu ra. Người đánh giá xem xét các đầu ra trong sự cân bằng các yếu tố trên thị trường lao động. (Được xác định ở cấp ngành).
- Phương diện xã hội: Nhằm xác định mức độ "hợp tình" của đầu ra.
Nghĩa là đánh giá dựa vào các chuẩn mực đạo đức của xã hội và thiện chí các bên. (Được xác định ở cấp doanh nghiệp).
+ Đầu ra gián tiếp Đầu ra gián tiếp là các hệ quả của đầu ra trực tiếp.
Đó là kết quả cuối cùng của QHLĐ, phản ánh mức độ thoả mãn của các bên đối với nhau.
- Mức độ thoả mãn của NLĐ trong quan hệ với NSDLĐ Mức độ thoả mãn của các bên là tiêu chí đánh giá kết quả cuối cùng của một hệ thống QHLĐ. Các bên càng thoả mãn với nhau chứng tỏ QHLĐ tại doanh nghiệp càng tốt. Do trong mỗi doanh nghiệp, NSDLĐ thường có số lượng rất ít và chiếm ưu thế, chủ động trong điều chỉnh các quy tắc QHLĐ nên để loại bỏ yếu tố chủ quan người đánh giá chỉ nên đánh giá mức độ thoả mãn của NLĐ.
Tuy nhiên, "thoả mãn" là một tiêu thức tổng hợp và tiềm ẩn nên không để đánh giá trực tiếp. V vậy, để đánh giá mức độ thoả mãn của NLĐ cần đánh giá gián tiếp thông qua một số tiêu thức bộc lộ khác. Các tiêu thức đó nên là:
- Sự ổn định về nhân sự của doanh nghiệp: được biểu hiện thông qua tỷ lệ NLĐ rời bỏ doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt là những vị trí cao cấp.
- Mức độ gắn bó của NLĐ đối với doanh nghiệp: Có thể đánh giá thông qua sử dụng các phiếu điều tra về khả năng NLĐ kéo dài hợp đồng làm việc tại doanh nghiệp hoặc đánh giá thông qua số lượng NLĐ tham gia tìm việc trên thị trường lao động.
- Năng suất lao động, chất lượng sản xuất: Khi NLĐ thoả mãn với cách đối xử của doanh nghiệp họ sẽ cố gắng làm việc nhiệt tình và nghiêm túc hơn.
- Số lượng người tham gia sáng kiến và thư góp ý: Số lượng ý kiến này càng nhiều chứng tỏ NLĐ càng thoả mãn hơn với mối QHLĐ tại doanh nghiệp.
- Mức độ thoả mãn của NSDLĐ đối với NLĐ
Trong QHLĐ ở cấp doanh nghiệp, nhất là DNNVV NSDLĐ thường ở thế chủ động hơn. Mức độ thoả mãn của NSDLĐ đối với NLĐ có thể được đánh giá ở một số khía cạnh sau:
Sự quan tâm của chủ doanh nghiệp đến đào tạo và phát triển NLĐ. Tiêu chí này có thể đánh giá bằng tỷ lệ giữa chi phí đào tạo, phát triển NLĐ so với lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các khoản phúc lợi cho NLĐ. NSDLĐ thường chi tiêu nhiều hơn cho phúc lợi nếu thoả mãn với đóng góp của NLĐ.
Tỷ lệ lao động bị kỷ luật, sa thải. Tỷ lệ này càng cao thì càng chứng tỏ NSDLĐ ít thoả mãn với NLĐ.